Dân tộc Mạ

Tin liên quan

Ý nghĩa lễ nâng khăn đầu trong đám cưới của người Mạ

Cùng với sự giao thoa văn hóa và thay đổi thích nghi trong đời sống hiện đại, đám cưới của người Mạ (Đắk Nông) cũng có sự biến đổi theo hướng tối giản hơn. Nhiều nghi lễ rườm rà và hủ tục được xóa bỏ, nhưng một số nghi thức mang ý nghĩa tốt đẹp vẫn được giữ gìn như lễ nâng khăn đầu (còn gọi là lễ nâng đầu), lễ cúng thần linh - tổ tiên, lễ trùm chăn,...


Gùi có nắp của người Mạ

Theo những người già trong bon B'Nâm Prăng Răh, xã Đắk P'lao, huyện Đắk Glong (Đắk Nông), gùi của người Mạ có nhiều loại và được dùng vào những công việc khác nhau, hoa văn cũng rất đa dạng thể hiện nét độc đáo riêng của người làm ra. Trong đó, gùi có nắp là đặc trưng nhất, khó làm nhất và chỉ những người có tay nghề cao mới làm được bởi sự cầu kỳ trong từng chi tiết.


Lễ kết bạn cộng đồng người M’nông và Châu Mạ

Cộng đồng người dân tộc thiểu số M’Nông và Châu Mạ sinh sống từ rất lâu đời ở xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng (Bình Phước). Trong quá trình sinh sống, lao động sản xuất, mối quan hệ khăng khít tốt đẹp giữa hai cộng đồng này được xây dựng qua Lễ Kết bạn. Nhằm phát huy giá trị bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước đã phục dựng Lễ Kết bạn tại Khu Du lịch sinh thái Trảng Cỏ Bù Lạch vào trung tuần tháng 10/2018.


Nhà Dài cổ xưa của người Mạ ở Lâm Đồng

Giữa đại ngàn nam Tây Nguyên, xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), vẫn tồn tại một ngôi nhà Dài cổ xưa của người Mạ. Chính bà Ka Dít (chủ nhân ngôi nhà) cũng không nhớ nổi ngôi nhà khai sinh từ lúc nào.


Trang phục dân tộc Mạ

Phụ nữ Mạ từ lâu đã nổi tiếng về nghệ dệt vải truyền thống với những hoa văn tinh vi hình hoa lá, chim thú với nhiều màu sắc khác nhau. Y phục truyền thống của người Mạ mang những sắc thái chung về loại hình của các dân tộc Tây Nguyên.


Nhà của người Mạ

Trải qua quá trình phát triển của dân tộc, cuộc sống người Mạ có nhiều đổi thay, mặc dù vậy người Mạ sinh sống ở nhiều địa phương vẫn duy trì được bản sắc văn hóa độc đáo trong ngôi nhà của mình.


Lễ hội Mạ ma của người Xinh Mun

Người Xinh Mun sống tập trung tại vùng núi cao thuộc tỉnh Sơn La. Vào mùa Xuân, đồng bào thường tổ chức Lễ hội Mạ ma thể hiện ước vọng trời yên vật thịnh và tài diễn xướng văn nghệ dân gian của dân tộc mình


Người Mạ phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Những năm qua, cùng với phát triển kinh tế, đồng bào Mạ ở xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông) đã có nhiều cách làm hay, thiết thực để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.


Độc đáo nghi lễ mừng lúa sinh trưởng của người Mạ

Lễ mừng lúa sinh trưởng là một trong những nghi lễ quan trọng trong nông nghiệp của đồng bào Mạ ở huyện Dak Glong (Đắk Nông), được tổ chức với mục đích chấm dứt những điều kiêng kị cho người giữ rừng, xua đuổi sâu bọ và thú dữ để mùa màng luôn tươi tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc…


Nghề đan lát truyền thống của người Mạ

Với sự cần cù khéo léo, người Mạ đã “thổi hồn” vào mây, tre, nứa, tạo ra những sản phẩm giản dị nhưng đầy tiện lợi, mang đậm dấu ấn văn hóa của dân tộc mình với những kiểu dáng và hoa văn trang trí trên nó.


Độc đáo văn hóa dân gian của người Mạ

Tuy đã trải qua nhiều biến đổi của lịch sử, của các quá trình tộc người, song dân tộc Mạ vẫn lưu giữ được một kho tàng văn học – nghệ thuật dân gian khá phong phú và sống động.


Lễ lên nhà mới của người Mạ

Trong đời sống tâm linh, người Mạ có rất nhiều nghi lễ độc đáo, trong đó phải kể đến “Lễ lên nhà mới” hay còn gọi là lễ cúng thần nhà (Yàng-hiu). Nó được xem là một trong những nghi lễ quan trọng của người Mạ.


Bếp lửa trong nhà sàn dài người Mạ

Cùng với đất, nước, không khí, lửa là một trong những yếu tố tạo nên sự sống. Do vậy, lửa có vai trò vô cùng quan trọng với con người. Với người Mạ, bếp lửa được coi như là linh hồn trong ngôi nhà sàn của mình.


Người Mạ

Người Mạ thường sống thành từng làng (bon) với một khu vực đất đai riêng biệt trên các cao nguyên Bảo Lộc, Di Linh, Ðạ Tẻ, lưu vực sông Ðồng Nai (Lâm Ðồng). Mỗi "bon" có từ 5 đến 10 nhà sàn dài. Nhà được làm bằng nứa, bương mai, hai mái lợp bằng lá mây. Mái cửa ra vào (cửa mẹ) uốn khum thành vòm bằng cành trúc đội trên mái cỏ. Xung quanh nhà ở, Họ còn dựng nhiều kho lúa trên sàn cao. Các cột nhà kho đều trang trí theo mô típ chày cối.


Lễ cúng bến nước của đồng bào Mạ

Trong đời sống tinh thần, đồng bào Mạ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện còn lưu giữ nhiều lễ hội truyền thống như: Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng thần rừng, thần núi, Lễ sum họp cộng đồng, Lễ cúng bến nước... Trong đó, Lễ cúng bến nước là một nghi lễ quan trọng có nhiều nét độc đáo, được gìn giữ cho đến ngày nay.


Lễ cúng Yang Koi của người Mạ

Lễ cúng Yang Koi (hay còn gọi là cúng thần lúa) là lễ cúng lớn nhất của người Mạ trong một năm. Theo quan niệm của người Mạ, thần lúa là vị thần liên quan trực tiếp đến lương thực của cộng đồng, nên nghi lễ cúng Yang Koi để tạ ơn một vụ gieo trồng trọn vẹn, cầu mong xuống giống một vụ lúa mới tươi tốt, no đủ.


Nghi lễ cưới của người Mạ

Lễ cưới là một trong những nghi lễ quan trọng trong hệ thống các nghi lễ vòng đời của người Mạ. Nghi lễ thường được tổ chức ở nhà gái và trải qua nhiều nghi thức, mang đậm những nét văn hóa đặc trưng của người Mạ.


Lễ mừng lúa sinh trưởng của người Châu Mạ

Trước đây, người Châu Mạ ở Lâm Đồng sống chủ yếu bằng nghề làm lúa rẫy, nên trong một mùa vụ, họ thường tổ chức các lễ hội nông nghiệp, như: Nhô Soh, Nhô Tăm sơnơm, Nhô Rơmùl và Nhô Rơhe. Trong đó, Nhô Rơmùl (Lễ mừng lúa sinh trưởng) là một trong những lễ hội độc đáo và còn được bà con duy trì và lưu giữ cho đến ngày nay.



Đề xuất