Theo quan niệm của đồng bào, nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, không chỉ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt thường ngày của con người, mà còn phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do đó, vào đầu hoặc sau mùa xuân, khi thóc đầy bồ, ngô đầy gùi, cà phê đầy kho thì đồng bào lại cùng nhau tổ chức Lễ cúng bến nước để tạ ơn “Thần nước” đã đem lại cho dân làng những may mắn trong năm cũ và xua đuổi tà ma, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Theo đó, vài ngày trước lễ cúng, già làng chọn ngày lành để huy động mọi người dọn vệ sinh khắp bon làng và xung quanh khu vực bến nước làm lễ cúng; dựng các máng nước, thường là bằng ống tre, nứa. Các nam thanh niên khỏe mạnh, tháo vát thì vào rừng chặt cây tre cao 6-7m về dựng cột nêu để kết nối giữa con người với các vị thần linh. Vì mang sứ mệnh đặc biệt, nên cây nêu được trang trí công phu như một tác phẩm nghệ thuật. Thân cây nêu được khắc những hoa văn, họa tiết và tô màu hài hòa, sinh động, đẹp mắt.
Lễ vật cúng gồm 1 con dê, 1 con gà, nải chuối, ché rượu cần. Sau khi cắt tiết con vật hiến sinh, già làng sẽ lấy máu bôi lên cây nêu và các vật xung quanh. Rồi sau đó, già làng khấn đại ý: “Ơi Yang! Người Mạ sống không thể thiếu các thần. Thần đất, thần nước, thần sông, thần suối, thần núi đã đem đến những may mắn trong năm cũ, cho nguồn nước sạch để mùa màng tốt tươi, cuộc sống ấm no. Xin hãy ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi trong năm nay, mọi người khỏe mạnh, không ốm đau, bệnh tật; lúa, bắp tốt tươi nhiều bông, nhiều trái…”. Sau lễ cúng, mọi người lấy nước vào các quả bầu khô, bỏ vào gùi và cõng về nhà dùng.
Có thể thấy, Lễ cúng bến nước là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang nhiều ý nghĩa tích cực trong đời sống tâm linh của người Mạ. Không chỉ đơn thuần là tín ngưỡng, phong tục này còn giúp người dân nâng cao ý thức về tầm quan trọng của nước trong đời sống thường ngày để giữ gìn, bảo vệ. Già làng còn coi đây là cách giáo dục lớp trẻ hữu hiệu nhất. Đặc biệt, để cùng nhau bảo vệ nguồn nước thì luật tục của người Mạ cũng quy định rõ, nếu ai làm ô nhiễm nguồn nước sẽ bị phạt. Hình thức phạt như sau “Làm ô nhiễm nguồn nước ăn thì chủ nhà phải tát nước cho hết phèn; phải cúng cho thần linh 1 con lợn, 1 bầu gạo, 1 con dê, 1 bầu cháo và 1 con trâu cho bon làng”…
Ngày nay, dù cuộc sống có nhiều đổi thay nhưng đồng bào Mạ ở một số địa phương trong tỉnh vẫn duy trì Lễ cúng bến nước và tùy theo điều kiện từng vùng mà tổ chức lớn hay nhỏ. Già K’Ngun ở xã Quảng Khê (Đắk Glong) cho biết: “Người Mạ theo tín ngưỡng đa thần, nên mỗi vật đều có thần linh hiện hữu. Vì vậy, người Mạ thờ “Thần nước” như thờ tổ tiên nhà mình vậy. Bến nước như nhắc nhở đồng bào nhớ về nguồn cội của tổ tiên và cùng nhau bảo vệ nguồn nước linh thiêng này”.
Theo đó, vài ngày trước lễ cúng, già làng chọn ngày lành để huy động mọi người dọn vệ sinh khắp bon làng và xung quanh khu vực bến nước làm lễ cúng; dựng các máng nước, thường là bằng ống tre, nứa. Các nam thanh niên khỏe mạnh, tháo vát thì vào rừng chặt cây tre cao 6-7m về dựng cột nêu để kết nối giữa con người với các vị thần linh. Vì mang sứ mệnh đặc biệt, nên cây nêu được trang trí công phu như một tác phẩm nghệ thuật. Thân cây nêu được khắc những hoa văn, họa tiết và tô màu hài hòa, sinh động, đẹp mắt.
Đồng bào Mạ ở xã Quảng Khê (Đắk Glong) tổ chức Lễ cúng bến nước để cảm tạ thần linh. |
Lễ vật cúng gồm 1 con dê, 1 con gà, nải chuối, ché rượu cần. Sau khi cắt tiết con vật hiến sinh, già làng sẽ lấy máu bôi lên cây nêu và các vật xung quanh. Rồi sau đó, già làng khấn đại ý: “Ơi Yang! Người Mạ sống không thể thiếu các thần. Thần đất, thần nước, thần sông, thần suối, thần núi đã đem đến những may mắn trong năm cũ, cho nguồn nước sạch để mùa màng tốt tươi, cuộc sống ấm no. Xin hãy ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi trong năm nay, mọi người khỏe mạnh, không ốm đau, bệnh tật; lúa, bắp tốt tươi nhiều bông, nhiều trái…”. Sau lễ cúng, mọi người lấy nước vào các quả bầu khô, bỏ vào gùi và cõng về nhà dùng.
Có thể thấy, Lễ cúng bến nước là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang nhiều ý nghĩa tích cực trong đời sống tâm linh của người Mạ. Không chỉ đơn thuần là tín ngưỡng, phong tục này còn giúp người dân nâng cao ý thức về tầm quan trọng của nước trong đời sống thường ngày để giữ gìn, bảo vệ. Già làng còn coi đây là cách giáo dục lớp trẻ hữu hiệu nhất. Đặc biệt, để cùng nhau bảo vệ nguồn nước thì luật tục của người Mạ cũng quy định rõ, nếu ai làm ô nhiễm nguồn nước sẽ bị phạt. Hình thức phạt như sau “Làm ô nhiễm nguồn nước ăn thì chủ nhà phải tát nước cho hết phèn; phải cúng cho thần linh 1 con lợn, 1 bầu gạo, 1 con dê, 1 bầu cháo và 1 con trâu cho bon làng”…
Ngày nay, dù cuộc sống có nhiều đổi thay nhưng đồng bào Mạ ở một số địa phương trong tỉnh vẫn duy trì Lễ cúng bến nước và tùy theo điều kiện từng vùng mà tổ chức lớn hay nhỏ. Già K’Ngun ở xã Quảng Khê (Đắk Glong) cho biết: “Người Mạ theo tín ngưỡng đa thần, nên mỗi vật đều có thần linh hiện hữu. Vì vậy, người Mạ thờ “Thần nước” như thờ tổ tiên nhà mình vậy. Bến nước như nhắc nhở đồng bào nhớ về nguồn cội của tổ tiên và cùng nhau bảo vệ nguồn nước linh thiêng này”.
Theo baodaknong.org.vn