Quay lại

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Lễ hội Khai Hạ đậm nét văn hóa xứ Mường

Ngày 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2025. Đây là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của dân tộc Mường, đồng thời trở thành nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong dịp Tết đến, Xuân về của người Mường ở Hòa Bình. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia.

potal-le-hoi-khai-ha-cua-nguoi-muong-o-hoa-binh-7840752.jpg
Thầy mo làm lễ trước khi rước kiệu ra không gian tổ chức lễ hội. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN

Tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Bùi Đức Hinh nhấn mạnh, lễ hội Khai hạ dân tộc Mường ở Hòa Bình là lễ hội truyền thống có quy mô lớn nhất của người Mường Hòa Bình và đã có từ rất lâu đời. Lễ hội gắn liền với các hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của đồng bào Mường ở Hòa Bình, đặc biệt là ở bốn vùng mường lớn (Bi, Vang, Thàng, Động) của tỉnh. Lễ hội mang ý nghĩa tôn kính các vị thần linh, tưởng nhớ những người đã có công mở đất, lập mường và cầu mong vạn vật sinh sôi, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, cầu mong cho những điều tốt đẹp đến với mọi nhà.

potal-le-hoi-khai-ha-cua-nguoi-muong-o-hoa-binh-7840748.jpg
Nghi thức làm lễ xuống đồng tại Lễ hội Khai hạ 2025. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường ở Hòa Bình thường được tổ chức vào tháng Giêng Âm lịch hằng năm, ngay sau Tết Nguyên đán, với nhiều nghi thức độc đáo tạo nên nét riêng. Tùy từng vùng Mường, thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội có sự khác nhau.

potal-le-hoi-khai-ha-cua-nguoi-muong-o-hoa-binh-7840746.jpg
Phụ nữ Mường trong trang phục truyền thống trình diễn trong lễ hội. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN

Theo đó, Lễ hội Khai hạ Mường Vang (Lạc Sơn) tổ chức vào ngày mùng 4 tháng Giêng theo lịch Mường Vang tại Miếu Áng Ka và một số địa điểm khác; Lễ hội Khai hạ Mường Thàng (Cao Phong) được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng theo lịch Mường Thàng tại Miếu Cả; Lễ hội Khai hạ Mường Động (Kim Bôi) được tổ chức ngày mùng 3 tháng 5 Âm lịch, tức ngày mùng 4 tháng tư theo lịch Mường Động tại Miếu Mường Chanh; Lễ hội Khai hạ Mường Bi (huyện Tân Lạc) được tổ chức vào ngày mùng 7, 8 tháng Giêng Âm lịch hằng năm (ngày mùng 6, mùng 7 tháng tư theo lịch Mường Bi).

potal-le-hoi-khai-ha-cua-nguoi-muong-o-hoa-binh-7840753.jpg
Rất đông người dân trong và ngoài tỉnh Hoà Bình tham dự lễ hội Khai Hạ. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN

Trong những năm gần đây, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã được nâng lên, mỗi dịp Tết đến, Xuân về đồng bào các dân tộc đã trở về quê hương, tham gia các hoạt động Lễ hội tại địa phương ngày một đông hơn. Các lễ hội góp phần đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân và thu hút du khách, là hoạt động thiết thực triển khai Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình" giai đoạn 2023 – 2030 trên địa bàn tỉnh. Qua đó tuyên truyền, quảng bá về văn hóa, con người, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp của Hòa Bình để phát triển du lịch.

potal-le-hoi-khai-ha-cua-nguoi-muong-o-hoa-binh-7840750.jpg
Phụ nữ Mường trong trang phục truyền thống trình diễn trong lễ hội. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2025, có 600 nghệ nhân đánh chiêng biểu diễn, cùng với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian có nội dung phong phú, đa dạng mang bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình nói chung và đặc trưng của 4 vùng Mường nói riêng.

Tại Lễ hội còn có các gian trưng bày nông sản, tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm OCOP, văn hóa, du lịch… của các địa phương trong tỉnh; hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm.

potal-le-hoi-khai-ha-cua-nguoi-muong-o-hoa-binh-7840741.jpg
Người dân xã Phong Phú, huyện Tân Lạc nô nức xuống đồng cày cấy tại Lễ hội Khai hạ. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN
potal-le-hoi-khai-ha-cua-nguoi-muong-o-hoa-binh-7840745.jpg
Rất đông người dân trong và ngoài tỉnh Hoà Bình tham dự lễ hội Khai Hạ. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN

Thông qua Lễ hội tiếp tục góp phần nâng cao nhận thức trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, các giá trị truyền thống quê hương, nâng cao niềm tin, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, đem đến cho chúng ta những dấu ấn đặc biệt, có một tâm thế tốt trong dịp đầu Xuân năm mới. Đồng thời, hoạt động cổ vũ các tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua lao động, sản xuất, học tập để hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

potal-le-hoi-khai-ha-dam-net-van-hoa-xu-muong-7840738.jpg
Người dân xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, nô nức xuống đồng cày cấy tại Lễ hội Khai hạ. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN

Chuẩn bị 18 vạn túi lương cho Lễ phát lương Đức Thánh Trần

Từ ngày 5 - 12/2 (tức từ ngày 8 - 15 tháng Giêng), Lễ hội phát lương Đức Thánh Trần diễn ra tại đền Trần Thương, xã Trần Hưng Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Theo kế hoạch, Ban Tổ chức đã chuẩn bị 180.000 túi lương để phát cho nhân dân, du khách thập phương tại 12 cửa quanh khu vực đền vào đêm 12/2/2025.

potal-le-hoi-phat-luong-duc-thanh-tran-xuan-giap-thin-tai-ha-nam-7239604.jpg
Ban tổ chức thực hiện phát lương cho du khách và nhân dân tại 19 cửa phía ngoài Nghi môn tại Lễ phát lương Đức Thánh Trần năm 2024. Ảnh: Đại Nghĩa - TTXVN

Lễ phát lương đền Trần Thương gồm Phần lễ, và phần hội. Phần lễ gồm các nghi thức: Khai hội, rước kiệu Thánh, rước nước, nhập lương, nghi lễ tâm linh, Lễ phát lương. Trong đó, nghi thức phát lương diễn ra vào đêm 14, rạng ngày 15 tháng Giêng. Phần hội có các hoạt động như: Giải cờ tướng, kéo co, Giải bóng chuyền hơi.

Chủ tịch UBND huyện Lý Nhân Nguyễn Đức Nhương cho biết, điểm mới của Lễ hội năm nay là Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương và UBND huyện Lý Nhân làm lễ Khai mạc và rước nước từ sông Hồng về đền từ ngày 5/2 (mùng 8 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đây là nghi thức truyền thống đã có lịch sử hàng trăm năm, được duy trì, gìn giữ đến nay như một nét đẹp văn hóa truyền thống mỗi dịp đầu Xuân, đồng thời gợi nhớ nguồn gốc của dòng tộc nhà Trần.

potal-le-hoi-phat-luong-duc-thanh-tran-xuan-giap-thin-tai-ha-nam-7239610.jpg
Ban Tổ chức đã chuẩn bị 180.000 túi lương để phát tại 19 điểm quanh khu vực đền phục vụ nhân dân, du khách thập phương. Ảnh: Đại Nghĩa - TTXVN


Lễ hội phát lương Đức Thánh Trần là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Hà Nam được phục dựng và duy trì từ năm 2009. Đây là hoạt động có ý nghĩa tâm linh, truyền thống cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà mạnh khỏe, sung túc và bình yên; nhắc nhở các thế hệ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ công đức của Đức Thánh Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Chủ tịch UBND huyện Lý Nhân Nguyễn Đức Nhương cho biết, để bảo đảm an toàn cho các đại biểu và nhân dân về dự lễ hội, Huyện Lý Nhân đã chỉ đạo UBND xã Trần Hưng Đạo, Ban Quản lý Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Trần Thương xây dựng kế hoạch, phối hợp với lực lượng an ninh, lực lượng chức năng triển khai phương án bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông trên địa bàn. Các đơn vị bố trí ứng trực tại 15 điểm chốt trong và ngoài khu vực tổ chức lễ hội để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông.

Đền Trần Thương là một trong ba ngôi đền lớn trong cả nước, thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Tương truyền trên đường đi đánh quân Nguyên Mông, thấy địa thế nơi đây hiểm yếu có thể vào sông Châu, ra sông Hồng ngược lên Thăng Long hoặc xuôi ra biển, ngài bèn đặt 6 kho lương để phục vụ cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông lần thứ 2 (năm 1285). Sau khi chiến thắng trở về, ngài cắm sinh phần, lấy dân ở đây làm tạo lệ, từ đó làng có tên là Trần Thương.

Sử sách không ghi chép về kho lương thực của nhà Trần ở đây nhưng truyền thuyết dân gian cùng với những dấu tích đậm đặc quanh khu vực đền Trần Thương như mảnh gốm, sứ màu đen, men nâu, vàng ngà của bát đĩa vỡ có phong cách trang trí của nghệ thuật gồm thời Trần, nhiều vỏ chóe hoa than... đã củng cố thêm giả thuyết này. Địa điểm ngôi đền hiện nay là kho lương chính.

Năm 1989 đền Trần Thương được xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia và đến năm 2015, đền được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Nghi lễ phát lương nhằm tái hiện lịch sử “Phát quân lương” khao quân của quân đội nhà Trần khi đánh thắng giặc Nguyên Mông lần thứ 3 (năm 1288) và cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu; đồng thời tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc, phát huy truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn./.

Thanh Hải - Đại Nghĩa

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Đoàn kết - Điểm tựa vững chắc để Việt Nam vươn mình phát triển

Đoàn kết - Điểm tựa vững chắc để Việt Nam vươn mình phát triển

Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai sau hơn 3 tháng kể từ thảm họa bão Yagi (bão số 3) đã được khoác chiếc áo mới. 40 căn nhà tái định cư kiến trúc nhà sàn dân tộc Tày với diện tích 96m2/căn còn thơm mùi sơn đã được trao cho những hộ dân đã bị mất nhà cửa sau thảm hoạ sạt lở tại đây 3 tháng trước. Thảm họa tại Làng Nủ đã làm 52 người chết, 14 người mất tích, 15 người bị thương, sập đổ 35 căn nhà cùng nhiều tài sản lớn. Quá trình tái thiết, đưa người dân trở lại cuộc sống bình thường ở Làng Nủ sau bão số 3 như một biểu tượng cho tinh thần đoàn kết cùng vượt qua khó khăn của dân tộc ta trước thiên tai khốc liệt.

Tết sớm trên những bản làng thoát nghèo ở vùng cao A Lưới

Tết sớm trên những bản làng thoát nghèo ở vùng cao A Lưới

Kết thúc mùa màng bội thu cũng là lúc đồng bào dân tộc huyện miền núi A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế) dựng cây nêu, nô nức đón chào ngày hội lớn - lễ hội ADa Koonh. Lễ hội năm nay trở nên đặc biệt hơn khi A Lưới chính thức thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo quốc gia giai đoạn 2022 - 2025. Không khí lễ hội, hân hoan đón Tết tràn ngập mọi nẻo đường và bản làng.

Để kịp thời phòng ngừa, phát hiện và xử lý tội phạm, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lai Hòa thường xuyên phối hợp với lực lượng công an, dân quân tự vệ tuần tra kiểm soát tại khu vực biên giới biển ở thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng).

Sóc Trăng xây dựng “thế trận lòng dân” trong bảo vệ biên giới

Những năm qua, Đảng ủy, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chỉ huy các cấp thực hiện tốt phương châm “3 bám, 4 cùng" (bám đơn vị, bám địa bàn, bám chủ trương chính sách; cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc) để thực sự gần dân, hiểu dân, chăm lo cho dân, cùng chung tay gìn giữ biên giới biển…

Bảo tồn và phát huy nghề làm đường thốt nốt của đồng bào Khmer An Giang

Bảo tồn và phát huy nghề làm đường thốt nốt của đồng bào Khmer An Giang

Đối với đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang, cây thốt nốt từ lâu đã trở nên thân quen, gắn liền với cuộc sống hằng ngày. Những sản phẩm từ cây thốt nốt được nhân dân tận dụng để phát triển kinh tế, hình thành nên nhiều đặc sản trứ danh. Trong đó, nghề làm đường thốt nốt không chỉ giúp người dân có thu nhập ổn định mà còn được gìn giữ qua nhiều thế hệ và trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

"Mái ấm cho đồng bào” trong kỷ nguyên vươn mình

"Mái ấm cho đồng bào” trong kỷ nguyên vươn mình

Xóa nhà tạm không chỉ thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, mà đây là việc làm thiết thực nhằm hoàn thành công cuộc giảm nghèo bền vững, hướng tới một tương lai không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Hang Kia, Pà Cò - điểm đến đặc trưng văn hóa dân tộc Mông

Hang Kia, Pà Cò - điểm đến đặc trưng văn hóa dân tộc Mông

Hang Kia và Pà Cò là hai xã vùng cao của huyện Mai Châu (Hòa Bình) nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, nơi có đến hơn 90% là người dân tộc Mông. Với cảnh quan nguyên sơ, núi đồi hùng vĩ cùng những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc riêng có, nhiều đời nay, đồng bào Mông ý thức được việc gìn giữ, đồng thời phát huy được tiềm năng, lợi thế, tạo dựng vùng "đất hứa" vươn mình trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Đồng bào Khmer tìm hiểu về lịch sử hình thành cột mốc biên giới 275 giữa Việt Nam và Campuchia tại khu vực cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên, thị xã Tịnh Biên (An Giang). Ảnh: An Hiếu

An dân giữ đất biên cương

Với khẩu hiệu “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng An Giang luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, bám sát địa bàn, phát huy hiệu quả sức mạnh đoàn kết toàn dân, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới Tây Nam.

Tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc" cùng phù điêu lớn hình cánh cung phía sau là điểm nhấn tại Khu lưu niệm đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc. Ảnh: Việt Hoàng-TTXVN

70 năm tập kết ra Bắc: Dành những gì tốt nhất cho đồng bào miền Nam

Cách đây 70 năm, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã được ký kết, mở ra một trang mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Ðảng đã có quyết định mang tầm chiến lược là đưa con em cán bộ, chiến sỹ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc để tiếp tục học tập, tạo nguồn cán bộ lâu dài cho sự nghiệp cách mạng; đồng thời góp phần cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chuẩn bị lực lượng cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Về miền văn hóa Mường

Về miền văn hóa Mường

Hòa Bình là vùng đất có nhiều dân tộc cùng chung sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Mường, chiếm hơn 63% dân số. Nơi đây nổi tiếng với bốn vùng Mường cổ “Bi, Vang, Thàng, Động” cùng sự hiện diện của “Văn hóa Hòa Bình” tồn tại trên 10.000 năm. Theo dòng chảy thời gian, dân tộc Mường ở Hòa Bình đã sáng tạo và gìn giữ được một nền văn hóa phong phú và đa dạng...

Đồng bào Chăm Islam An Giang: Gắn kết giữa đạo và đời, tôn giáo và dân tộc

Đồng bào Chăm Islam An Giang: Gắn kết giữa đạo và đời, tôn giáo và dân tộc

Đồng bào dân tộc Chăm ở An Giang theo Hồi giáo (Islam) hiện có trên 11.000 người, chiếm khoảng 0,6% tổng số dân trên địa bàn tỉnh. Không chỉ thực hiện tốt giáo lý tôn giáo, đồng bào Chăm nơi đây còn nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực phát triển kinh tế, gìn giữ văn hóa truyền thống, hướng tới một cuộc sống ngày càng văn minh, giàu đẹp…

Lực lượng quân đội, công an triển khai tìm kiếm các nạn nhân mất tích do sạt lở đất tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai). Ảnh: Ngọc Thành

Ấm áp tình người nơi bão lũ

Bão Yagi (bão số 3) và hoàn lưu bão những ngày đầu tháng 9 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề ở nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc. Trước sức tàn phá của thiên nhiên, tinh thần “bầu ơi thương lấy bí cùng” của người Việt Nam như được nhân lên gấp bội, lan tỏa nơi bão lũ...

Kinh lá Buông, Di sản văn hóa phi vật thể của người Khmer An Giang

Kinh lá Buông, Di sản văn hóa phi vật thể của người Khmer An Giang

Kinh lá Buông của người Khmer An Giang là một trong những di sản văn hóa độc đáo thể hiện sự khéo léo, tài năng sáng tạo trong trình độ kỹ thuật và tri thức của người Khmer. Tỉnh An Giang đã phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc gia “Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá Buông của người Khmer tỉnh An Giang” và sẽ xây dựng hồ sơ đăng ký công nhận di sản tư liệu tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá buông của người Khmer ở tỉnh An Giang, thuộc chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO.

Sáng ngời sắc áo lính nơi lũ dữ

Sáng ngời sắc áo lính nơi lũ dữ

Những ngày này, trên địa bàn thành phố Hà Nội, lực lượng công an, quân đội đang phối hợp các đơn vị nỗ lực bảo vệ tài sản, an toàn tính mạng cho nhân dân. Việc làm của các lực lượng vũ trang giúp thắm hơn tình quân, dân trong lũ dữ. *Kề vai sát cánh cùng nhân dân

Du khách và đồng bào dân tộc Mường tham gia nhảy sạp tại Tuần Văn hóa, Du lịch Mộc Châu năm 2024. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Vui Tết Độc lập trên cao nguyên Mộc Châu

Ngày 1/9, đồng bào các dân tộc và du khách thập phương nô nức về cao nguyên Mộc Châu, Sơn La đón Tết Độc lập, tham dự Tuần Văn hóa, Du lịch năm 2024 với chủ đề “Mộc Châu - Tiếng gọi mùa yêu”.

Tây Nguyên – muốn ổn định, phải phát triển

Tây Nguyên – muốn ổn định, phải phát triển

“Cốt lõi của việc bảo vệ an ninh, trật tự là đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, không để ai bị bỏ lại phía sau”. Đó là thông điệp mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra tại Hội nghị về bảo đảm an ninh, trật tự phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên diễn ra ngày 25/8/2024 tại Đà Lạt (Lâm Đồng).

Không phân biệt cao – thấp với di sản văn hóa phi vật thể

Không phân biệt cao – thấp với di sản văn hóa phi vật thể

Sau 23 năm Luật Di sản văn hóa và 15 năm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa đi vào cuộc sống, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ được tiếp tục thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024. Dự luật mới kiên trì bảo vệ quan điểm không xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể theo Công ước 2003 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.

Từ Cách mạng Tháng Tám nghĩ về bài học nắm bắt cơ hội

Từ Cách mạng Tháng Tám nghĩ về bài học nắm bắt cơ hội

Cách mạng Tháng Tám đã đưa chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, kết thúc ách đô hộ của thực dân, phát xít, xóa bỏ chế độ phong kiến từ hàng ngàn năm. Tầm vóc, ý nghĩa thắng lợi, bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị kể từ mùa Thu lịch sử năm 1945.

Nỗ lực gìn giữ biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển

Nỗ lực gìn giữ biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển

Năm nay đánh dấu 25 năm, Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền và 15 năm ký 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc (Nghị định thư phân giới cắm mốc; Hiệp định về quy chế quản lý biên giới; Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu).

Trải nghiệm một mùa thu đậm bản sắc vùng cao

Trải nghiệm một mùa thu đậm bản sắc vùng cao

Du lịch miền Bắc thời gian này sẽ là thiếu sót lớn nếu không được tận hưởng mùa vàng ở Tây Bắc, ngửi hương lúa chín ngọt ngào, check-in những cung đường đèo uốn lượn đẹp như mơ mà không lo gặp phải cơn mưa rừng bất chợt, chiêm ngưỡng màu xanh bất tận của cánh đồng chè trên những sườn núi cao, bên cạnh là con suối thơ mộng róc rách hiền hòa và rồi thưởng thức các món ngon làm từ măng rừng, măng đắng, rau cải mèo đang vào mùa. Đây cũng là thời điểm Lào Cai thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm một mùa thu đậm bản sắc vùng cao.

60 năm Hải quân chiến thắng trận đầu - Bản hùng ca vang mãi

60 năm Hải quân chiến thắng trận đầu - Bản hùng ca vang mãi

Ngày 2 và 5/8/1964, Hải quân nhân dân Việt Nam đã đánh thắng trong trận đầu ra quân, ghi thêm dấu ấn vào trang sử vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc. 60 năm sau, Chiến thắng trận đầu không chỉ là biểu tượng của sức mạnh chính trị, tinh thần “Dám đánh, biết đánh và quyết đánh thắng”, mà còn có ý nghĩa, giá trị to lớn trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Dấu ấn trong xây dựng môi trường văn hóa tại vùng cao Yên Bái

Dấu ấn trong xây dựng môi trường văn hóa tại vùng cao Yên Bái

Bám sát quan điểm của Đảng, vận dụng linh hoạt, phù hợp với đặc điểm văn hóa, con người địa phương, tỉnh Yên Bái đã đặc biệt quan tâm xây dựng bản sắc văn hóa và nhân tố con người song hành cùng sự phát triển của tỉnh, biến những giá trị văn hóa đặc sắc riêng có trở thành sức mạnh nội sinh, nguồn lực to lớn vượt qua mọi khó khăn, chung tay kiến tạo quê hương Yên Bái vững bước đi lên.

Dân ca Sán Chí, di sản văn hóa độc đáo của miền quê Kiên Lao

Dân ca Sán Chí, di sản văn hóa độc đáo của miền quê Kiên Lao

Dân ca Sán Chí còn gọi là cnắng cọô (có nơi gọi là soóng cọ) là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian có lịch sử lâu đời của người Sán Chí ở xã Kiên Lao (huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) với lối hát đối đáp nam nữ, mà lời ca thường là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

Sen Hồ Tây, từ vẻ đẹp thanh khiết đến hương làm trà độc đáo

Sen Hồ Tây, từ vẻ đẹp thanh khiết đến hương làm trà độc đáo

Sen Tây Hồ còn được gọi là sen bách diệp là loài sen để gom hương làm trà độc đáo, ngon nức tiếng Hà Thành. Trà ướp sen Tây Hồ là thức uống đặc biệt của người Hà Thành bởi ẩn chứa trong vị trà đó là cả sự tao nhã, cao sang của người thưởng trà.

Đảo Song Tử Tây nhìn từ xa như một thành phố thu nhỏ, thanh bình mọc lên giữa đại dương với màu xanh của cỏ cây hòa với màu xanh của biển. Ảnh: An Hiếu

Trường Sa - chủ quyền thiêng liêng nơi trùng khơi biển biếc

Trung tuần tháng 5/2024, tôi may mắn và vinh hạnh có chuyến hải trình đến thăm cán bộ, chiến sĩ ở quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa). Tận mắt chứng kiến sự đổi thay của các đảo, tôi cảm nhận được ý chí kiên cường, sự hy sinh của những chiến sĩ hải quân và thấy mình yêu hơn đất nước, con người và biển đảo quê hương...

Hải trình lan tỏa tình yêu biển đảo Tổ quốc

Hải trình lan tỏa tình yêu biển đảo Tổ quốc

Các đoàn đi thăm với hải trình đến với Trường Sa và Nhà giàn DK1 luôn là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt trong việc góp phần khẳng định mạnh mẽ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Chuyến đi trên tàu KN 390 chở Đoàn công tác số 23 vượt gần 1000 hải lý thăm, động viên, tặng quà cho quân và dân đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ Quốc với hải trình từ sáng 21/5 đến chiều 27/5 thành công tốt đẹp.

Thế hệ tương lai của Điện Biên anh hùng. Ảnh: Xuân Tư

Điện Biên - nhịp sống mới

70 năm sau Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Điện Biên khoác lên mình màu áo mới với những công trình kiên cố mang tầm vóc của thành phố lịch sử, những bản làng trù phú đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho đồng bào các dân tộc...