Từ Cách mạng Tháng Tám nghĩ về bài học nắm bắt cơ hội

Cách mạng Tháng Tám đã đưa chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, kết thúc ách đô hộ của thực dân, phát xít, xóa bỏ chế độ phong kiến từ hàng ngàn năm. Tầm vóc, ý nghĩa thắng lợi, bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị kể từ mùa Thu lịch sử năm 1945.

vna_potal_79_nam_cach_mang_thang_tam_va_quoc_khanh_2-9_1945_-_2024_moc_son_choi_loi_trong_lich_su_dan_toc_viet_nam_7537353.jpg
Ngày 19/8/1945, sau cuộc mít tinh tại Quảng trường Nhà hát Lớn, quần chúng nhân dân Thủ đô đã đánh chiếm Bắc Bộ phủ, cơ quan đầu não của chính quyền tay sai Pháp ở Bắc Bộ. Cách mạng tháng Tám là một bài học lịch sử, mở ra một thời đại mới ở Việt Nam, thời đại nhân dân Việt Nam làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của chính mình. Ảnh: TTXVN

Trong bối cảnh đất nước đang nỗ lực hiện thực khát vọng Việt Nam giàu mạnh vào năm 2045, lại càng thấy ý nghĩa và tỏa sáng bài học về sự nhạy bén nắm bắt thời cơ của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh làm thay đổi vận mệnh dân tộc Việt Nam.

Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược, mặc dù bị đàn áp dã man, nhân dân ta vẫn anh dũng đứng lên chống Pháp nhưng đều thất bại bởi chưa có một đường lối cứu nước đúng đắn. Chỉ đến khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh tiếp thu Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cách mạng nước ta mới có bước phát triển mạnh mẽ. Song cũng phải trải qua ba cao trào cách mạng, Đảng ta mới tập hợp được lực lượng của cả dân tộc, lấy liên minh công nông làm nòng cốt, sẵn sàng vùng lên Tổng khởi nghĩa khi thời cơ cứu nước đến.

vna_potal_suc_manh_dai_doan_ket_dan_toc_coi_nguon_thang_loi_cua_cach_mang_thang_tam_nam_1945_7544504.jpeg
Hà Nội (TTXVN 19/8) Chỉ trong khoảng hai tuần cuối tháng 8/1945, toàn thể dân tộc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Mặt trận Việt Minh và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nhất tề nổi dạy giành chính quyền, để tự mình quyết định vận mệnh của dân tộc. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là biểu tượng sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Sức mạnh ấy không phải ngẫu nhiên, mà là kết quả hợp thành của nhiều nhân tố.

Cũng cần nói rõ, từ đầu năm 1945, thời cơ cách mạng đã xuất hiện song chưa thực sự chín muồi. Tiến hành khởi nghĩa vào lúc này chúng ta không thể chắc chắn giành được thắng lợi. Đó cũng là lý do vì sao trong suốt đầu năm 1945, Trung ương Đảng luôn chú ý đến vấn đề cuộc đảo chính của phát xít Nhật nhằm hướng công tác chuẩn bị của Đảng và phong trào cách mạng của quần chúng chủ động đón nhận. Ngày 12/3/1945, Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Ðảng quyết định phát động cao trào chống phát xít Nhật cứu nước và đưa ra khẩu hiệu “Chính quyền cách mạng của nhân dân” để chống lại chính quyền phát xít Nhật và chính phủ bù nhìn thân Nhật.

vna_potal_79_nam_cach_mang_thang_tam_va_quoc_khanh_2-9_1945_-_2024_moc_son_choi_loi_trong_lich_su_dan_toc_viet_nam_7537351.jpg
Cách mạng Tháng Tám thành công là kết quả chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của Đảng ta trong suốt 15 năm (1930 - 1945), từ chủ trương, đường lối, tổ chức thực hiện đến xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng. Trong ảnh: Phụ nữ Hà Nội tham gia mít tinh mừng ngày Quốc tế Lao động tại Khu Đấu xảo (tháng 5/1938) trong Cao trào cách mạng đòi dân sinh, dân chủ (1936 - 1939). Ảnh: Tư liệu TTXVN
vna_potal_79_nam_cach_mang_thang_tam_va_quoc_khanh_2-9_1945_-_2024_moc_son_choi_loi_trong_lich_su_dan_toc_viet_nam_7537338.jpg
Cách mạng tháng Tám thành công là kết quả chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của Đảng ta trong suốt 15 năm (1930 - 1945), từ chủ trương, đường lối, tổ chức thực hiện đến xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng. Trong ảnh: Ngày 14/8/1945, đội du kích Ba Tơ tiến về thị xã Quảng Ngãi, cùng nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền. Ảnh: Tư liệu TTXVN
vna_potal_79_nam_cach_mang_thang_tam_va_quoc_khanh_2-9_1945_-_2024_moc_son_choi_loi_trong_lich_su_dan_toc_viet_nam_7537329.jpg
Đội du kích Ba Tơ thành lập ngày 14/3/1945 sau ngày khởi nghĩa Ba Tơ (Quảng Ngãi) nổ ra và giành thắng lợi (11/3/1945), thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân, là lực lượng nòng cốt, trực tiếp tham gia chiến đấu trong tổng khởi nghĩa ở miền Trung, góp phần vào thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Ngày 14/8/1945, Nhật Hoàng chính thức công bố lệnh đầu hàng không điều kiện. Nhận thấy thời cơ xuất hiện như khả năng mà Đảng ta đã dự báo, lãnh tụ Hồ Chí Minh thể hiện quyết tâm “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được tự do, độc lập!”. Hai ngày sau đó, Đại hội Quốc dân Tân Trào đã quyết định Tổng khởi nghĩa và kêu gọi nhân dân toàn quốc đứng lên giành chính quyền, xây dựng một nước Việt Nam hoàn toàn độc lập.

vna_potal_79_nam_cach_mang_thang_tam_va_quoc_khanh_2-9_1945_-_2024_moc_son_choi_loi_trong_lich_su_dan_toc_viet_nam_7537324.jpg
Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Thực hiện Chỉ thị, một cao trào cách mạng đã xuất hiện ở nhiều nơi; khu giải phóng Việt Bắc gồm 6 tỉnh được thành lập kêu gọi đồng bào dũng cảm tiến lên dưới ngọn cờ của Việt Minh hãy “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Trong ảnh: Nhân dân ở nhiều địa phương nổi dậy đánh chiếm kho thóc Nhật để cứu đói. Ảnh: TTXVN
vna_potal_79_nam_cach_mang_thang_tam_va_quoc_khanh_2-9_1945_-_2024_moc_son_choi_loi_trong_lich_su_dan_toc_viet_nam_7537321.jpg
Đình Tân Trào, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), nơi diễn ra Đại hội Quốc dân do Việt Minh triệu tập, ngày 16/8/1945, thông qua “10 chính sách lớn của Việt Minh”; thông qua “Lệnh tổng khởi nghĩa”; quy định quốc kỳ, quốc ca; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương, tức Chính phủ Lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Ảnh: Tư liệu TTXVN
vna_potal_79_nam_cach_mang_thang_tam_va_quoc_khanh_2-9_1945_-_2024_moc_son_choi_loi_trong_lich_su_dan_toc_viet_nam_7537317.jpg
Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo ở châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy, trực tiếp tham gia chiến đấu bên cạnh các cơ sở, lực lượng dân quân ở các địa phương, đóng vai trò nòng cốt, quyết định sự thành công của Cách mạng tháng Tám. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Trong gần hai tuần lễ, cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công trên cả nước. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.

vna_potal_79_nam_cach_mang_thang_tam_va_quoc_khanh_2-9_1945_-_2024_moc_son_choi_loi_trong_lich_su_dan_toc_viet_nam_7537361.jpg
Sáng 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định trước quốc dân đồng bào và toàn thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Ảnh: TTXVN
vna_potal_79_nam_cach_mang_thang_tam_va_quoc_khanh_2-9_1945_-_2024_moc_son_choi_loi_trong_lich_su_dan_toc_viet_nam_7537360.jpg
Đông đảo nhân dân tập trung tại Quảng trường Ba Đình nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, sáng 2/9/1945. Ảnh: Tư liệu TTXVN
vna_potal_79_nam_cach_mang_thang_tam_va_quoc_khanh_2-9_1945_-_2024_moc_son_choi_loi_trong_lich_su_dan_toc_viet_nam_7537366.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Hội đồng Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt sau phiên họp đầu tiên, sáng 3/9/1945. Ảnh: TTXVN

Và bài học về tận dụng thời cơ trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 không ngừng được phát huy, phát triển trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyền và giữ chính quyền, giải phóng miền Nam, thống nhất non sông.

vna_potal_79_nam_cach_mang_thang_tam_va_quoc_khanh_2-9_1945_-_2024_moc_son_choi_loi_trong_lich_su_dan_toc_viet_nam_7537316.jpg
Ngày 23/11/1940, cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ bùng nổ ở nhiều tỉnh Nam bộ. Cùng với khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kỳ là "những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc”, là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, thể hiện sức mạnh quật khởi, lòng tin tưởng và sẵn sàng hy sinh của nhân dân các tỉnh Nam Bộ trong cuộc đấu tranh giành tự do, độc lập. Ảnh: Tư liệu TTXVN
vna_potal_79_nam_cach_mang_thang_tam_va_quoc_khanh_2-9_1945_-_2024_moc_son_choi_loi_trong_lich_su_dan_toc_viet_nam_7537384.jpg
Thành công của Cách mạng tháng Tám mở ra một chương mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đó là “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”. Trong ảnh: Sáng 10/10/1954, đại quân ta từ 5 cửa ô tiến vào giải phóng Thủ đô, kết thúc oanh liệt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp đầy hy sinh, gian khổ. Ảnh: Tư liệu TTXVN
vna_potal_79_nam_cach_mang_thang_tam_va_quoc_khanh_2-9_1945_-_2024_moc_son_choi_loi_trong_lich_su_dan_toc_viet_nam_7537378.jpg
Thành công của Cách mạng Tháng Tám mở ra một chương mới trong lịch sử dân tộc đó là “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”. Trong ảnh: Chiều 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, đánh dấu thời khắc của chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Ảnh: Tư liệu TTXVN
vna_potal_79_nam_cach_mang_thang_tam_va_quoc_khanh_2-9_1945_-_2024_moc_son_choi_loi_trong_lich_su_dan_toc_viet_nam_7537397.jpg
Ngày 30/4/1975, xe tăng quân Giải phóng băng qua cánh cổng sắt, đánh chiếm Phủ Tổng thống ngụy Sài Gòn, kết thúc oanh liệt cuộc trường chinh 30 năm chống ngoại xâm của dân tộc, thống nhất hoàn toàn đất nước. Ảnh: Mai Hưởng-TTXVN

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước sau này, Đảng ta cũng đều nhiều lần vận dụng thành công bài học về nắm bắt, tận dụng thời cơ. Năm 1986, Đảng ta đã khởi xướng công cuộc đổi mới, đất nước đã chuyển đổi thành công từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong tổng kết 35 năm đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta xác định: Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước. Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tội phạm và tệ nạn xã hội.

Tăng cường hợp tác quốc tế, đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia thuộc tất cả các châu lục, bao gồm cả các nước lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh, Đức, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc... Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước được thiết lập trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

Với vị thế, uy tín quốc tế và những đóng góp nổi bật tại các diễn đàn đa phương, Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế tín nhiệm bầu vào nhiều cơ chế quan trọng như Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Việt Nam cũng chủ động đóng góp và mở rộng quy mô tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, góp phần ngăn ngừa xung đột, xây dựng hòa bình tại các điểm nóng ở châu Phi.

Thấm thoắt 79 năm kể từ mùa Thu lịch sử, đất nước đang vào giai đoạn phát triển mới. Tại Đại hội XIII, Đảng ta đã đề ra mục tiêu, đến năm 2045 sẽ đưa Việt Nam vào hàng ngũ các quốc gia phát triển, thu nhập cao. Như vậy, chúng ta còn 20 năm nữa để hoàn thành mục tiêu chiến lược này. Bối cảnh toàn cầu hóa và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam đã đem lại những thời cơ, vận hội, đồng thời cũng xuất hiện cả những thách thức, khó khăn đòi hỏi chúng ta phải vượt qua để hiện thực khát vọng Việt Nam hùng cường. Và một trong những vấn đề cần tiếp tục nhận diện và đấu tranh là "bệnh" quan liêu, xa rời quần chúng của một bộ phận cán bộ, đảng viên được Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) chỉ ra; ý thức tuân thủ pháp luật của một số cán bộ, đảng viên còn thấp, dẫn đến tình trạng tiêu cực, tham nhũng, vi phạm...

Báo cáo mới đây của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2024, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã phải thi hành kỷ luật 308 tổ chức đảng, 11.005 đảng viên. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 47 cán bộ diện Trung ương quản lý. Từ đầu năm đến nay, cấp có thẩm quyền cũng đã xem xét cho thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác, bố trí công tác khác đối với 14 cán bộ diện Trung ương quản lý và 172 cán bộ diện cấp ủy địa phương quản lý, về trách nhiệm người đứng đầu hoặc liên quan các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực; trong đó có 5 Ủy viên Bộ Chính trị, 1 Ủy viên Ban Bí thư và 4 Ủy viên Trung ương Đảng.

Vẫn biết để hiện thực khát vọng Việt Nam hùng cường, phát triển “là một công việc cực kỳ to lớn, nặng nề và phức tạp”. Song, từ thành công và những bài học của Cách mạng Tháng Tám, từ những kinh nghiệm đúc kết được sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của Nhà nước, chúng ta sẽ đoàn kết, thống nhất, tiếp tục vững vàng vượt qua thách thức, rào cản để đón bắt, tận dụng thời cơ đưa Việt Nam sánh vai với các quốc gia phát triển. Và đó cũng là thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”./.

Hạnh Quỳnh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm