Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp; trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thời gian qua, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.

Mục tiêu đặt ra là thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã thống nhất, đồng bộ với đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp cơ sở, bỏ cấp huyện); bảo đảm hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã trước ngày 30/6/2025.

potal-kien-giang-co-111116-xa-dat-chuan-nong-thon-moi-7626867.jpg
Diện mạo của xã Vĩnh Bình Bắc (huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang) sau khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Văn Sĩ - TTXVN

Sáu tiêu chí sắp xếp đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã

Thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị về việc “sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã”, dự thảo Nghị quyết quy định về tiêu chí sắp xếp đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã theo hướng bám sát 6 tiêu chí đã được Bộ Chính trị xem xét, thống nhất, gồm: Diện tích tự nhiên; quy mô dân số; tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hóa, tôn giáo, dân tộc; tiêu chí về địa kinh tế (trong đó đã bao gồm tiêu chí về vị trí địa lý, quy mô và trình độ phát triển kinh tế); tiêu chí về địa chính trị; tiêu chí về quốc phòng, an ninh.

Trong đó, tiêu chí diện tích tự nhiên và quy mô dân số được xác định theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15). Đồng thời, dự thảo Nghị quyết cũng quy định không thực hiện sắp xếp đối với đơn vị hành chính có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi hoặc đơn vị hành chính có vị trí đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh và việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Căn cứ các quan điểm chỉ đạo tại Đề án của Đảng ủy Chính phủ đã được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, thống nhất, dự thảo Nghị quyết quy định 6 nguyên tắc thực hiện sắp xếp, trong đó có một số nội dung mới như: Thực hiện sắp xếp nguyên trạng các đơn vị hành chính cùng cấp để hình thành đơn vị hành chính mới.

Trường hợp sáp nhập tỉnh với tỉnh thì đơn vị hành chính sau sắp xếp là tỉnh; trường hợp sáp nhập tỉnh với thành phố trực thuộc trung ương thì đơn vị sau sắp xếp là thành phố trực thuộc trung ương.

Trường hợp sắp xếp phường với các đơn vị hành chính cùng cấp thì đơn vị hành chính sau sắp xếp là phường; trường hợp sắp xếp xã, thị trấn thì đơn vị hành chính sau sắp xếp là xã.

Trường hợp thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã làm thay đổi địa giới đơn vị hành chính cấp huyện thì không phải xem xét điều kiện, tiêu chuẩn và không phải thực hiện quy trình, thủ tục điều chỉnh địa giới của đơn vị hành chính cấp huyện mà đơn vị hành chính cấp xã đó trực thuộc.

Giảm tối thiểu 70%, tối đa 75% tổng số lượng đơn vị hành chính cấp xã hiện nay

Thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính nhằm mở rộng không gian phát triển mới nên dự thảo Nghị quyết chỉ quy định về tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số đối với đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp; không xem xét điều kiện về bảo đảm sự phù hợp với quy hoạch và việc đáp ứng các tiêu chuẩn khác của đơn vị hành chính khi thực hiện sắp xếp theo Nghị quyết này.

Để tạo thuận lợi cho quá trình sắp xếp đơn vị hành chính phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, dự thảo Nghị quyết quy định trường hợp nhập từ 4 đơn vị hành chính cùng cấp trở lên thì đơn vị hành chính mới sau sắp xếp không yêu cầu đáp ứng tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định; đồng thời, quy định tổng số lượng xã, phường sau sắp xếp của các tỉnh, thành phố giảm tối thiểu 70% và giảm tối đa 75% so với tổng số lượng đơn vị hành chính cấp xã hiện nay trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Ngoài các nội dung nêu trên, tại chương I dự thảo Nghị quyết quy định cụ thể về nguồn số liệu về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của đơn vị hành chính để thực hiện việc sắp xếp (Điều 7); các nguyên tắc đặt tên đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp (Điều 8), trong đó khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.

Thực hiện lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh theo yêu cầu Bộ Chính trị, dự thảo Nghị quyết quy định theo hướng đơn giản hóa hồ sơ Đề án và rút ngắn các quy trình thủ tục (không quy định về việc xây dựng phương án tổng thể, lấy ý kiến các bộ, ngành trung ương, tổ chức khảo sát thực tiễn; lấy ý kiến HĐND cấp huyện, cấp xã) nhưng vẫn bảo đảm các bước cần thiết như thẩm định, thẩm tra và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong quá trình thực hiện, Bộ Nội vụ sẽ tham mưu Chính phủ ban hành Kế hoạch để rút ngắn thời gian thẩm định, trình Chính phủ các đề án về sắp xếp đơn vị hành chính.

Thực hiện Hiến pháp năm 2013 về việc lấy ý kiến nhân dân khi thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, dự thảo Nghị quyết quy định theo hướng giao UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến nhân dân là cử tri đại diện hộ gia đình trên địa bàn, quyết định nội dung và hình thức lấy ý kiến để bảo đảm tính linh hoạt, chủ động, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.

Về biên chế, dự thảo Nghị quyết quy định số lượng cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số cán bộ, công chức, viên chức có mặt tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh trước sắp xếp; số lượng cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số cán bộ, công chức có mặt tại các đơn vị hành chính cấp xã trước sắp xếp và số lượng cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện được bố trí xuống làm việc tại đơn vị hành chính cấp xã mới. Số lượng này sẽ giảm dần trong thời hạn 5 năm kể từ ngày nghị quyết về sắp xếp đối với từng đơn vị hành chính có hiệu lực thi hành.

Đồng thời, dự thảo Nghị quyết quy định thời hạn bảo lưu chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp đối với người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là 6 tháng kể từ thời điểm sắp xếp; sau thời hạn này sẽ thực hiện chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ theo vị trí việc làm mới phù hợp với quy định của pháp luật.

Đối với các chế độ, chính sách đặc thù (theo vùng, khu vực và theo đơn vị hành chính), dự thảo Nghị quyết quy định theo hướng giữ nguyên chế độ, chính sách đang áp dụng với phạm vi, đối tượng như trước thời điểm sắp xếp. Sau sắp xếp, Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ, ngành rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định của pháp luật có liên quan, làm cơ sở cho việc điều chỉnh các chế độ, chính sách áp dụng đối với đơn vị hành chính sau sắp xếp phù hợp với tình hình mới.

Chu Thanh Vân

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật "Đảng trong Mùa xuân Đại thắng". Ảnh: Thống Nhất – TTXVN

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”

Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 28/3, tại Nhà hát Trưng Vương, thành phố Đà Nẵng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên thực hiện “3 tiên phong”, “6 trọng tâm” cùng đất nước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên thực hiện “3 tiên phong”, “6 trọng tâm” cùng đất nước vào kỷ nguyên mới

Nhân kỷ niệm kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2025), tối 23/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ trao Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024, với chủ đề “Sứ mệnh vinh quang” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức. Tại đây, Thủ tướng đề nghị Thanh niên Việt Nam thực hiện “3 tiên phong” và “6 trọng tâm”, cùng cả nước chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới.

Đã dập tắt đám cháy rừng ở núi Nghiêm (Tuyên Quang)

Đã dập tắt đám cháy rừng ở núi Nghiêm (Tuyên Quang)

Thông tin từ UBND huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, đến 8 giờ ngày 22/3, các đám cháy rừng tại núi Nghiêm, xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã được dập tắt. Để đảm bảo các đám cháy không bùng phát trở lại, các lực lượng chức năng vẫn chốt tại hiện trường để ứng phó.

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số đấu tranh với âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết

Tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số đấu tranh với âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết

Ngày 19/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Đề án "Quân đội tham gia tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số tích cực đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch trong tình hình mới" (Đề án 57) của Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ Đề án 57.

Đồng bào các dân tộc Lâm Đồng gửi gắm niềm tin với "cuộc cách mạng"

Đồng bào các dân tộc Lâm Đồng gửi gắm niềm tin với "cuộc cách mạng"

Chiều 19/3, tại thành phố Đà Lạt, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội nghị gặp mặt đại biểu đại diện các tầng lớp nhân dân trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2025. Hội nghị có sự tham gia của 36 đại biểu đại diện cho đồng bào các dân tộc tỉnh Lâm Đồng cùng nhiều đại diện sở, ngành của địa phương.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tây Ninh

Ông Nguyễn Mạnh Hùng được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tây Ninh

Ngày 18/3, HĐND tỉnh Tây Ninh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ 18 (kỳ họp chuyên đề). Tại Kỳ họp, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Tây Ninh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, với số phiếu đạt 100% (47/47 đại biểu có mặt).

Xây dựng Gia Lai trở thành tỉnh khá ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Xây dựng Gia Lai trở thành tỉnh khá ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Thực hiện Thông báo số 118-TB/VPTW ngày 13/1/2025 của Văn phòng Trung ương Đảng về kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm trong chuyến thăm, làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai đã và đang tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong năm 2025 và tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2045; quyết tâm phát triển trở thành tỉnh khá của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội cho ý kiến một số nội dung về sắp xếp tinh gọn bộ máy

Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội cho ý kiến một số nội dung về sắp xếp tinh gọn bộ máy

Sáng 17/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì phiên họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội cho ý kiến về một số nội dung liên quan đến Đề án phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 và việc sửa đổi, bổ sung Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; tiến độ công việc phục vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh

Sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, sau cuộc họp của Bộ Chính trị thống nhất chủ trương về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Đảng ủy Chính phủ gửi đề án lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, sau đó tổng hợp và báo cáo Ban Chấp hành Trung ương, dự kiến vào trung tuần tháng 4/2025. Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

Lai Châu hút đầu tư vào lĩnh vực thế mạnh của địa phương nơi vùng cao biên giới

Lai Châu hút đầu tư vào lĩnh vực thế mạnh của địa phương nơi vùng cao biên giới

Tỉnh Lai Châu đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư nhằm khai thác hiệu quả các lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh. Tỉnh ban hành cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào tìm hiểu, triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh. Từ đó, đưa Lai Châu phát triển nhanh, bền vững, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân.