Quay lại

Tết sớm trên những bản làng thoát nghèo ở vùng cao A Lưới

Kết thúc mùa màng bội thu cũng là lúc đồng bào dân tộc huyện miền núi A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế) dựng cây nêu, nô nức đón chào ngày hội lớn - lễ hội ADa Koonh. Lễ hội năm nay trở nên đặc biệt hơn khi A Lưới chính thức thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo quốc gia giai đoạn 2022 - 2025. Không khí lễ hội, hân hoan đón Tết tràn ngập mọi nẻo đường và bản làng.

potal-dong-bao-dan-toc-huyen-mien-nui-a-luoi-thua-thien-hue-don-le-hoi-ada-koonh-7783531.jpg
Tiếng khèn, chiêng, trống báo hiệu không khí lễ hội Mừng Lúa mới ADa Koonh. Ảnh: Mai Trang - TTXVN

Lưu giữ bản sắc dân tộc

Vào những ngày cuối cùng của tháng 12/2024, nhiều người dân, du khách miền xuôi đã vượt đèo cao tìm đến Làng Văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới (xã Hồng Thượng) cùng đón Tết ADa Koonh với đồng bào đang sinh sống trên dãy Trường Sơn. Trên các cung đường dốc núi, đông đảo gia đình, dòng họ người Pa Cô, Tà Ôi rực rỡ sắc phục đến ngôi nhà chung Târ Đah.

Sau tiếng tù và báo hiệu lễ hội ADa Koonh bắt đầu, các già làng mời “Mẹ Lúa” vào Moong (nhà truyền thống của người Pa Cô, Cơ Tu) chung vui lễ hội. Các chàng trai, cô gái Pa Cô tay nâng mâm cỗ của gia đình, họ tộc dâng lên các vị Giàng, thần linh thực hiện nghi thức Pa xâr tâm pực.

potal-dong-bao-dan-toc-huyen-mien-nui-a-luoi-thua-thien-hue-don-le-hoi-ada-koonh-7783532.jpg
Các lễ vật được dâng lên cúng Giàng và các vị thần linh trong lễ hội ADa Koonh. Ảnh: Mai Trang - TTXVN
potal-dong-bao-dan-toc-huyen-mien-nui-a-luoi-thua-thien-hue-don-le-hoi-ada-koonh-7783538.jpg
Phụ nữ Pa Cô, Tà Ôi rực rỡ trong sắc phục Dèng thực hiện các nghi thức tại lễ hội ADa Koonh. Ảnh: Mai Trang - TTXVN
potal-dong-bao-dan-toc-huyen-mien-nui-a-luoi-thua-thien-hue-don-le-hoi-ada-koonh-7783529.jpg
Nghi thức Py đoh âng cưm (Báo cáo Giàng sân) được tái hiện tại lễ hội ADa Koonh. Ảnh: Mai Trang - TTXVN

Già làng Lê Tuấn Mõ (thôn Kê Ré, xã Hồng Thượng) cho biết, từ đầu tháng, các già làng cùng bàn bạc về lễ vật cho lễ hội để cúng 7 vị thần linh. Các gia đình sẽ tổ chức cúng tại nhà trước, sau đó dâng lễ vật lên ngôi nhà chung của làng để tiếp tục lễ hội ADa cùng già làng. Đây là lần đầu tiên lễ hội ADa Koonh được tổ chức ở Làng Văn hóa các dân tộc thiểu số huyện. Các già làng đều mong rằng, con cháu tiếp tục gìn giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Sau phần lễ với đầy đủ các nghi thức, già làng, trưởng họ, con cháu và khách mời quây quần ăn uống, ca múa, đối đáp các làn điệu truyền thống. Các mâm cỗ được ăn hết tại Moong để thể hiện tình cảm gắn bó của con cháu làng bản. Nghi lễ này chỉ có ở lễ hội ADa của người Pa Cô.

potal-dong-bao-dan-toc-huyen-mien-nui-a-luoi-thua-thien-hue-don-le-hoi-ada-koonh-7783552.jpg
Người dân huyện A Lưới chơi các trò chơi dân gian trong ngày hội lớn ADa Koonh. Ảnh: Mai Trang - TTXVN
potal-dong-bao-dan-toc-huyen-mien-nui-a-luoi-thua-thien-hue-don-le-hoi-ada-koonh-7783527.jpg
Người dân Pa Cô, huyện A Lưới quây quần bên bếp lửa đón lễ hội ADa Koonh. Ảnh: Mai Trang - TTXVN

Lễ hội ADa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là lễ hội Tết cổ truyền thiêng liêng và quan trọng trong đời sống tâm linh của đồng bào vùng cao A Lưới nhằm tạ ơn, cầu mong các vị thần linh ban tặng đất đai màu mỡ, dòng nước ngọt lành, mưa thuận gió hòa để nhà nhà người Pa cô, Tà Ôi, Cơ Tu được mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no thịnh vượng, hạnh phúc.

“Chuẩn bị cho lễ hội, huyện đã soạn thảo kịch bản và mời các già làng, người am hiểu về truyền thống đồng bào các dân tộc cùng khoảng 50 diễn viên, nghệ nhân tái hiện các nghi thức. Nhiều năm trở lại đây, thực hiện nếp sống mới, huyện chủ trương hướng dẫn các địa phương lược bỏ nghi thức đâm trâu và chỉ tái hiện các nghi thức chính” - Trưởng phòng Văn hóa thông tin, UBND huyện A Lưới Lê Thị Thêm cho hay.

Ngoài ra, xã biên giới Đông Sơn (huyện A Lưới) cũng đón Tết bằng nhiều hoạt động nhằm lưu giữ bản sắc văn hóa các dân tộc. Trong không gian ấm cúng của bếp lửa, hàng chục thanh niên của Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế cùng cán bộ Công an, người dân xã quây quần gói bánh chưng, làm cơm lam và bánh a quát (bánh truyền thống của đồng bào Pa Cô). Đây là hoạt động chính của “Tết ấm vùng cao - ươm mầm xanh biên giới” do Công an xã tổ chức.

potal-dong-bao-dan-toc-huyen-mien-nui-a-luoi-thua-thien-hue-don-le-hoi-ada-koonh-7783547.jpg
Gói bánh chưng, bánh a quát và làm cơm lam là một trong những hoạt động của “Tết ấm vùng cao - ươm mầm xanh biên giới”, do Công an xã Đông Sơn, huyện A Lưới tổ chức. Ảnh: Mai Trang - TTXVN
potal-dong-bao-dan-toc-huyen-mien-nui-a-luoi-thua-thien-hue-don-le-hoi-ada-koonh-7783551.jpg
Thanh niên và cán bộ Công an xã Đông Sơn (A Lưới, Thừa Thiên – Huế) gói bánh chưng tặng lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và các hộ nghèo trong dịp lễ hội ADa Koonh. Ảnh: Mai Trang - TTXVN

Bạn Nguyễn Tăng Đạt (Trường Đại học Sư phạm Huế) ấn tượng với món bánh a quát có hình dáng giống chiếc sừng trâu, đặc biệt nếp làm bánh không được ngâm trước khi gói. Gói bánh là một trải nghiệm đầy thách thức nhưng thú vị đối với Đạt để hiểu thêm về ẩm thực đồng bào dân tộc Pa Cô.

Là người lên kịch bản cho chương trình “Tết ấm vùng cao - ươm mầm xanh biên giới”, Đại úy Nguyễn Viết Hùng (Công an xã Đông Sơn) cho hay, hoạt động gói bánh là dịp để các bạn trẻ miền xuôi và vùng cao gắn kết, giao lưu văn hóa. Số bánh này sẽ được trao tặng lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và các hộ nghèo ở xã để sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn.


Niềm tin quê hương khởi sắc

Đông Sơn là xã khó khăn của huyện A Lưới - nơi có sân bay A So bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi chất độc hóa học dioxin. Đất đai bạc màu, thời tiết khắc nghiệt khiến người dân khó phát triển kinh tế. Tuy nhiên những năm trở lại đây, nhờ sự quan tâm của Trung ương và địa phương, cộng đồng xã hội, nhiều gia đình đã được tạo điều kiện để phát triển sinh kế, phát huy nội lực, cải thiện đời sống. Bộ mặt của xã được cải thiện. Một số con đường đã được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng mặt trời, camera an ninh từ nguồn kêu gọi hỗ trợ của Công an xã.

Đại úy Nguyễn Viết Hùng (Công an xã Đông Sơn) cho biết, cùng với trao quà cho các học sinh giỏi, “Tết ấm vùng cao - ươm mầm xanh biên giới” còn có hoạt động đổi cây lấy quà. Số cây xanh do người dân mang đến sẽ được trồng trong khuôn viên trụ sở Công an xã, khu vực sinh hoạt cộng đồng nhằm tạo ý thức cho mọi người trong việc gìn giữ, làm đẹp cảnh quan.

Những năm gần đây, nhiều người dân A Lưới đã đi làm ăn xa, làm việc ở nước ngoài. Những người ở lại cũng mạnh dạn khởi nghiệp với các mô hình kinh tế từ nông sản, đặc sản vùng miền, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch gắn với sông suối, văn hóa dân tộc… Một năm đã qua, những người con xa quê trở về cùng già làng, trưởng tộc đón Tết ADa.

Mọi người cùng nhảy múa trong tiếng cồng chiêng; chơi kéo co, cà kheo, đánh đu. Các nghệ nhân dệt Dèng, làm gốm cổ, đan lát thực hành và dạy nghề cho các bạn trẻ. Mọi người đều hy vọng một năm mới khởi sắc, mùa màng bội thu; con cháu làm ăn phát đạt; người lớn tuổi và trẻ em trong làng được sức khỏe, bình an.

potal-dong-bao-dan-toc-huyen-mien-nui-a-luoi-thua-thien-hue-don-le-hoi-ada-koonh-7783554.jpg
Không gian trưng bày nghề gốm cổ của đồng bào dân tộc Pa Cô (A Lưới). Ảnh: Mai Trang - TTXVN

Anh Hồ Văn Miên (25 tuổi, thôn Kê 2, xã Hồng Thủy) hào hứng chờ đợi và chuẩn bị để tham gia các nghi thức lễ hội ADa Koonh với mong muốn lưu giữ tập tục dân tộc. Trong năm mới, anh mong muốn các bản làng cùng nhau phát triển kinh tế, đồng bào có cuộc sống sung túc hơn.

Nghệ nhân làm gốm cổ Hồ Yên cho biết, các sản phẩm gốm của đồng bào Pa Cô không khó làm nhưng đòi hỏi sự kiên trì, chịu khó bởi các bước đều làm thủ công. Ngày càng có nhiều thanh niên biết trân trọng và mong muốn theo nghề. Đến nay, khoảng 10 thanh niên trong làng được ông truyền nghề và phát triển kinh tế từ nghề gốm.

Năm 2024 cũng đánh dấu nỗ lực thoát nghèo thành công của chính quyền và người dân A Lưới. Lễ hội ADa Koonh năm nay mở ra một trang mới đầy hy vọng cho vùng đất khó A Lưới. Theo Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới Nguyễn Văn Hải, năm 2024, toàn huyện đã xóa được toàn bộ nhà tạm, hơn 4.400 căn nhà được hoàn thiện, khang trang. Người dân được hỗ trợ con giống, cây trồng. Cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ.

Năm 2025 là năm tiền đề bứt phá đối với A Lưới. Huyện tiếp tục phấn đấu hoàn thành các mục tiêu về cơ sở hạ tầng; rà soát, kêu gọi nhà hảo tâm hỗ trợ hộ nghèo, khó khăn. Đồng thời, vận động người dân sử dụng hiệu quả nguồn lực, tạo đột phá phát triển du lịch dựa vào giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số, khai thác du lịch cộng đồng và kêu gọi đầu tư du lịch… hướng đến sự khởi sắc kinh tế - xã hội ở huyện, ông Nguyễn Văn Hải cho hay./.

Mai Trang

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Đoàn kết - Điểm tựa vững chắc để Việt Nam vươn mình phát triển

Đoàn kết - Điểm tựa vững chắc để Việt Nam vươn mình phát triển

Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai sau hơn 3 tháng kể từ thảm họa bão Yagi (bão số 3) đã được khoác chiếc áo mới. 40 căn nhà tái định cư kiến trúc nhà sàn dân tộc Tày với diện tích 96m2/căn còn thơm mùi sơn đã được trao cho những hộ dân đã bị mất nhà cửa sau thảm hoạ sạt lở tại đây 3 tháng trước. Thảm họa tại Làng Nủ đã làm 52 người chết, 14 người mất tích, 15 người bị thương, sập đổ 35 căn nhà cùng nhiều tài sản lớn. Quá trình tái thiết, đưa người dân trở lại cuộc sống bình thường ở Làng Nủ sau bão số 3 như một biểu tượng cho tinh thần đoàn kết cùng vượt qua khó khăn của dân tộc ta trước thiên tai khốc liệt.

Để kịp thời phòng ngừa, phát hiện và xử lý tội phạm, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lai Hòa thường xuyên phối hợp với lực lượng công an, dân quân tự vệ tuần tra kiểm soát tại khu vực biên giới biển ở thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng).

Sóc Trăng xây dựng “thế trận lòng dân” trong bảo vệ biên giới

Những năm qua, Đảng ủy, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chỉ huy các cấp thực hiện tốt phương châm “3 bám, 4 cùng" (bám đơn vị, bám địa bàn, bám chủ trương chính sách; cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc) để thực sự gần dân, hiểu dân, chăm lo cho dân, cùng chung tay gìn giữ biên giới biển…

Bảo tồn và phát huy nghề làm đường thốt nốt của đồng bào Khmer An Giang

Bảo tồn và phát huy nghề làm đường thốt nốt của đồng bào Khmer An Giang

Đối với đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang, cây thốt nốt từ lâu đã trở nên thân quen, gắn liền với cuộc sống hằng ngày. Những sản phẩm từ cây thốt nốt được nhân dân tận dụng để phát triển kinh tế, hình thành nên nhiều đặc sản trứ danh. Trong đó, nghề làm đường thốt nốt không chỉ giúp người dân có thu nhập ổn định mà còn được gìn giữ qua nhiều thế hệ và trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

"Mái ấm cho đồng bào” trong kỷ nguyên vươn mình

"Mái ấm cho đồng bào” trong kỷ nguyên vươn mình

Xóa nhà tạm không chỉ thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, mà đây là việc làm thiết thực nhằm hoàn thành công cuộc giảm nghèo bền vững, hướng tới một tương lai không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Hang Kia, Pà Cò - điểm đến đặc trưng văn hóa dân tộc Mông

Hang Kia, Pà Cò - điểm đến đặc trưng văn hóa dân tộc Mông

Hang Kia và Pà Cò là hai xã vùng cao của huyện Mai Châu (Hòa Bình) nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, nơi có đến hơn 90% là người dân tộc Mông. Với cảnh quan nguyên sơ, núi đồi hùng vĩ cùng những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc riêng có, nhiều đời nay, đồng bào Mông ý thức được việc gìn giữ, đồng thời phát huy được tiềm năng, lợi thế, tạo dựng vùng "đất hứa" vươn mình trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Đồng bào Khmer tìm hiểu về lịch sử hình thành cột mốc biên giới 275 giữa Việt Nam và Campuchia tại khu vực cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên, thị xã Tịnh Biên (An Giang). Ảnh: An Hiếu

An dân giữ đất biên cương

Với khẩu hiệu “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng An Giang luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, bám sát địa bàn, phát huy hiệu quả sức mạnh đoàn kết toàn dân, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới Tây Nam.

Tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc" cùng phù điêu lớn hình cánh cung phía sau là điểm nhấn tại Khu lưu niệm đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc. Ảnh: Việt Hoàng-TTXVN

70 năm tập kết ra Bắc: Dành những gì tốt nhất cho đồng bào miền Nam

Cách đây 70 năm, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã được ký kết, mở ra một trang mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Ðảng đã có quyết định mang tầm chiến lược là đưa con em cán bộ, chiến sỹ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc để tiếp tục học tập, tạo nguồn cán bộ lâu dài cho sự nghiệp cách mạng; đồng thời góp phần cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chuẩn bị lực lượng cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Về miền văn hóa Mường

Về miền văn hóa Mường

Hòa Bình là vùng đất có nhiều dân tộc cùng chung sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Mường, chiếm hơn 63% dân số. Nơi đây nổi tiếng với bốn vùng Mường cổ “Bi, Vang, Thàng, Động” cùng sự hiện diện của “Văn hóa Hòa Bình” tồn tại trên 10.000 năm. Theo dòng chảy thời gian, dân tộc Mường ở Hòa Bình đã sáng tạo và gìn giữ được một nền văn hóa phong phú và đa dạng...

Đồng bào Chăm Islam An Giang: Gắn kết giữa đạo và đời, tôn giáo và dân tộc

Đồng bào Chăm Islam An Giang: Gắn kết giữa đạo và đời, tôn giáo và dân tộc

Đồng bào dân tộc Chăm ở An Giang theo Hồi giáo (Islam) hiện có trên 11.000 người, chiếm khoảng 0,6% tổng số dân trên địa bàn tỉnh. Không chỉ thực hiện tốt giáo lý tôn giáo, đồng bào Chăm nơi đây còn nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực phát triển kinh tế, gìn giữ văn hóa truyền thống, hướng tới một cuộc sống ngày càng văn minh, giàu đẹp…

Lực lượng quân đội, công an triển khai tìm kiếm các nạn nhân mất tích do sạt lở đất tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai). Ảnh: Ngọc Thành

Ấm áp tình người nơi bão lũ

Bão Yagi (bão số 3) và hoàn lưu bão những ngày đầu tháng 9 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề ở nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc. Trước sức tàn phá của thiên nhiên, tinh thần “bầu ơi thương lấy bí cùng” của người Việt Nam như được nhân lên gấp bội, lan tỏa nơi bão lũ...

Kinh lá Buông, Di sản văn hóa phi vật thể của người Khmer An Giang

Kinh lá Buông, Di sản văn hóa phi vật thể của người Khmer An Giang

Kinh lá Buông của người Khmer An Giang là một trong những di sản văn hóa độc đáo thể hiện sự khéo léo, tài năng sáng tạo trong trình độ kỹ thuật và tri thức của người Khmer. Tỉnh An Giang đã phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc gia “Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá Buông của người Khmer tỉnh An Giang” và sẽ xây dựng hồ sơ đăng ký công nhận di sản tư liệu tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá buông của người Khmer ở tỉnh An Giang, thuộc chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO.

Sáng ngời sắc áo lính nơi lũ dữ

Sáng ngời sắc áo lính nơi lũ dữ

Những ngày này, trên địa bàn thành phố Hà Nội, lực lượng công an, quân đội đang phối hợp các đơn vị nỗ lực bảo vệ tài sản, an toàn tính mạng cho nhân dân. Việc làm của các lực lượng vũ trang giúp thắm hơn tình quân, dân trong lũ dữ. *Kề vai sát cánh cùng nhân dân

Du khách và đồng bào dân tộc Mường tham gia nhảy sạp tại Tuần Văn hóa, Du lịch Mộc Châu năm 2024. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Vui Tết Độc lập trên cao nguyên Mộc Châu

Ngày 1/9, đồng bào các dân tộc và du khách thập phương nô nức về cao nguyên Mộc Châu, Sơn La đón Tết Độc lập, tham dự Tuần Văn hóa, Du lịch năm 2024 với chủ đề “Mộc Châu - Tiếng gọi mùa yêu”.

Tây Nguyên – muốn ổn định, phải phát triển

Tây Nguyên – muốn ổn định, phải phát triển

“Cốt lõi của việc bảo vệ an ninh, trật tự là đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, không để ai bị bỏ lại phía sau”. Đó là thông điệp mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra tại Hội nghị về bảo đảm an ninh, trật tự phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên diễn ra ngày 25/8/2024 tại Đà Lạt (Lâm Đồng).

Không phân biệt cao – thấp với di sản văn hóa phi vật thể

Không phân biệt cao – thấp với di sản văn hóa phi vật thể

Sau 23 năm Luật Di sản văn hóa và 15 năm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa đi vào cuộc sống, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ được tiếp tục thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024. Dự luật mới kiên trì bảo vệ quan điểm không xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể theo Công ước 2003 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.

Từ Cách mạng Tháng Tám nghĩ về bài học nắm bắt cơ hội

Từ Cách mạng Tháng Tám nghĩ về bài học nắm bắt cơ hội

Cách mạng Tháng Tám đã đưa chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, kết thúc ách đô hộ của thực dân, phát xít, xóa bỏ chế độ phong kiến từ hàng ngàn năm. Tầm vóc, ý nghĩa thắng lợi, bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị kể từ mùa Thu lịch sử năm 1945.

Nỗ lực gìn giữ biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển

Nỗ lực gìn giữ biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển

Năm nay đánh dấu 25 năm, Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền và 15 năm ký 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc (Nghị định thư phân giới cắm mốc; Hiệp định về quy chế quản lý biên giới; Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu).

Trải nghiệm một mùa thu đậm bản sắc vùng cao

Trải nghiệm một mùa thu đậm bản sắc vùng cao

Du lịch miền Bắc thời gian này sẽ là thiếu sót lớn nếu không được tận hưởng mùa vàng ở Tây Bắc, ngửi hương lúa chín ngọt ngào, check-in những cung đường đèo uốn lượn đẹp như mơ mà không lo gặp phải cơn mưa rừng bất chợt, chiêm ngưỡng màu xanh bất tận của cánh đồng chè trên những sườn núi cao, bên cạnh là con suối thơ mộng róc rách hiền hòa và rồi thưởng thức các món ngon làm từ măng rừng, măng đắng, rau cải mèo đang vào mùa. Đây cũng là thời điểm Lào Cai thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm một mùa thu đậm bản sắc vùng cao.

60 năm Hải quân chiến thắng trận đầu - Bản hùng ca vang mãi

60 năm Hải quân chiến thắng trận đầu - Bản hùng ca vang mãi

Ngày 2 và 5/8/1964, Hải quân nhân dân Việt Nam đã đánh thắng trong trận đầu ra quân, ghi thêm dấu ấn vào trang sử vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc. 60 năm sau, Chiến thắng trận đầu không chỉ là biểu tượng của sức mạnh chính trị, tinh thần “Dám đánh, biết đánh và quyết đánh thắng”, mà còn có ý nghĩa, giá trị to lớn trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Dấu ấn trong xây dựng môi trường văn hóa tại vùng cao Yên Bái

Dấu ấn trong xây dựng môi trường văn hóa tại vùng cao Yên Bái

Bám sát quan điểm của Đảng, vận dụng linh hoạt, phù hợp với đặc điểm văn hóa, con người địa phương, tỉnh Yên Bái đã đặc biệt quan tâm xây dựng bản sắc văn hóa và nhân tố con người song hành cùng sự phát triển của tỉnh, biến những giá trị văn hóa đặc sắc riêng có trở thành sức mạnh nội sinh, nguồn lực to lớn vượt qua mọi khó khăn, chung tay kiến tạo quê hương Yên Bái vững bước đi lên.

Dân ca Sán Chí, di sản văn hóa độc đáo của miền quê Kiên Lao

Dân ca Sán Chí, di sản văn hóa độc đáo của miền quê Kiên Lao

Dân ca Sán Chí còn gọi là cnắng cọô (có nơi gọi là soóng cọ) là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian có lịch sử lâu đời của người Sán Chí ở xã Kiên Lao (huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) với lối hát đối đáp nam nữ, mà lời ca thường là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

Sen Hồ Tây, từ vẻ đẹp thanh khiết đến hương làm trà độc đáo

Sen Hồ Tây, từ vẻ đẹp thanh khiết đến hương làm trà độc đáo

Sen Tây Hồ còn được gọi là sen bách diệp là loài sen để gom hương làm trà độc đáo, ngon nức tiếng Hà Thành. Trà ướp sen Tây Hồ là thức uống đặc biệt của người Hà Thành bởi ẩn chứa trong vị trà đó là cả sự tao nhã, cao sang của người thưởng trà.

Đảo Song Tử Tây nhìn từ xa như một thành phố thu nhỏ, thanh bình mọc lên giữa đại dương với màu xanh của cỏ cây hòa với màu xanh của biển. Ảnh: An Hiếu

Trường Sa - chủ quyền thiêng liêng nơi trùng khơi biển biếc

Trung tuần tháng 5/2024, tôi may mắn và vinh hạnh có chuyến hải trình đến thăm cán bộ, chiến sĩ ở quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa). Tận mắt chứng kiến sự đổi thay của các đảo, tôi cảm nhận được ý chí kiên cường, sự hy sinh của những chiến sĩ hải quân và thấy mình yêu hơn đất nước, con người và biển đảo quê hương...

Hải trình lan tỏa tình yêu biển đảo Tổ quốc

Hải trình lan tỏa tình yêu biển đảo Tổ quốc

Các đoàn đi thăm với hải trình đến với Trường Sa và Nhà giàn DK1 luôn là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt trong việc góp phần khẳng định mạnh mẽ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Chuyến đi trên tàu KN 390 chở Đoàn công tác số 23 vượt gần 1000 hải lý thăm, động viên, tặng quà cho quân và dân đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ Quốc với hải trình từ sáng 21/5 đến chiều 27/5 thành công tốt đẹp.

Thế hệ tương lai của Điện Biên anh hùng. Ảnh: Xuân Tư

Điện Biên - nhịp sống mới

70 năm sau Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Điện Biên khoác lên mình màu áo mới với những công trình kiên cố mang tầm vóc của thành phố lịch sử, những bản làng trù phú đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho đồng bào các dân tộc...

Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường: “Phát huy truyền thống lịch sử, xây dựng một Điện Biên phát triển về kinh tế, tiến bộ về văn hóa, giàu bản sắc dân tộc”

Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường: “Phát huy truyền thống lịch sử, xây dựng một Điện Biên phát triển về kinh tế, tiến bộ về văn hóa, giàu bản sắc dân tộc”

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên đã dành cho Báo ảnh Dân tộc và Miền núi cuộc trao đổi về những thành tựu nổi bật cùng những định hướng lớn của tỉnh để xây dựng một Điện Biên phát triển về kinh tế, tiến bộ về văn hóa, giàu bản sắc dân tộc…