Quay lại
"Mái ấm cho đồng bào” trong kỷ nguyên vươn mình

"Mái ấm cho đồng bào” trong kỷ nguyên vươn mình

Xóa nhà tạm không chỉ thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, mà đây là việc làm thiết thực nhằm hoàn thành công cuộc giảm nghèo bền vững, hướng tới một tương lai không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

2cp1.jpg
Ngôi nhà mới khang trang được xây từ nguồn kinh phí hỗ trợ của chương trình “Mái ấm nghĩa tình,an sinh xã hội” của gia đình chị Lò Thị Thơi ở Bản Lói, xã Quài Tở, huyện Tuần Giáo, Điện Biên. Gia đình chị Thơi là một trong số những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhà cũ dột nát, con cái ốm đau bệnh tật. Ảnh: An Thành Đạt
16cp1.jpg
Hộ gia đình ông Lò Văn Hao, xã Xuân Lao, huyện Mường Ảng, Điện Biên một gia đình chính sách đang dần thoát nghèo từ khi có mái ấm nghĩa tình mơ ước. Ảnh: An Thành Đạt
27cp1.jpg
Căn nhà của ông Quàng Văn Anh ở Bản Yên xã Sam Mứn, huyện Điện Biên được xây cất và tôn tạo bởi chương trình “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội”. Ảnh: An Thành Đạt
28cp1.jpg
Ông bà Quàng Văn Anh, ở Bản Yên xã Sam Mứn, huyện Điện Biên xúc động khi được hỗ trợ làm căn nhà mới. Ảnh: An Thành Đạt

Ngày 13/4/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động Phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025". Tiếp đó, tối 5/10, phát biểu tại lễ phát động Chương trình "Mái ấm cho đồng bào tôi”, Thủ tướng nhấn mạnh: Nhân dân ta có câu "An cư lạc nghiệp". Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước rất rõ ràng: Không hy sinh công bằng, tiến bộ xã hội, không hy sinh an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng đơn thuần.

vna_potal_thu_tuong_chu_tri_phien_hop_thu_nhat_bcd_trung_uong_trien_khai_xoa_nha_tam_nha_dot_nat_tren_pham_vi_ca_nuoc_7696173.jpg
Phiên họp thứ nhất BCĐ Trung ương triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Bằng nhiều hình thức hỗ trợ đối với người nghèo, trong nhiều năm qua trên cả nước đã có hơn 1,7 triệu ngôi nhà mới được hoàn thành, đáp ứng tiêu chuẩn "3 cứng": nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng, tuổi thọ căn nhà là từ 20 năm trở lên.

Tuy nhiên, hiện cả nước vẫn còn khoảng hơn 400.000 căn nhà tạm, nhà dột nát, chưa đảm bảo “3 cứng”. Mục tiêu của chiến dịch 450 ngày đêm cao điểm từ tháng 10/2024 đến cuối năm 2025 là hỗ trợ nhà ở cho người có công gặp khó khăn về nhà ở (khoảng 200.000 căn) bằng nguồn ngân sách nhà nước; hỗ trợ nhà ở cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số theo các chương trình mục tiêu quốc gia (khoảng 88.000 căn); xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo (hơn 153.000 căn).

vna_potal_binh_dinh_quyet_tam_xoa_toan_bo_nha_tam_nha_dot_nat_7691794.jpeg
Ngôi nhà tạm bợ của gia đình chị Đoàn Thị Chì, xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh cần được hỗ trợ xây mới. Ảnh: TTXVN phát

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kêu gọi cả hệ thống chính trị, đồng bào, đồng chí, cộng đồng doanh nghiệp cả nước tiếp tục chung tay, chung sức, đồng lòng, tăng tốc, bứt phá hơn nữa với tình dân tộc, nghĩa đồng bào, "ai có gì giúp nấy, ai có của giúp của, ai có công giúp công, ai có nhiều giúp nhiều, ai có ít giúp ít".

vna_potal_lao_cai_khan_truong_xoa_nha_tam_nha_dot_nat_ho_tro_lam_nha_cho_dong_bao_sau_lu______________________________7678674.jpg
Gia đình ông Phan Văn Thông (dân tộc Tày), thôn Văn Tiến, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn được hỗ trợ 40 triệu đồng để xây nhà mới. Ảnh: Hương Thu-TTXVN
vna_potal_ninh_thuan_tap_trung_xoa_het_nha_tam_nha_dot_nat_cho_nguoi_ngheo__7689831.jpg
Hoàn thiện ngôi nhà cho gia đình bà Chamaléa Thị Ta tại thôn Giá, xã Phước Hà (Thuận Nam, Ninh Thuận). Ảnh: Công Thử - TTXVN
vna_potal_ninh_thuan_tap_trung_xoa_het_nha_tam_nha_dot_nat_cho_nguoi_ngheo__7689835.jpg
Ngôi nhà của gia đình bà PaTau Axá Thị Gia tại thôn Giá, xã Phước Hà (Thuận Nam, Ninh Thuận) đã hoàn thiện, chuẩn bị được bàn giao. Ảnh: Công Thử - TTXVN
vna_potal_ninh_thuan_tap_trung_xoa_het_nha_tam_nha_dot_nat_cho_nguoi_ngheo__7689832.jpg
Ngôi nhà của gia đình ông Nguyễn Sơn tại thôn Thiện Đức, xã Phước Ninh (Thuận Nam, Ninh Thuận). Ảnh: Công Thử - TTXVN

Với mức 50 triệu đồng đối với nhà xây mới, 25 triệu đồng để sửa chữa nhà ở thì cả nước cần hơn 6.500 tỷ đồng. Đây là con số lý thuyết, còn trong bối cảnh giá cả vật tư, nhân công tăng cao như hiện nay thì tổng kinh phí để xây dựng nhà kiên cố thực sự sẽ lớn hơn rất nhiều.

Cái mốc hết năm 2025 không xa trong khi khối lượng công việc còn rất nhiều nên toàn bộ hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và cả xã hội phải đồng lòng quyết tâm thì mới hoàn thành được nhiệm vụ.

Bên cạnh nguồn lực của Nhà nước thì nguồn lực xã hội hóa đóng vai trò rất quan trọng, đồng thời cách làm của các địa phương cũng phải linh hoạt sáng tạo, phù hợp với điều kiện, đặc điểm, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc và đúng đối tượng thụ hưởng.

vna_potal_binh_dinh_quyet_tam_xoa_toan_bo_nha_tam_nha_dot_nat_7691809.jpg
Ngôi nhà mới của chị Trần Thị Tiết Hiền, thị xã Hoài Nhơn được xây dựng từ nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước. Ảnh: Lê Phước Ngọc - TTXVN
vna_potal_tien_giang_no_luc_xoa_nha_tam_cho_cong_nhan_lao_dong_ngheo_7701641.jpg
Liên đoàn lao động tỉnh Tiền Giang bàn giao căn nhà Mái ấm công đoàn cho chị Nguyễn Thị Kim Quyên, xã Trung An, thành phố Mỹ Tho, công nhân Công ty TNHH Dụ Đức Tiền Giang. Ảnh: Minh Trí - TTXVN

Việt Nam nói được là làm được. Chúng ta từng thành công trong việc xóa đói giảm nghèo, được cộng đồng quốc tế ghi nhận.

Tháng 12/2021, tại Phiên toàn thể Diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ 3 về Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với chủ đề “Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời kỳ hậu COVID-19 và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong kỷ nguyên số”, Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên bố: “Lo cho gần 100 triệu dân ấm no và hạnh phúc, dân chủ, có cuộc sống bình yên, an ninh, an toàn, an dân, đó là điều quan trọng nhất”.

Ngày 18/11/2024, tại Rio de Janeiro (Brazil), trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ phát động Liên minh toàn cầu chống đói nghèo.

Phát biểu tại Phiên thảo luận về cuộc chiến chống đói nghèo, Thủ tướng Việt Nam nêu rõ: “Từ một nước nghèo đói, lạc hậu, bị tàn phá nặng nề sau gần 40 năm chiến tranh, 30 năm bị bao vây cấm vận, với đường lối đổi mới, chúng tôi đặt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm; đi đôi với việc khắc phục thiếu hụt về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, môi trường sống…

Vì vậy, Việt Nam đã về đích sớm 10 năm trong thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc; là hình mẫu thành công trong hàn gắn, khôi phục lại vết thương chiến tranh; xóa đói, giảm nghèo.

Việt Nam đã vươn lên thuộc nhóm các nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, nhất là lúa gạo.

Từ thực tiễn Việt Nam, chúng tôi muốn chia sẻ 3 bài học kinh nghiệm quý. Một là không hy sinh an sinh, tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Hai là đặc biệt coi trọng an ninh lương thực và xác định nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế. Ba là lấy con người làm trung tâm, chủ thể; ưu tiên đầu tư cho con người, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo”.

Vào năm 1993 hộ nghèo ở nước ta chiếm tới 58,1%, đến năm 2015 chỉ số này là 9,88%, đến năm 2023 số hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều chỉ còn 2,93% và xuống khoảng 1,9% vào năm 2024. Việt Nam đã trở thành một trong các hình mẫu trên thế giới về thành tựu xóa đói, giảm nghèo.

vna_potal_chung_tay_“xoa_nha_tam_nha_dot_nat”_noi_dia_dau_cuc_bac_to_quoc_7712648.jpg
Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đồng Văn (Hà Giang). Ảnh: TTXVN phát
vna_potal_quang_tri_no_luc_day_nhanh_xoa_nha_tam_cho_ho_ngheo_gia_dinh_chinh_sach_7669112.jpg
Trao tặng Mái ấm biên cương cho cựu chiến binh Hồ A Tay, trú thôn Hà Lệt, xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị. Ảnh: Nguyên Linh-TTXVN
vna_potal_chuong_trinh_xoa_nha_tam_nha_dot_nat_va_kham_chua_benh_tang_qua_cho_cac_tre_em_son_la_7668067.jpg
Ngày 24/10/2024, Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát và khám chữa bệnh, tặng quà cho các trẻ em xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Nghèo đa chiều là tình trạng con người không được đáp ứng ở mức tối thiểu các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống. Nghèo đa chiều là cách tiếp cận mới nhằm hạn chế việc bỏ sót những đối tượng tuy không nghèo về thu nhập nhưng lại nghèo về các chiều cạnh khác.

Chuẩn nghèo đa chiều bao gồm 2 tiêu chí: Tiêu chí về thu nhập và Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (6 chiều) là việc làm - y tế - giáo dục - nhà ở - nước sinh hoạt và vệ sinh - thông tin.

Năm 2022 là thời điểm lần đầu tiên Việt Nam áp dụng đầy đủ, toàn diện chuẩn nghèo đa chiều. Đây cũng là lần đầu tiên nước ta xác định chuẩn thu nhập là mức sống tối thiểu của người dân tính theo bình quân cả nước: khu vực nông thôn là 1,5 triệu đồng/tháng và khu vực thành thị là 2 triệu đồng/tháng.

Hiện tại, Việt Nam là một trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới và là quốc gia đầu tiên của châu Á áp dụng chuẩn nghèo đa chiều.

Văn phòng đại diện Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đánh giá rằng Việt Nam thuộc nhóm đầu trong 3 nhóm quốc gia trên thế giới có tiến bộ nhanh nhất trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và là một trong những quốc gia có tiến độ thực hiện tốt nhất các mục tiêu toàn cầu ở châu Á.

Theo báo cáo Chỉ số nghèo đa chiều (MPI) toàn cầu được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Sáng kiến xóa nghèo đói và phát triển con người (OPHI) tại Đại học Oxford công bố ngày 15/7/2023, Việt Nam là một trong 25 quốc gia đã giảm chỉ số MPI xuống một nửa trong vòng 15 năm./.

Trần Quang Vinh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Trải nghiệm thiên nhiên trên "vùng đất của nắng và gió"

Trải nghiệm thiên nhiên trên "vùng đất của nắng và gió"

Hiện nay, xu hướng "check-in" trải nghiệm tại các địa điểm đến đã trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi chuyến đi. Tại Ninh Thuận, trào lưu này không chỉ giúp du khách lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ mà còn góp phần quảng bá hình ảnh du lịch địa phương hiệu quả.

Vui Tết rừng với đồng bào Mông Nà Hẩu

Vui Tết rừng với đồng bào Mông Nà Hẩu

Đến hẹn lại lên, cứ vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hằng năm, đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái) nô nức hội tụ tại các điểm trung tâm bản để tổ chức Lễ Cúng rừng hay còn gọi Tết rừng.

Du lịch "ngất ngây" mùa hoa mận Mộc Châu

Du lịch "ngất ngây" mùa hoa mận Mộc Châu

Mùa hoa mận Mộc Châu (Sơn La) năm nay đẹp hơn mọi năm nhờ thời tiết thuận lợi, hoa tại nhiều vườn đồng loại bung đều nên càng thu hút nhiều du khách từ mọi miền Tổ quốc. Tuy nhiên, khi khách đổ dồn đi du xuân ngắm hoa, đã xuất hiện nhiều phản hồi quá tải về phòng nghỉ, các dịch vụ ăn uống, vui chơi và tắc đường.

Về Bắc Ninh thưởng thức canh hát Quan họ đầu Xuân

Về Bắc Ninh thưởng thức canh hát Quan họ đầu Xuân

Những ngày đầu Xuân, ở Bắc Ninh rộn ràng lễ hội. Đặc biệt, người yêu Quan họ có thể cảm nhận đầy đủ các hình thức diễn xướng của loại hình nghệ thuật này trong các lễ hội như hát hội, hát thuyền, hát cửa đình, cửa chùa. Đặc biệt, du khách có thể tìm đến không gian riêng để nghe các canh Quan họ, thưởng thức những nét độc đáo và tinh túy nhất.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Ngày 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2025. Đây là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của dân tộc Mường, đồng thời trở thành nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong dịp Tết đến, Xuân về của người Mường ở Hòa Bình. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia.

Đoàn kết - Điểm tựa vững chắc để Việt Nam vươn mình phát triển

Đoàn kết - Điểm tựa vững chắc để Việt Nam vươn mình phát triển

Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai sau hơn 3 tháng kể từ thảm họa bão Yagi (bão số 3) đã được khoác chiếc áo mới. 40 căn nhà tái định cư kiến trúc nhà sàn dân tộc Tày với diện tích 96m2/căn còn thơm mùi sơn đã được trao cho những hộ dân đã bị mất nhà cửa sau thảm hoạ sạt lở tại đây 3 tháng trước. Thảm họa tại Làng Nủ đã làm 52 người chết, 14 người mất tích, 15 người bị thương, sập đổ 35 căn nhà cùng nhiều tài sản lớn. Quá trình tái thiết, đưa người dân trở lại cuộc sống bình thường ở Làng Nủ sau bão số 3 như một biểu tượng cho tinh thần đoàn kết cùng vượt qua khó khăn của dân tộc ta trước thiên tai khốc liệt.

Tết sớm trên những bản làng thoát nghèo ở vùng cao A Lưới

Tết sớm trên những bản làng thoát nghèo ở vùng cao A Lưới

Kết thúc mùa màng bội thu cũng là lúc đồng bào dân tộc huyện miền núi A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế) dựng cây nêu, nô nức đón chào ngày hội lớn - lễ hội ADa Koonh. Lễ hội năm nay trở nên đặc biệt hơn khi A Lưới chính thức thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo quốc gia giai đoạn 2022 - 2025. Không khí lễ hội, hân hoan đón Tết tràn ngập mọi nẻo đường và bản làng.

Để kịp thời phòng ngừa, phát hiện và xử lý tội phạm, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lai Hòa thường xuyên phối hợp với lực lượng công an, dân quân tự vệ tuần tra kiểm soát tại khu vực biên giới biển ở thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng).

Sóc Trăng xây dựng “thế trận lòng dân” trong bảo vệ biên giới

Những năm qua, Đảng ủy, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chỉ huy các cấp thực hiện tốt phương châm “3 bám, 4 cùng" (bám đơn vị, bám địa bàn, bám chủ trương chính sách; cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc) để thực sự gần dân, hiểu dân, chăm lo cho dân, cùng chung tay gìn giữ biên giới biển…

Bảo tồn và phát huy nghề làm đường thốt nốt của đồng bào Khmer An Giang

Bảo tồn và phát huy nghề làm đường thốt nốt của đồng bào Khmer An Giang

Đối với đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang, cây thốt nốt từ lâu đã trở nên thân quen, gắn liền với cuộc sống hằng ngày. Những sản phẩm từ cây thốt nốt được nhân dân tận dụng để phát triển kinh tế, hình thành nên nhiều đặc sản trứ danh. Trong đó, nghề làm đường thốt nốt không chỉ giúp người dân có thu nhập ổn định mà còn được gìn giữ qua nhiều thế hệ và trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hang Kia, Pà Cò - điểm đến đặc trưng văn hóa dân tộc Mông

Hang Kia, Pà Cò - điểm đến đặc trưng văn hóa dân tộc Mông

Hang Kia và Pà Cò là hai xã vùng cao của huyện Mai Châu (Hòa Bình) nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, nơi có đến hơn 90% là người dân tộc Mông. Với cảnh quan nguyên sơ, núi đồi hùng vĩ cùng những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc riêng có, nhiều đời nay, đồng bào Mông ý thức được việc gìn giữ, đồng thời phát huy được tiềm năng, lợi thế, tạo dựng vùng "đất hứa" vươn mình trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Đồng bào Khmer tìm hiểu về lịch sử hình thành cột mốc biên giới 275 giữa Việt Nam và Campuchia tại khu vực cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên, thị xã Tịnh Biên (An Giang). Ảnh: An Hiếu

An dân giữ đất biên cương

Với khẩu hiệu “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng An Giang luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, bám sát địa bàn, phát huy hiệu quả sức mạnh đoàn kết toàn dân, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới Tây Nam.

Tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc" cùng phù điêu lớn hình cánh cung phía sau là điểm nhấn tại Khu lưu niệm đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc. Ảnh: Việt Hoàng-TTXVN

70 năm tập kết ra Bắc: Dành những gì tốt nhất cho đồng bào miền Nam

Cách đây 70 năm, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã được ký kết, mở ra một trang mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Ðảng đã có quyết định mang tầm chiến lược là đưa con em cán bộ, chiến sỹ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc để tiếp tục học tập, tạo nguồn cán bộ lâu dài cho sự nghiệp cách mạng; đồng thời góp phần cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chuẩn bị lực lượng cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Về miền văn hóa Mường

Về miền văn hóa Mường

Hòa Bình là vùng đất có nhiều dân tộc cùng chung sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Mường, chiếm hơn 63% dân số. Nơi đây nổi tiếng với bốn vùng Mường cổ “Bi, Vang, Thàng, Động” cùng sự hiện diện của “Văn hóa Hòa Bình” tồn tại trên 10.000 năm. Theo dòng chảy thời gian, dân tộc Mường ở Hòa Bình đã sáng tạo và gìn giữ được một nền văn hóa phong phú và đa dạng...

Đồng bào Chăm Islam An Giang: Gắn kết giữa đạo và đời, tôn giáo và dân tộc

Đồng bào Chăm Islam An Giang: Gắn kết giữa đạo và đời, tôn giáo và dân tộc

Đồng bào dân tộc Chăm ở An Giang theo Hồi giáo (Islam) hiện có trên 11.000 người, chiếm khoảng 0,6% tổng số dân trên địa bàn tỉnh. Không chỉ thực hiện tốt giáo lý tôn giáo, đồng bào Chăm nơi đây còn nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực phát triển kinh tế, gìn giữ văn hóa truyền thống, hướng tới một cuộc sống ngày càng văn minh, giàu đẹp…

Lực lượng quân đội, công an triển khai tìm kiếm các nạn nhân mất tích do sạt lở đất tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai). Ảnh: Ngọc Thành

Ấm áp tình người nơi bão lũ

Bão Yagi (bão số 3) và hoàn lưu bão những ngày đầu tháng 9 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề ở nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc. Trước sức tàn phá của thiên nhiên, tinh thần “bầu ơi thương lấy bí cùng” của người Việt Nam như được nhân lên gấp bội, lan tỏa nơi bão lũ...

Kinh lá Buông, Di sản văn hóa phi vật thể của người Khmer An Giang

Kinh lá Buông, Di sản văn hóa phi vật thể của người Khmer An Giang

Kinh lá Buông của người Khmer An Giang là một trong những di sản văn hóa độc đáo thể hiện sự khéo léo, tài năng sáng tạo trong trình độ kỹ thuật và tri thức của người Khmer. Tỉnh An Giang đã phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc gia “Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá Buông của người Khmer tỉnh An Giang” và sẽ xây dựng hồ sơ đăng ký công nhận di sản tư liệu tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá buông của người Khmer ở tỉnh An Giang, thuộc chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO.

Sáng ngời sắc áo lính nơi lũ dữ

Sáng ngời sắc áo lính nơi lũ dữ

Những ngày này, trên địa bàn thành phố Hà Nội, lực lượng công an, quân đội đang phối hợp các đơn vị nỗ lực bảo vệ tài sản, an toàn tính mạng cho nhân dân. Việc làm của các lực lượng vũ trang giúp thắm hơn tình quân, dân trong lũ dữ. *Kề vai sát cánh cùng nhân dân

Du khách và đồng bào dân tộc Mường tham gia nhảy sạp tại Tuần Văn hóa, Du lịch Mộc Châu năm 2024. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Vui Tết Độc lập trên cao nguyên Mộc Châu

Ngày 1/9, đồng bào các dân tộc và du khách thập phương nô nức về cao nguyên Mộc Châu, Sơn La đón Tết Độc lập, tham dự Tuần Văn hóa, Du lịch năm 2024 với chủ đề “Mộc Châu - Tiếng gọi mùa yêu”.

Tây Nguyên – muốn ổn định, phải phát triển

Tây Nguyên – muốn ổn định, phải phát triển

“Cốt lõi của việc bảo vệ an ninh, trật tự là đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, không để ai bị bỏ lại phía sau”. Đó là thông điệp mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra tại Hội nghị về bảo đảm an ninh, trật tự phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên diễn ra ngày 25/8/2024 tại Đà Lạt (Lâm Đồng).

Không phân biệt cao – thấp với di sản văn hóa phi vật thể

Không phân biệt cao – thấp với di sản văn hóa phi vật thể

Sau 23 năm Luật Di sản văn hóa và 15 năm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa đi vào cuộc sống, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ được tiếp tục thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024. Dự luật mới kiên trì bảo vệ quan điểm không xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể theo Công ước 2003 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.

Từ Cách mạng Tháng Tám nghĩ về bài học nắm bắt cơ hội

Từ Cách mạng Tháng Tám nghĩ về bài học nắm bắt cơ hội

Cách mạng Tháng Tám đã đưa chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, kết thúc ách đô hộ của thực dân, phát xít, xóa bỏ chế độ phong kiến từ hàng ngàn năm. Tầm vóc, ý nghĩa thắng lợi, bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị kể từ mùa Thu lịch sử năm 1945.

Nỗ lực gìn giữ biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển

Nỗ lực gìn giữ biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển

Năm nay đánh dấu 25 năm, Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền và 15 năm ký 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc (Nghị định thư phân giới cắm mốc; Hiệp định về quy chế quản lý biên giới; Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu).

Trải nghiệm một mùa thu đậm bản sắc vùng cao

Trải nghiệm một mùa thu đậm bản sắc vùng cao

Du lịch miền Bắc thời gian này sẽ là thiếu sót lớn nếu không được tận hưởng mùa vàng ở Tây Bắc, ngửi hương lúa chín ngọt ngào, check-in những cung đường đèo uốn lượn đẹp như mơ mà không lo gặp phải cơn mưa rừng bất chợt, chiêm ngưỡng màu xanh bất tận của cánh đồng chè trên những sườn núi cao, bên cạnh là con suối thơ mộng róc rách hiền hòa và rồi thưởng thức các món ngon làm từ măng rừng, măng đắng, rau cải mèo đang vào mùa. Đây cũng là thời điểm Lào Cai thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm một mùa thu đậm bản sắc vùng cao.

60 năm Hải quân chiến thắng trận đầu - Bản hùng ca vang mãi

60 năm Hải quân chiến thắng trận đầu - Bản hùng ca vang mãi

Ngày 2 và 5/8/1964, Hải quân nhân dân Việt Nam đã đánh thắng trong trận đầu ra quân, ghi thêm dấu ấn vào trang sử vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc. 60 năm sau, Chiến thắng trận đầu không chỉ là biểu tượng của sức mạnh chính trị, tinh thần “Dám đánh, biết đánh và quyết đánh thắng”, mà còn có ý nghĩa, giá trị to lớn trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Dấu ấn trong xây dựng môi trường văn hóa tại vùng cao Yên Bái

Dấu ấn trong xây dựng môi trường văn hóa tại vùng cao Yên Bái

Bám sát quan điểm của Đảng, vận dụng linh hoạt, phù hợp với đặc điểm văn hóa, con người địa phương, tỉnh Yên Bái đã đặc biệt quan tâm xây dựng bản sắc văn hóa và nhân tố con người song hành cùng sự phát triển của tỉnh, biến những giá trị văn hóa đặc sắc riêng có trở thành sức mạnh nội sinh, nguồn lực to lớn vượt qua mọi khó khăn, chung tay kiến tạo quê hương Yên Bái vững bước đi lên.

Dân ca Sán Chí, di sản văn hóa độc đáo của miền quê Kiên Lao

Dân ca Sán Chí, di sản văn hóa độc đáo của miền quê Kiên Lao

Dân ca Sán Chí còn gọi là cnắng cọô (có nơi gọi là soóng cọ) là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian có lịch sử lâu đời của người Sán Chí ở xã Kiên Lao (huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) với lối hát đối đáp nam nữ, mà lời ca thường là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.