Dấu ấn trong xây dựng môi trường văn hóa tại vùng cao Yên Bái

Bám sát quan điểm của Đảng, vận dụng linh hoạt, phù hợp với đặc điểm văn hóa, con người địa phương, tỉnh Yên Bái đã đặc biệt quan tâm xây dựng bản sắc văn hóa và nhân tố con người song hành cùng sự phát triển của tỉnh, biến những giá trị văn hóa đặc sắc riêng có trở thành sức mạnh nội sinh, nguồn lực to lớn vượt qua mọi khó khăn, chung tay kiến tạo quê hương Yên Bái vững bước đi lên.

vna_potal_dau_an_trong_xay_dung_moi_truong_van_hoa_tai_tinh_yen_bai__7461646.jpg
Múa Dậm thuộng của đồng bào dân tộc Tày ở xã Thượng Bằng La, Văn Chấn (Yên Bái). Ảnh: TTXVN

Khát vọng xây dựng con người mới

Thấm nhuần phương châm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, nhiều năm qua, tỉnh Yên Bái chú trọng xây dựng văn hóa và con người mới bằng những cách làm thiết thực, sáng tạo, linh hoạt ngay từ cơ sở. Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh được triển khai đồng bộ, toàn diện tạo được hiệu ứng cao, lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội.

vna_potal_yen_bai_khai_mac_le_hoi_van_hoa_du_lich_muong_lo_2023__7009646.jpg
Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái Đỗ Đức Duy (giữa) tham gia màn đại xoè cùng nhân dân tại lễ khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò 2023... Ảnh: Việt Dũng
vna_potal__yen_bai_khai_mac_le_hoi_van_hoa_du_lich_muong_lo_2023__7009643.jpg
... và màn diễu diễn mang đầy sắc màu và độc đáo, thể hiện những giá trị tinh hoa, đặc sắc nhất trong văn hóa bản địa của bà con dân tộc Thái ở Nghĩa Lộ với sự tham gia của 350 diễn viên quần chúng đến từ các dân tộc của 9 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Ảnh: Việt Dũng - TTXVN
vna_potal_yen_bai_khai_mac_le_hoi_van_hoa_du_lich_muong_lo_2023__7009642.jpg
Màn đại xòe tạo hình cánh hoa ban, loài hoa gắn liền với đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở Nghĩa Lộ. Ảnh: Việt Dũng - TTXVN

Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy cho rằng, dù là tỉnh có nhiều khó khăn, song Yên Bái đạt được nhiều dấu ấn quan trọng, quan tâm đầu tư cho lĩnh vực văn hóa nghệ thuật với nhiều chính sách phù hợp từng địa bàn, đối tượng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỉnh có nhiều mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo, cụ thể hóa quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển con người mới gắn với điều kiện thực tế của địa phương.

Việc giáo dục, chăm lo xây dựng con người Yên Bái phát triển toàn diện được quan tâm, nhất là xây dựng hình ảnh con người Yên Bái "Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”. Các hoạt động giáo dục về lịch sử văn hóa truyền thống được đẩy mạnh, nhiều nội dung được đưa vào giảng dạy tại các nhà trường, góp phần bồi đắp lòng tự tôn, tự hào dân tộc, đề cao tinh thần yêu nước, nâng cao trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân, gia đình và xã hội.

vna_potal_dau_an_trong_xay_dung_moi_truong_van_hoa_tai_tinh_yen_bai_7461645.jpg
Kéo co là một trong những trò chơi của lễ hội Xo May người Tày ở Mường Lai, huyện Lục Yên (Yên Bái). Ảnh: TTXVN
vna_potal_de_tieng_khen_mong_mai_ngan_vang__7090911.jpg
Các nhà trường ở vùng cao Mù Cang Chải đã chủ động đưa văn hóa khèn Mông vào các buổi học ngoại khóa. Ảnh: Tuấn Anh-TTXVN
vna_potal_de_tieng_khen_mong_mai_ngan_vang__7090905.jpg
Học sinh tập múa khèn tai trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải. Ảnh: Tuấn Anh-TTXVN

Nhiều chuẩn mực giá trị con người được đề ra để tạo môi trường thuận lợi cho người dân Yên Bái phát triển toàn diện, tiêu biểu là việc xây dựng Chỉ số hạnh phúc cho người dân - một chỉ số đo lường sự hài lòng trong cuộc sống, cảm giác hạnh phúc của người dân thông qua sức khỏe tâm lý và thể chất, cùng môi trường sống và phúc lợi xã hội. Nâng cao Chỉ số hạnh phúc cho người dân là nhiệm vụ trọng tâm, giá trị cốt lõi trong chiến lược phát triển của tỉnh Yên Bái trong những năm qua.

Những thiết chế văn hóa cần thiết tại cơ sở được xây dựng nhằm chăm lo cho con người Yên Bái phát triển về đức, trí, thể, mỹ. Đến nay, toàn tỉnh có 986/1356 thôn, bản có sân chơi thể thao, có 1.290 nhà văn hóa tại các thôn, bản phục vụ hội họp, vui chơi, giải trí cho người dân. Đặc biệt, toàn tỉnh có 600 câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, trên 73% thôn bản hạnh phúc, trên 89% hộ gia đình đạt tiêu chí gia đình hạnh phúc; 296 trường đạt tiêu chí trường học hạnh phúc.

Bà Lê Thị Thanh Bình, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, lấy con người là trung tâm, tỉnh Yên Bái xây dựng hệ giá trị văn hóa nhằm mục tiêu mang lại sự hài lòng trong cuộc sống và hạnh phúc bền vững cho người dân. Do vậy, Yên Bái đã và đang nỗ lực, tích cực xây dựng gia đình hạnh phúc, thôn bản, tổ dân phố hạnh phúc, xã phường thị trấn hạnh phúc, bệnh viện, trường học hạnh phúc... hướng tới tỉnh hạnh phúc. Đó chính là khát vọng xây dựng nhân cách đặc trưng của con người Yên Bái trong giai đoạn mới.

Biến giá trị văn hóa thành sức mạnh

Yên Bái luôn quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; kết hợp hài hòa giữa xây dựng, phát triển văn hóa với phát triển kinh tế, nhất là phát huy giá trị văn hóa với phát triển du lịch, thông qua khai thác thế mạnh của tự nhiên gắn với văn hóa thành sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Yên Bái, tận dụng tối đa lợi thế để biến di sản thành tài sản, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Là mảnh đất quần cư của hơn 30 dân tộc anh em, với những giá trị văn hóa độc đáo về tiếng nói, chữ viết, các lễ hội dân gian riêng có, Yên Bái hiện có 510 di sản văn hóa phi vật thể, cùng hàng trăm di sản văn hóa vật thể của các dân tộc thiểu số được hun đúc, bảo tồn, gìn giữ tự bao đời nay. Vì vậy, Yên Bái được mệnh danh là nơi hội tụ những sắc màu văn hóa Tây Bắc.

vna_potal_van_hoa_soi_duong_dac_sac_le_hoi_gau_tao_cua_nguoi_mong_o_yen_bai_7230672.jpeg
Lễ hội Gầu Tào năm 2024 của người Mông huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái được tổ chức tại sân vận động huyện. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Mông, đồng thời thúc đẩy du lịch địa phương. Trong ảnh là Màn biểu diễn khèn Mông tại lễ hội... Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
vna_potal_van_hoa_soi_duong_dac_sac_le_hoi_gau_tao_cua_nguoi_mong_o_yen_bai_7230673.jpg
... và Hội thi làm bánh dày thu hút đông đảo đại biểu, nhân dân và du khách đón xem. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN

Ông Nông Việt Yên, Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải chia sẻ, để biến giá trị di sản văn hóa thành nguồn lực, tạo nhiều không gian văn hóa để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, huyện chú trọng bảo tồn văn hóa thông qua việc duy trì các lễ hội, hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ quần chúng; tổ chức các sự kiện trình diễn trang phục, ẩm thực, văn nghệ dân gian đặc sắc để thu hút du khách; gìn giữ phong tục, tập quán, khôi phục kiến trúc độc đáo, truyền dạy dân ca từ cơ sở gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

vna_potal_10_su_kien_noi_bat_cua_viet_nam_nam_2023_do_ttxvn_binh_chon-su_kien_6_dai_danh_y_va_nhieu_dia_danh_duoc_unesco_vinh_danh_7145456.jpg
Yên Bái đón hơn 525.000 lượt du khách từ đầu năm 2023. Ảnh: Tiến Khánh - TTXVN
vna_potal_yen_bai_khai_mac_festival_du_luon_“bay_tren_mua_vang”_nam_2023_6984419.jpg
Ngày 16/9/2023, tại bản Lìm Mông, xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã phối hợp với Công ty Cổ phần Du lịch và thể thao Viên Nam tổ chức Lễ khai mạc Festival dù lượn “Bay trên mùa vàng” năm 2023. Lễ khai mạc thu hút hàng nghìn du khách trong và ngoài nước đến tham dự.
vna_potal_yen_bai_khai_mac_festival_du_luon_“bay_tren_mua_vang”_nam_2023_6984420.jpg
Một màn biểu diễn dù bay của các phi công. Ảnh: Tuấn Anh-TTXVN

Nhờ làm tốt công tác bảo tồn, phục dựng các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tiêu biểu, cũng như phát huy tốt những giá trị văn hóa đặc sắc khác, Yên Bái đã hình thành và khai thác nhiều sản phẩm du lịch mới, trở thành điểm đến thân thiện của hàng triệu du khách mỗi năm. Du lịch Yên Bái đã định vị được thương hiệu trên bản đồ du lịch vùng Tây Bắc.

vna_potal_hoa_to_day_khoe_sac_o_vung_cao_mu_cang_chai_7222302.jpg
Đến với huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái), du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh núi non hùng vĩ, vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang trải dài cao vút đến lưng trời cùng với sự thuần khiết của một loài hoa rừng mang tên Tớ Dày. Theo người Mông nơi đây, Tớ Dày là loại hoa rừng thuộc họ hoa đào, thường gọi là “Pằng tớ dảy” dịch theo nghĩa tiếng Việt là “hoa đào rừng”. Loại hoa này chỉ có năm cánh hồng với nhụy dài, nở thành từng chùm.
vna_potal_yen_bai_khai_mac_le_hoi_tra_shan_tuyet_huyen_van_chan_lan_thu_nhat_nam_2023__6995063.jpg
Lễ hội Trà Shan tuyết huyện Văn Chấn lần thứ nhất - năm 2023 với chủ đề “Tinh hoa giữa ngàn mây” được tổ chức với sự tham dự của đông đảo người dân địa phương, du khách trong và ngoài tỉnh. Trong ảnh: Các nghệ nhân trình diễn cách pha trà đạo. Ảnh: Tuấn Anh-TTXVN
vna_potal_yen_bai_khai_mac_le_hoi_tra_shan_tuyet_huyen_van_chan_lan_thu_nhat_nam_2023__6995057.jpg
Các đại biểu thưởng thức chè Shan tuyết được các nghệ nhân pha chế. Ảnh: Tuấn Anh-TTXVN

Xác định văn hóa là động lực quan trọng để phát triển kinh tế, tỉnh Yên Bái khuyến khích xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân, tạo lập môi trường văn hóa pháp lý, minh bạch, tiến bộ, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp... Chương trình Ngày cuối tuần cùng doanh nghiệp, cà phê doanh nhân được tổ chức thường xuyên. Đến nay, tỉnh Yên Bái có 1.068 cơ quan, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa 2 năm và 5 năm, trong đó có 100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và 80% doanh nghiệp.

Để phát huy hơn nữa tiềm năng thế mạnh, giá trị văn hóa và con người Yên Bái trong thời gian tới, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy cho biết, tỉnh tiếp tục quán triệt và thực hiện hiệu quả các quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng về phát triển văn hóa, trọng tâm là bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với phát triển kinh tế, xây dựng con người Yên Bái thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập.

vna_potal_yen_bai_tung_bung_to_chuc_nhieu_hoat_dong_mung_dang_mung_xuan_giap_thin_2024_7210550.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy tham quan gian trưng bày, giới thiệu một số ấn phẩm tiêu biểu của TTXVN tại Hội báo Xuân năm 2024. Ảnh: TTXVN phát

Cùng với đó, khai thác hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở; lan tỏa sâu rộng các phong trào xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân để văn hóa và con người Yên Bái thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, nguồn lực đột phá, góp phần đưa tỉnh phát triển nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc.

Tiến Khánh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm