An dân giữ đất biên cương

Với khẩu hiệu “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng An Giang luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, bám sát địa bàn, phát huy hiệu quả sức mạnh đoàn kết toàn dân, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới Tây Nam.

an dan giu dat bien cuong 2.jpg

Ấm lòng dân nơi biên cương

Bộ đội Biên phòng (BĐBP) An Giang quản lý tuyến biên giới dài gần 100 km giáp với tỉnh Kandal và Takeo của Campuchia, gồm 18 xã, thị trấn của huyện Tân Châu, An Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn và thị xã Châu Đốc. Để giữ vũng an ninh trật tự khu vực, BĐBP An Giang đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ, sẻ chia với những hộ khó khăn…

cp1 3G0A7904.jpg
Quản lý tuyến biên giới dài gần 100 km giáp với tỉnh Kandal và Takeo của Campuchia, BĐBP An Giang triển khai đội vũ trang nắm chắc nội, ngoại biên nắm chắc tình hình từ sớm, từ xa, kịp thời tham mưu, đề xuất xử lý các vụ việc phức tạp xảy ra trên biên giới. Địa hình không thuận lợi nhưng các chiến sĩ trẻ luôn nêu cao tinh thần giữ vững biên giới quốc gia, vượt mọi khó khăn, gian khổ hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng. Ảnh: Trọng Chính
Bien phong An Giang 17B.jpg
Cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Nhơn Hội phối hợp liên ngành kiểm tra tại khu vực cột mốc biên giới 254 trên địa bàn huyện An Phú (An Giang) vào mùa nước nổi. Ảnh: An Hiếu
Bien phong An Giang 19B.jpg
Cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Nhơn Hội phối hợp liên ngành tuần tra biên giới bằng xuồng vào mùa nước nổi tại khu vực chốt số 6, huyện An Phú (An Giang). Ảnh: An Hiếu
Bien phong An Giang 16.jpg
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên với lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn luôn giữ gìn tốt mối quan hệ truyền thống lâu đời giữa hai nước Việt Nam - Campuchia. Ảnh: An Hiếu
Bien phong An Giang 15.jpg
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên với lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn luôn giữ gìn tốt mối quan hệ truyền thống lâu đời giữa hai nước Việt Nam - Campuchia. Ảnh: An Hiếu
Bien phong An Giang 2A.jpg
Trung úy Chau Kum Sinl, đội trưởng đội vận động quần chúng Đồn Biên phòng Lạc Quới, Bộ Đội Biên phòng tỉnh An Giang, người chiến sĩ Bộ Đội Biên phòng dân tộc Khmer tận tụy với công việc, là niềm tự hào, tấm gương sang cho thế thế trẻ noi theo. Ảnh: An Hiếu
cp1 3G0A1214.jpg
Trung úy Chau Kum Sinl, đội trưởng đội vận động quần chúng Đồn Biên phòng Lạc Quới trong chuyến thực địa tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước tại khu vực bà con dân tộc Khmer sinh sống. Ảnh: Trọng Chính

Thực hiện phương châm “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với nhân dân, BĐBP An Giang đã phối hợp mở hàng trăm lớp xóa mù chữ, phổ cập tiểu học; xây dựng hơn 640 căn nhà “Đại đoàn kết” và “Mái ấm biên cương” cho người nghèo nơi biên giới; khám, chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho hàng nghìn lượt người… Giai đoạn 2019 – 2024, BĐBP An Giang đã huy động trên 25,27 tỷ đồng hỗ trợ, tặng quà các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, học sinh nghèo hiếu học… trên địa bàn.

Nhằm chia sẻ, động viên trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, BĐBP An Giang còn nhận nuôi, đỡ đầu nhiều em nhỏ theo chương trình “Con nuôi Đồn Biên phòng” và “Nâng bước em tới trường”. Đến với Đồn Biên phòng Lạc Quới ở xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn, chúng tôi được biết, Đồn đang nuôi một em và đỡ đầu 4 em khác của xã Lạc Quới và xã nước bạn Campuchia với số tiền 500.000 đồng/tháng.

Bien phong An Giang 1.jpg
“Con nuôi biên phòng” là mô hình thực hiện chủ trương của Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng, nhằm giúp đỡ các cháu học sinh hiếu học, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên tuyến biên giới. Trong ảnh: Cháu Nguyễn Văn Duy Chương, 11 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ, ngày ngày vẫn trong vòng tay che chở của “những người cha quân hàm xanh" của Đồn Biên phòng Lạc Quới, huyện Tri Tôn (An Giang). Ảnh: An Hiếu
Bien phong An Giang 4.jpg
Em Nguyễn Văn Huy Chương, 11 tuổi được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lạc Quới, huyện Trị Tôn (An Giang) đón về nuôi từ lúc 6 tuổi. Tại đây, em được những “người cha quân hàm xanh” chăm sóc đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần. Ảnh: An Hiếu
Bien phong An Giang 6.jpg
“Những người cha quân hàm xanh” của Đồn Biên phòng Lạc Quới, huyện Trị Tôn (An Giang) luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc của các học sinh hiếu học, có hoàn cảnh khó khăn trên tuyến biên giới. Ảnh: An Hiếu
Bien phong An Giang 5.jpg
Em Nguyễn Văn Huy Chương, 11 tuổi với “những người cha quân hàm xanh” của Đồn Biên phòng Lạc Quới, huyện Trị Tôn (An Giang). Ảnh: An Hiếu

Được Đồn Biên phòng Lạc Quới nhận nuôi từ năm 2019, em Nguyễn Văn Duy Chương (sinh năm 2013) nay đã cao lớn, mạnh dạn hơn với nụ cười luôn chực sẵn trên môi. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Chương sống trong tình thương của bà ngoại già yếu, hoàn cảnh khó khăn.

Bien phong An Giang 3.jpg
Chính trị viên Nguyễn Văn Ngọc Hòa, Đồn Biên phòng Lạc Quới, Bộ Đội Biên phòng tỉnh An Giang. Ảnh: An Hiếu

Theo Chính trị viên Nguyễn Văn Ngọc Hòa, từ khi trở thành con nuôi của Đồn, Chương được cấp phòng riêng, được ăn uống đầy đủ ngày 3 bữa, cấp 20.000 đồng mỗi ngày và được cán bộ, chiến sĩ thay nhau giảng bài thêm. Cảm nhận được tình yêu thương của cán bộ, chiến sĩ, Chương đã cố gắng học tập, thường xuyên đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh chăm ngoan của trường.

Cùng dân gìn giữ biên giới Tây Nam

Chúng tôi đến chùa Tà Ngáo ở phường An Phú, thị xã Tịnh Biên để dự một buổi tuyên truyền, trao đổi thông tin định kỳ do Đồn biên phòng Nhơn Hưng và Hội phụ nữ phường An Phú phối hợp tổ chức. Theo Trung úy Phan Thanh Long, Đội trưởng Đội vận động quần chúng Đồn Biên phòng Nhơn Hưng, mỗi tháng một lần, Đồn lại tổ chức tuyên truyền, phổ biến thông tin thời sự, chính trị khu vực biên giới cho đồng bào Khmer, đồng thời hướng dẫn các thủ tục xuất nhập cảnh, đi lại theo đúng quy định của pháp luật.

Bien phong An Giang 9.jpg
Cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Nhơn Hưng tuyên truyền, trao đổi thông tin định kỳ với sư sãi cùng với đồng bào Khmer tại chùa Tà Ngáo, phường An Phú, thị xã Tịnh Biên (An Giang). Ảnh An Hiếu
3G0A1596cp1.jpg
Trung úy Phan Thanh Long, Đội trưởng Đội vận động quần chúng Đồn Biên phòng Nhơn Hưng phổ biến thông tin thời sự, chính trị khu vực biên giới cho đồng bào Khmer trong khuôn viên chùa Tà Ngáo. Ảnh: Trọng Chính
Bien phong An Giang 10.jpg
Cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Nhơn Hưng thường xuyên thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động đồng bào khu vực biên giới phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh biên giới quốc gia. Ảnh: An Hiếu
Bien phong An Giang 11.jpg
Buổi giao lưu văn nghệ giữa các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Nhơn Hưng cùng với đồng bào Khmer tại chùa Tà Ngáo, phường An Phú, thị xã Tịnh Biên (An Giang). Ảnh An Hiếu

Tham gia buổi sinh hoạt ở sân chùa Tà Ngáo, chị Neàng Nhương, người Khmer ở ấp Phú Tâm, phường An Phú cho biết, đây là lần đầu tiên chị đến nghe cán bộ, chiến sĩ phổ biến pháp luật, tình trạng buôn bán phụ nữ qua biên giới. Biết thêm nhiều thông tin hữu ích và cách phòng tránh, chị cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều.

Để xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở các xã biên giới, xây dựng thế trận “Biên phòng toàn dân” trong thế trận “Quốc phòng toàn dân”, gắn với thế trận “An ninh nhân dân” vững chắc, BĐBP An Giang còn làm tốt công tác dân vận, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cấp, ngành, các lực lượng và tầng lớp nhân dân.

Là thành viên Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Tịnh Biên và thị xã Tịnh Biên, nhiều năm qua, ông Chau Ku (gần 80 tuổi) luôn đi đầu trong các phong trào, nhất là thiện nguyện, an sinh xã hội. Bên cạnh đó, ông còn phối hợp với BĐBP tham gia giữ gìn an ninh, trật tự biên giới. Thông thạo tiếng Việt và tiếng Khmer, được cộng đồng Khmer quý trọng và tin tưởng, ông Chau Ku đã trở thành “sợi dây” kết nối giữa chính quyền, BĐBP và người dân.

Bien phong An Giang 12.jpg
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên với ông Chau Ku thăm, tìm hiểu đời sống bà con Khmer trên địa bàn. Ảnh: An Hiếu
cp13G0A2686.jpg
Ông Chau Ku, thông thạo tiếng Việt và tiếng Khmer, người được cộng đồng Khmer quý trọng và tin tưởng luôn phối hợp với BĐBP tham gia giữ gìn an ninh, trật tự biên giới, trở thành “sợi dây” kết nối giữa chính quyền, BĐBP và người dân. Ảnh: Trọng Chính
Bien phong An Giang 14.jpg
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành cột mốc cột mốc biên giới 275 Việt Nam - Campuchia và truyền thống về Bộ đội Biên phòng với bà con Khmer . Ảnh: An Hiếu
Bien phong An Giang 20.jpg
Cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Nhơn Hội phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước với Ban quản trị thánh đường Masjid Al Khairiyah, xã Nhơn Hội, huyện An Phú (An Giang). Ảnh: An Hiếu

Theo Đại úy Thái Công Diện, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Tịnh Biên, không chỉ vận động đồng bào không nghe lời kẻ xấu, không làm ăn trái phép, tích cực giúp đỡ hộ nghèo, hộ khó khăn…, ông Chau Ku còn cung cấp nhiều thông tin có giá trị, góp phần cùng cán bộ, chiến sĩ đảm bảo an ninh trật tự địa bàn.

Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang, giai đoạn 2019 - 2024, quần chúng đã cung cấp cho BĐBP 3.197 tin (1.617 tin có giá trị, 1.580 tin tham khảo). Địa bàn biên giới hiện có 42.458 hộ đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”; 73/73 khóm, ấp đạt “Khóm, ấp văn hóa”; 48/73 khóm, ấp trở thành “Điểm sáng văn hóa biên giới” gắn với 11 Đồn Biên phòng; 14/14 cơ quan, đơn vị thuộc BĐBP tỉnh đạt chuẩn văn hóa. Đây là minh chứng rõ nét cho sự chung tay của nhân dân, cùng BĐBP thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trên tuyến biên giới Tây Nam Tổ quốc.

Bài: Thu Hương Ảnh: An Hiếu - Trọng Chính Đồ họa: Thanh Nhàn

(Báo ảnh Dân tộc và Miền núi)

Có thể bạn quan tâm