Quay lại

60 năm Hải quân chiến thắng trận đầu - Bản hùng ca vang mãi

Ngày 2 và 5/8/1964, Hải quân nhân dân Việt Nam đã đánh thắng trong trận đầu ra quân, ghi thêm dấu ấn vào trang sử vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc. 60 năm sau, Chiến thắng trận đầu không chỉ là biểu tượng của sức mạnh chính trị, tinh thần “Dám đánh, biết đánh và quyết đánh thắng”, mà còn có ý nghĩa, giá trị to lớn trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

vna_potal_ky_niem_60_nam_chien_thang_tran_dau_cua_hai_quan_nhan_dan_viet_nam_7516841.jpg
Tàu chiến đấu Hải quân nhân dân Việt Nam đánh trả máy bay Mỹ tại Lạch Trường - Thanh Hóa, ngày 5/8/1964. Ảnh: Tư liệu Quân chủng Hải quân/TTXVN phát

Ký ức người chỉ huy quả cảm

Trong phòng khách của ngôi nhà nằm ở thị trấn Sóc Sơn, Hà Nội vào một ngày cuối tháng Bảy, đại tá Lê Chừng nói rằng: Những ngày cuối tháng Bảy đầu tháng 8/1964, đế quốc Mỹ có nhiều hành động khiêu khích, bắn phá ở miền Bắc nước ta.

VN2ED9~1.JPG
Tàu khu trục Maddox số hiệu 731 thuộc biên đội 77, Hạm đội 7 Mỹ xâm phạm vùng biển miền Bắc Việt Nam. Ảnh: Tư liệu Quân chủng Hải quân cung cấp/TTXVN phát

Ngày 2/8/1964, tàu khu trục Maddox đã xâm phạm vùng biển miền Bắc và bị lực lượng tàu phóng lôi của Hải quân ta đánh đuổi ra khỏi vùng biển của ta. Nhận định tình hình đế quốc Mỹ sẽ đưa máy bay ra đánh phá miền Bắc, Trung ương Đảng và Bộ Chính trị ra chỉ thị cho tất cả các lực lượng cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, phá tan âm mưu của không quân Mỹ.

Ngày 2 và 5/8/1964, Hải quân Nhân dân Việt Nam trong thế trận chiến tranh nhân dân đã ra quân trận đầu đánh đuổi tàu khu trục Maddox của Hải quân Mỹ ra khỏi vùng biển nước ta, tiêu diệt 8 máy bay Mỹ, bắt sống giặc lái. Nhớ lại trận đánh ngày ấy, đại tá Lê Chừng, nguyên thuyền trưởng, Chỉ huy tàu S225 săn ngầm đã hiệp đồng tác chiến cùng các tàu bạn đánh đuổi tàu Maddox ra khỏi hải phận, vùng quản lý của ta, sau đó trực tiếp tham gia trận chiến đấu ngày 5/8/1964, bắn cháy 1 máy bay Mỹ ở vùng biển Cửa Lục, thị xã Hòn Gai, tỉnh Quảng Ninh, cho biết: Đó là cuộc chiến được dự báo trước

vna_potal_ky_niem_60_nam_chien_thang_tran_dau_cua_hai_quan_nhan_dan_viet_nam_7516850.jpg
Tàu khu trục Maddox (DD-731) của Mỹ xâm phạm vùng biển của Việt Nam ngày 2/8/1964. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát

Trong trí nhớ của đại tá Lê Chừng, ngày 5/8/1964, trời biển Cửa Lục rất nóng bức. Các tàu chiến ở cảng hải quân ta đều sẵn sàng chiến đấu ở trạng thái cao nhất. Tàu S225 do ông chỉ huy lúc đó đang làm nhiệm vụ trực ban tại quân cảng và đây là tàu săn ngầm thuộc loại hiện đại nhất Đông Nam Á thời điểm đó. Trên tàu có 40 cán bộ, chiến sỹ hải quân với tuổi đời rất trẻ, phần lớn chỉ 19 - 20 tuổi và họ đều nhận thức rất rõ nhiệm vụ chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc.

vna_potal_ky_niem_60_nam_chien_thang_tran_dau_cua_hai_quan_nhan_dan_viet_nam_7516842.jpg
Bộ đội ta bên xác máy bay phản lực A4D, do Trung uý Hải quân Mỹ Everett Alvarez lái, bị bắn hạ tại Cửa Lục, thị xã Hòn Gai (Quảng Ninh) ngày 5/8/1964. Ảnh: TTXVN

Khoảng 2 giờ chiều 5/8/1964, một tốp 8 máy bay địch bay vào là là mặt biển rồi nâng độ cao và phóng rốc-két về phía cảng hải quân ta. Cuộc tập kích của địch làm 3 tàu tuần tiễu của ta bị trúng đạn. Máy bay địch tiếp tục xuất hiện. Các loại hỏa lực của ta dưới tàu, trên bờ đồng loạt nổ súng đánh trả quyết liệt. Nhưng lúc này lực lượng máy bay địch rất lớn, hoả lực mạnh, tốc độ nhanh, còn ta chủ yếu bằng các khẩu pháo, súng trên tàu chiến và vũ khí bộ binh, nếu để tàu bị chìm trong quân cảng sẽ rất nguy hiểm.

VNCE9B~1.JPG
Trong ngày 5/8/1964, Mỹ tiến hành chiến dịch "Mũi tên xuyên" nhằm trả đũa cho sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Ảnh: Tư liệu Quân chủng Hải quân cung cấp/TTXVN phát
VN0F85~1.JPG
Trung úy phi công Mỹ Everett Alvarez Jr bị quân và dân ta bắt sống trên vùng biển Hạ Long, Quảng Ninh trong trận chiến đấu ngày 5/8/1964. Ảnh: Tư liệu Quân chủng Hải quân/ TTXVN phát

Nhớ lại thời điểm quyết định cho tàu rời quân cảng ra ngoài để thu hút máy bay địch ra biển, ông Lê Chừng nói rằng, tàu S225 quyết định đánh địch theo cách “nhằm thẳng vào máy bay nào vào đánh mình thì bắn”. Để đánh địch có hiệu quả, ông Lê Chừng bình tĩnh tính toán, chọn địa điểm tác chiến có lợi cho ta, không có lợi cho địch; chọn máy bay địch đi vào hướng chiến đấu của mình để nổ súng và chọn đúng thời cơ mà bóp cò. “Lựa đúng thời cơ là rất quan trọng để bảo đảm vừa tiêu diệt được địch, vừa an toàn cho các lực lượng của ta”, đại tá Lê Chừng phân tích.

“Tinh thần quả cảm của người chiến sỹ hải quân rất khác với các lực lượng khác. Nếu trên đất liền còn có chỗ để nấp, che chắn, tránh đạn thì khi chiến trường là biển cả, con tàu phơi mình ra không có chỗ tránh đạn. Do đó, những người chiến sỹ phải rất đoàn kết, một khối thống nhất, hiệp đồng chiến đấu, không rời vị trí để đảm bảo, giữ vững sức sống của con tàu để đánh địch”, vị đại tá nhấn mạnh.

Nói về trận chiến ác liệt trên biển ngày đó, hoả lực của ta đã bắn trúng hai máy bay Mỹ, một chiếc tan xác cùng giặc lái, chiếc còn lại bốc cháy buộc viên phi công nhảy dù xuống biển, đại tá Lê Chừng vẫn giữ bình thản “sẵn sàng hy sinh vì đất nước, vì Tổ quốc” của người chiến sỹ từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ông nói rằng, hạnh phúc nhất của người chỉ huy là giữ được tàu, anh em không ai bị hao tổn về sinh lực, còn một số anh em bị thương là chuyện khó tránh khỏi.

“Riêng tôi nếu hôm đó không có tấm thép dày ở đài chỉ huy che chắn thì cũng đã hy sinh vì đạn địch quét lên tàu. Sau khi phát hiện vết đạn bắn lõm rất sâu vào tấm thép, tôi mỉm cười vì biết rằng hòn tên, mũi đạn nó tránh mình thôi. Nếu có hy sinh thì cũng bình thường, đã chiến đấu là phải có hy sinh. Mà hy sinh cho Tổ quốc, cho đất nước có gì phải suy nghĩ”, đại tá Lê Chừng bình thản nói.

Nhắc đến tên từng “anh em trên tàu S225”, từng vị trí chiến đấu của họ cũng như những ký ức, kỷ niệm với từng người, đại tá Lê Chừng bồi hồi chia sẻ, trước kia dù chưa có lực lượng hải quân hùng mạnh nhưng ông cha ta đã làm nên những trang sử hào hùng Bạch Đằng Giang. Rồi 60 năm trước, dù chỉ là những tàu chiến bằng sắt, có pháo, có súng nhưng chưa hiện đại bằng kẻ thù mạnh gấp bội lần ta, song hải quân ta vẫn quả cảm dám đánh, biết đánh và quyết đánh thắng được địch.

“60 năm sau kể từ ngày Chiến thắng trận đầu, Hải quân nhân dân Việt Nam đã trưởng thành, lớn mạnh. Đảng, Nhà nước đã xây dựng Hải quân ta tiến lên hiện đại chứ không phải từng bước hiện đại. Hải quân ta đã có cả tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, có cả máy bay hải quân. Anh em cũng được học hành đầy đủ, có trình độ rồi. Vũ khí là quan trọng, song con người quan trọng hơn và chỉ có ý chí con người cùng ý chí chiến đấu là quan trọng nhất để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, đại tá Lê Chừng khẳng định.

Chiến thắng trận đầu ngày 2 và ngày 5/8/1964 là một trong những chiến công vang dội đã đi vào lịch sử, trở thành một trong những biểu tượng về sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc. Chiến thắng hào hùng đó và những bài học kinh nghiệm quý báu vẫn còn hết sức tươi mới, soi rọi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay, đặc biệt trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc với nhiều thử thách, phức tạp và yêu cầu ngày càng cao.

Khẳng định ý chí dám đánh, biết đánh và quyết đánh thắng

Bị sa lầy và thất bại trong cuộc chiến tranh đặc biệt ở miền Nam, đế quốc Mỹ âm mưu mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc hòng ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho cách mạng miền Nam. Những ngày cuối tháng 7/1964, đế quốc Mỹ đã cho các tàu thuộc Hạm đội 7 liên tục hoạt động trinh sát, khiêu khích vào sát bờ biển miền Bắc Việt Nam. Đêm 31/7/1964, tàu khu trục USS Maddox của Hải quân Mỹ đã đi dọc bờ biển từ tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An đến Thanh Hóa để trinh sát, khiêu khích và uy hiếp các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam, có lúc chỉ cách bờ biển 8 hải lý. Ngày 2/8/1964, khi tàu khu trục USS Maddox tiến sâu vào vùng biển Việt Nam đã bị Hải quân nhân dân Việt Nam đánh đuổi.

Tạo cớ “sự kiện vịnh Bắc Bộ”, đầu tháng 8/1964, đế quốc Mỹ đưa tàu chiến xâm phạm vùng biển nước ta, đưa máy bay ném bom xuống Hòn Gai (Quảng Ninh), Bến Thủy (Vinh, Nghệ An), Lạch Trường (Thanh Hóa) và Cảng Gianh (Quảng Bình). Do đã có sự chuẩn bị chu đáo từ trước, trong trận đầu thử lửa với hải quân và không quân Mỹ, Hải quân nhân dân Việt Nam đã hiệp đồng chặt chẽ với quân dân miền Bắc dũng cảm đánh trả quyết liệt. Trong trận chiến đấu này, Hải quân và quân dân miền Bắc đã anh dũng chiến đấu, bắn rơi 8 máy bay, bắn bị thương nhiều chiếc khác, bắt sống phi công Mỹ đầu tiên- Trung uý E.Alvarez, lái máy bay A4D, bị bắn rơi lúc 14 giờ 43 phút ngày 5/8/1964 tại vụng Hòn Mối - vịnh Hạ Long.

Tối 7/8/1964, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới dự Lễ tuyên dương công trạng các đơn vị phòng không và hải quân lập chiến công trong chiến đấu chống cuộc tiến công bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ ngày 2 và 5/8/1964. Trong lễ tuyên dương, Bác khen ngợi: “Các chú đã lập được thành tích lớn trong các cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ vừa qua. Các chú đã chiến đấu rất dũng cảm, đã bắn rơi 8 máy bay Mỹ và bắn hỏng 3 chiếc. Các chú đã bắt sống phi công Mỹ, đánh đuổi tàu chiến Mỹ ra khỏi vùng biển nước ta. Như vậy là rất tốt”.

vna_potal_ky_niem_60_nam_chien_thang_tran_dau_cua_hai_quan_nhan_dan_viet_nam_va_quan_dan_mien_bac_2_va_581964_-_2_va_582024_7507115.jpg
Bác Hồ với đồng chí Nguyễn Bá Phát và đồng chí Phùng Thế Tài trong Lễ tuyên dương công trạng các đơn vị làm nên chiến thắng trận đầu ngày 2 và 5/8/1964. Ảnh: Tư liệu Quân chủng Hải quân cung cấp/TTXVN phát
vna_potal_phat_huy_truyen_thong_danh_thang_tran_dau_cua_hai_quan_nhan_dan_viet_nam_xung_dang_la_luc_luong_nong_cot_tren_bien_7510712.jpg
Các tàu chiến của Quân chủng Hải quân tham dự Lễ tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ và nhân dân đã hy sinh trong chiến thắng trận đầu ngày 2 và 5/8/1964 tại vùng biển Cửa Lục (Quảng Ninh, 3/8/2014). Ảnh: Trọng Đức - TTXVN

60 năm đã trôi qua nhưng ý nghĩa của trận đầu đánh thắng của Hải quân nhân dân Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn. Đó là chiến thắng của sức mạnh chính trị-tinh thần của toàn dân tộc; là thắng lợi của đường lối chiến tranh nhân dân "lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều" của Đảng và dân tộc ta; là biểu tượng của ý chí kiên cường, bất khuất, trí tuệ và nghệ thuật quân sự Việt Nam, được kế thừa và phát triển trong thời đại Hồ Chí Minh. Đây là chiến thắng mở đầu, tạo niềm tin và tiền đề thuận lợi, thôi thúc, động viên khí thế tiến công của quân và dân miền Bắc đánh bại cuộc leo thang chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc hậu phương lớn miền Bắc, chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam; khẳng định ý chí kiên cường của dân tộc Việt Nam không chịu khuất phục, dám đánh, biết đánh và quyết đánh thắng xâm lược.

Vận dụng sáng tạo trong hoàn cảnh mới

Theo Quân chủng Hải quân, chiến thắng trận đầu đã để lại nhiều bài học vô cùng quý giá. Đó là cơ sở để thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam hôm nay nghiên cứu, vận dụng sáng tạo trong hoàn cảnh mới, sẵn sàng đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược và phương thức tác chiến của chúng từ hướng biển; quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, an ninh trật tự trên các vùng biển, đảo; đồng thời tham gia xây dựng, phát triển kinh tế xã hội của đất nước; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

VND121~1.JPG
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Tàu ngầm Hải Phòng (Khánh Hòa, 5/5/2016). Ảnh: Trí Dũng- TTXVN
vna_potal_phat_huy_truyen_thong_danh_thang_tran_dau_cua_hai_quan_nhan_dan_viet_nam_xung_dang_la_luc_luong_nong_cot_tren_bien_7510683.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Lữ đoàn Tầu ngầm 189, Quân Chủng Hải quân (Khánh Hòa, 12/3/2022). Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Hiện nay Quân chủng Hải quân tiếp tục phát huy những giá trị lịch sử của chiến thắng trận đầu trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong tình hình mới. Đó là cơ sở để các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân hôm nay tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo trong hoàn cảnh mới, nhất là trong xây dựng và phát huy nhân tố chính trị tinh thần, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân trên biển, sẵn sàng đánh bại mọi cuộc tiến công xâm lược của kẻ thù, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

vna_potal_phat_huy_truyen_thong_danh_thang_tran_dau_cua_hai_quan_nhan_dan_viet_nam_xung_dang_la_luc_luong_nong_cot_tren_bien_7510781.jpg
Quân chủng Hải quân tổ chức huấn luyện theo phương châm “5 sát”, tập trung đột phá “huấn luyện cơ bản, làm chủ, chuyên sâu trong khai thác, sử dụng vũ khí trang bị”. Trong ảnh: Hoạt động huấn luyện, bắn đạn thật trên biển của Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân (2021). Ảnh: TTXVN
vna_potal_phat_huy_truyen_thong_danh_thang_tran_dau_cua_hai_quan_nhan_dan_viet_nam_xung_dang_la_luc_luong_nong_cot_tren_bien_7510778.jpg
Tiểu đoàn cơ giới 474 thuộc Đoàn M 47 (Quân chủng Hải quân) luôn hoàn thành các nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt các bài tập huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN.
vna_potal_phat_huy_truyen_thong_danh_thang_tran_dau_cua_hai_quan_nhan_dan_viet_nam_xung_dang_la_luc_luong_nong_cot_tren_bien_7510777.jpg
Chiến sĩ Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126 đột nhập theo đường sông đánh chiếm mục tiêu giả định trong điều kiện đêm tối. Ảnh: Dương Giang - TTXVN
vna_potal_phat_huy_truyen_thong_danh_thang_tran_dau_cua_hai_quan_nhan_dan_viet_nam_xung_dang_la_luc_luong_nong_cot_tren_bien_7510727.jpg
Hải quân nhân dân việt nam vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, bình tĩnh, khôn khéo, kiên quyết, kiên trì, xử trí chính xác các tình huống, không để bị động, bất ngờ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc. Ảnh: Minh Đức - TTXVN

Quân chủng Hải quân đã và đang vận dụng sáng tạo những giá trị lịch sử của chiến thắng trận đầu vào xây dựng Quân chủng "cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại", trong đó tập trung xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị, tinh thần sẵn sàng chiến đấu hy sinh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong mọi tình huống. Đặc biệt xây dựng ý chí, quyết tâm dám đánh, biết đánh và quyết đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. Làm nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân trên biển vững mạnh; xây dựng thế trận Quốc phòng toàn dân gắn với thế trận An ninh nhân dân vững chắc.

vna_potal_phat_huy_truyen_thong_danh_thang_tran_dau_cua_hai_quan_nhan_dan_viet_nam_xung_dang_la_luc_luong_nong_cot_tren_bien_7510716.jpg
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng đã đầu tư mua sắm, đóng mới tàu thuyền, trang bị kỹ thuật hiện đại cho Hải quân. Trong ảnh: Tàu quân y HQ-561 (Hải quân Vùng 4 ) làm nhiệm vụ trên biển Đông. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
vna_potal_phat_huy_truyen_thong_danh_thang_tran_dau_cua_hai_quan_nhan_dan_viet_nam_xung_dang_la_luc_luong_nong_cot_tren_bien_7510704.jpg
Hải quân nhân dân Việt Nam nâng cao vị thế trên trường quốc tế, góp phần củng cố, tăng cường và phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với hải quân các nước. Trong ảnh: Sỹ quan tàu 378 thuộc Lữ đoàn 167 (Vùng 2 Hải quân) trao đổi nghiệp vụ chung với Tàu tuần tra xa bờ của Hải quân Hoàng gia Anh (Bà Rịa-Vũng Tàu, 11/2/2023). Ảnh: TTXVN phát
vna_potal_phat_huy_truyen_thong_danh_thang_tran_dau_cua_hai_quan_nhan_dan_viet_nam_xung_dang_la_luc_luong_nong_cot_tren_bien_7510703.jpg
Hải quân nhân dân Việt Nam nâng cao vị thế trên trường quốc tế, góp phần củng cố, tăng cường và phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với hải quân các nước. Trong ảnh: Biên đội tàu Hải quân Việt Nam dự lễ duyệt binh kỷ niệm Ngày Hải quân LB Nga (Vladivostok, 25/7/2021). Ảnh: Nguyễn Anh Nam - TTXVN phát

Quân chủng Hải quân thường xuyên nắm chắc tình hình, chủ động tham mưu và xử lý có hiệu quả các tình huống theo đúng đối sách, không để bị động, bất ngờ; kiên quyết, khôn khéo trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

vna_potal_xay_dung_hai_quan_nhan_dan_tinh_gon_manh_san_sang_bao_ve_vung_chac_chu_quyen_bien_dao_cua_to_quoc_7521652.jpg
Tàu tên lửa Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân diễn tập bắn đạn thật. Ảnh: Quân chủng Hải quân cấp/TTXVN phát
vna_potal_xay_dung_hai_quan_nhan_dan_tinh_gon_manh_san_sang_bao_ve_vung_chac_chu_quyen_bien_dao_cua_to_quoc_7521615.jpg
Không quân Hải quân huấn luyện tại Nhà giàn DK1. Ảnh: Quân chủng Hải quân cấp/TTXVN phát
vna_potal_xay_dung_hai_quan_nhan_dan_tinh_gon_manh_san_sang_bao_ve_vung_chac_chu_quyen_bien_dao_cua_to_quoc_7521612(1).jpg
Không quân Hải quân huấn luyện tại Nhà giàn DK1. Ảnh: Quân chủng Hải quân cấp/TTXVN phát

Thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện, làm chủ vững chắc các phương tiện, vũ khí trang bị hiện đại, nâng cao trình độ tác chiến hiệp đồng quân binh chủng, huấn luyện sát phương án, đối tượng tác chiến, chiến trường và yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, nòng cốt là các chi bộ; nâng cao năng lực và bản lĩnh của đội ngũ cán bộ chỉ huy các cấp đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới./.

Hạnh Quỳnh

(̣Báo ảnh Dân tộc và Miền núi)

Có thể bạn quan tâm

Trải nghiệm thiên nhiên trên "vùng đất của nắng và gió"

Trải nghiệm thiên nhiên trên "vùng đất của nắng và gió"

Hiện nay, xu hướng "check-in" trải nghiệm tại các địa điểm đến đã trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi chuyến đi. Tại Ninh Thuận, trào lưu này không chỉ giúp du khách lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ mà còn góp phần quảng bá hình ảnh du lịch địa phương hiệu quả.

Vui Tết rừng với đồng bào Mông Nà Hẩu

Vui Tết rừng với đồng bào Mông Nà Hẩu

Đến hẹn lại lên, cứ vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hằng năm, đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái) nô nức hội tụ tại các điểm trung tâm bản để tổ chức Lễ Cúng rừng hay còn gọi Tết rừng.

Du lịch "ngất ngây" mùa hoa mận Mộc Châu

Du lịch "ngất ngây" mùa hoa mận Mộc Châu

Mùa hoa mận Mộc Châu (Sơn La) năm nay đẹp hơn mọi năm nhờ thời tiết thuận lợi, hoa tại nhiều vườn đồng loại bung đều nên càng thu hút nhiều du khách từ mọi miền Tổ quốc. Tuy nhiên, khi khách đổ dồn đi du xuân ngắm hoa, đã xuất hiện nhiều phản hồi quá tải về phòng nghỉ, các dịch vụ ăn uống, vui chơi và tắc đường.

Về Bắc Ninh thưởng thức canh hát Quan họ đầu Xuân

Về Bắc Ninh thưởng thức canh hát Quan họ đầu Xuân

Những ngày đầu Xuân, ở Bắc Ninh rộn ràng lễ hội. Đặc biệt, người yêu Quan họ có thể cảm nhận đầy đủ các hình thức diễn xướng của loại hình nghệ thuật này trong các lễ hội như hát hội, hát thuyền, hát cửa đình, cửa chùa. Đặc biệt, du khách có thể tìm đến không gian riêng để nghe các canh Quan họ, thưởng thức những nét độc đáo và tinh túy nhất.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Ngày 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2025. Đây là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của dân tộc Mường, đồng thời trở thành nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong dịp Tết đến, Xuân về của người Mường ở Hòa Bình. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia.

Đoàn kết - Điểm tựa vững chắc để Việt Nam vươn mình phát triển

Đoàn kết - Điểm tựa vững chắc để Việt Nam vươn mình phát triển

Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai sau hơn 3 tháng kể từ thảm họa bão Yagi (bão số 3) đã được khoác chiếc áo mới. 40 căn nhà tái định cư kiến trúc nhà sàn dân tộc Tày với diện tích 96m2/căn còn thơm mùi sơn đã được trao cho những hộ dân đã bị mất nhà cửa sau thảm hoạ sạt lở tại đây 3 tháng trước. Thảm họa tại Làng Nủ đã làm 52 người chết, 14 người mất tích, 15 người bị thương, sập đổ 35 căn nhà cùng nhiều tài sản lớn. Quá trình tái thiết, đưa người dân trở lại cuộc sống bình thường ở Làng Nủ sau bão số 3 như một biểu tượng cho tinh thần đoàn kết cùng vượt qua khó khăn của dân tộc ta trước thiên tai khốc liệt.

Tết sớm trên những bản làng thoát nghèo ở vùng cao A Lưới

Tết sớm trên những bản làng thoát nghèo ở vùng cao A Lưới

Kết thúc mùa màng bội thu cũng là lúc đồng bào dân tộc huyện miền núi A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế) dựng cây nêu, nô nức đón chào ngày hội lớn - lễ hội ADa Koonh. Lễ hội năm nay trở nên đặc biệt hơn khi A Lưới chính thức thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo quốc gia giai đoạn 2022 - 2025. Không khí lễ hội, hân hoan đón Tết tràn ngập mọi nẻo đường và bản làng.

Để kịp thời phòng ngừa, phát hiện và xử lý tội phạm, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lai Hòa thường xuyên phối hợp với lực lượng công an, dân quân tự vệ tuần tra kiểm soát tại khu vực biên giới biển ở thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng).

Sóc Trăng xây dựng “thế trận lòng dân” trong bảo vệ biên giới

Những năm qua, Đảng ủy, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chỉ huy các cấp thực hiện tốt phương châm “3 bám, 4 cùng" (bám đơn vị, bám địa bàn, bám chủ trương chính sách; cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc) để thực sự gần dân, hiểu dân, chăm lo cho dân, cùng chung tay gìn giữ biên giới biển…

Bảo tồn và phát huy nghề làm đường thốt nốt của đồng bào Khmer An Giang

Bảo tồn và phát huy nghề làm đường thốt nốt của đồng bào Khmer An Giang

Đối với đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang, cây thốt nốt từ lâu đã trở nên thân quen, gắn liền với cuộc sống hằng ngày. Những sản phẩm từ cây thốt nốt được nhân dân tận dụng để phát triển kinh tế, hình thành nên nhiều đặc sản trứ danh. Trong đó, nghề làm đường thốt nốt không chỉ giúp người dân có thu nhập ổn định mà còn được gìn giữ qua nhiều thế hệ và trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

"Mái ấm cho đồng bào” trong kỷ nguyên vươn mình

"Mái ấm cho đồng bào” trong kỷ nguyên vươn mình

Xóa nhà tạm không chỉ thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, mà đây là việc làm thiết thực nhằm hoàn thành công cuộc giảm nghèo bền vững, hướng tới một tương lai không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Hang Kia, Pà Cò - điểm đến đặc trưng văn hóa dân tộc Mông

Hang Kia, Pà Cò - điểm đến đặc trưng văn hóa dân tộc Mông

Hang Kia và Pà Cò là hai xã vùng cao của huyện Mai Châu (Hòa Bình) nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, nơi có đến hơn 90% là người dân tộc Mông. Với cảnh quan nguyên sơ, núi đồi hùng vĩ cùng những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc riêng có, nhiều đời nay, đồng bào Mông ý thức được việc gìn giữ, đồng thời phát huy được tiềm năng, lợi thế, tạo dựng vùng "đất hứa" vươn mình trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Đồng bào Khmer tìm hiểu về lịch sử hình thành cột mốc biên giới 275 giữa Việt Nam và Campuchia tại khu vực cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên, thị xã Tịnh Biên (An Giang). Ảnh: An Hiếu

An dân giữ đất biên cương

Với khẩu hiệu “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng An Giang luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, bám sát địa bàn, phát huy hiệu quả sức mạnh đoàn kết toàn dân, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới Tây Nam.

Tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc" cùng phù điêu lớn hình cánh cung phía sau là điểm nhấn tại Khu lưu niệm đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc. Ảnh: Việt Hoàng-TTXVN

70 năm tập kết ra Bắc: Dành những gì tốt nhất cho đồng bào miền Nam

Cách đây 70 năm, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã được ký kết, mở ra một trang mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Ðảng đã có quyết định mang tầm chiến lược là đưa con em cán bộ, chiến sỹ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc để tiếp tục học tập, tạo nguồn cán bộ lâu dài cho sự nghiệp cách mạng; đồng thời góp phần cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chuẩn bị lực lượng cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Về miền văn hóa Mường

Về miền văn hóa Mường

Hòa Bình là vùng đất có nhiều dân tộc cùng chung sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Mường, chiếm hơn 63% dân số. Nơi đây nổi tiếng với bốn vùng Mường cổ “Bi, Vang, Thàng, Động” cùng sự hiện diện của “Văn hóa Hòa Bình” tồn tại trên 10.000 năm. Theo dòng chảy thời gian, dân tộc Mường ở Hòa Bình đã sáng tạo và gìn giữ được một nền văn hóa phong phú và đa dạng...

Đồng bào Chăm Islam An Giang: Gắn kết giữa đạo và đời, tôn giáo và dân tộc

Đồng bào Chăm Islam An Giang: Gắn kết giữa đạo và đời, tôn giáo và dân tộc

Đồng bào dân tộc Chăm ở An Giang theo Hồi giáo (Islam) hiện có trên 11.000 người, chiếm khoảng 0,6% tổng số dân trên địa bàn tỉnh. Không chỉ thực hiện tốt giáo lý tôn giáo, đồng bào Chăm nơi đây còn nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực phát triển kinh tế, gìn giữ văn hóa truyền thống, hướng tới một cuộc sống ngày càng văn minh, giàu đẹp…

Lực lượng quân đội, công an triển khai tìm kiếm các nạn nhân mất tích do sạt lở đất tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai). Ảnh: Ngọc Thành

Ấm áp tình người nơi bão lũ

Bão Yagi (bão số 3) và hoàn lưu bão những ngày đầu tháng 9 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề ở nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc. Trước sức tàn phá của thiên nhiên, tinh thần “bầu ơi thương lấy bí cùng” của người Việt Nam như được nhân lên gấp bội, lan tỏa nơi bão lũ...

Kinh lá Buông, Di sản văn hóa phi vật thể của người Khmer An Giang

Kinh lá Buông, Di sản văn hóa phi vật thể của người Khmer An Giang

Kinh lá Buông của người Khmer An Giang là một trong những di sản văn hóa độc đáo thể hiện sự khéo léo, tài năng sáng tạo trong trình độ kỹ thuật và tri thức của người Khmer. Tỉnh An Giang đã phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc gia “Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá Buông của người Khmer tỉnh An Giang” và sẽ xây dựng hồ sơ đăng ký công nhận di sản tư liệu tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá buông của người Khmer ở tỉnh An Giang, thuộc chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO.

Sáng ngời sắc áo lính nơi lũ dữ

Sáng ngời sắc áo lính nơi lũ dữ

Những ngày này, trên địa bàn thành phố Hà Nội, lực lượng công an, quân đội đang phối hợp các đơn vị nỗ lực bảo vệ tài sản, an toàn tính mạng cho nhân dân. Việc làm của các lực lượng vũ trang giúp thắm hơn tình quân, dân trong lũ dữ. *Kề vai sát cánh cùng nhân dân

Du khách và đồng bào dân tộc Mường tham gia nhảy sạp tại Tuần Văn hóa, Du lịch Mộc Châu năm 2024. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Vui Tết Độc lập trên cao nguyên Mộc Châu

Ngày 1/9, đồng bào các dân tộc và du khách thập phương nô nức về cao nguyên Mộc Châu, Sơn La đón Tết Độc lập, tham dự Tuần Văn hóa, Du lịch năm 2024 với chủ đề “Mộc Châu - Tiếng gọi mùa yêu”.

Tây Nguyên – muốn ổn định, phải phát triển

Tây Nguyên – muốn ổn định, phải phát triển

“Cốt lõi của việc bảo vệ an ninh, trật tự là đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, không để ai bị bỏ lại phía sau”. Đó là thông điệp mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra tại Hội nghị về bảo đảm an ninh, trật tự phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên diễn ra ngày 25/8/2024 tại Đà Lạt (Lâm Đồng).

Không phân biệt cao – thấp với di sản văn hóa phi vật thể

Không phân biệt cao – thấp với di sản văn hóa phi vật thể

Sau 23 năm Luật Di sản văn hóa và 15 năm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa đi vào cuộc sống, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ được tiếp tục thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024. Dự luật mới kiên trì bảo vệ quan điểm không xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể theo Công ước 2003 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.

Từ Cách mạng Tháng Tám nghĩ về bài học nắm bắt cơ hội

Từ Cách mạng Tháng Tám nghĩ về bài học nắm bắt cơ hội

Cách mạng Tháng Tám đã đưa chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, kết thúc ách đô hộ của thực dân, phát xít, xóa bỏ chế độ phong kiến từ hàng ngàn năm. Tầm vóc, ý nghĩa thắng lợi, bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị kể từ mùa Thu lịch sử năm 1945.

Nỗ lực gìn giữ biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển

Nỗ lực gìn giữ biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển

Năm nay đánh dấu 25 năm, Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền và 15 năm ký 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc (Nghị định thư phân giới cắm mốc; Hiệp định về quy chế quản lý biên giới; Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu).

Trải nghiệm một mùa thu đậm bản sắc vùng cao

Trải nghiệm một mùa thu đậm bản sắc vùng cao

Du lịch miền Bắc thời gian này sẽ là thiếu sót lớn nếu không được tận hưởng mùa vàng ở Tây Bắc, ngửi hương lúa chín ngọt ngào, check-in những cung đường đèo uốn lượn đẹp như mơ mà không lo gặp phải cơn mưa rừng bất chợt, chiêm ngưỡng màu xanh bất tận của cánh đồng chè trên những sườn núi cao, bên cạnh là con suối thơ mộng róc rách hiền hòa và rồi thưởng thức các món ngon làm từ măng rừng, măng đắng, rau cải mèo đang vào mùa. Đây cũng là thời điểm Lào Cai thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm một mùa thu đậm bản sắc vùng cao.

Dấu ấn trong xây dựng môi trường văn hóa tại vùng cao Yên Bái

Dấu ấn trong xây dựng môi trường văn hóa tại vùng cao Yên Bái

Bám sát quan điểm của Đảng, vận dụng linh hoạt, phù hợp với đặc điểm văn hóa, con người địa phương, tỉnh Yên Bái đã đặc biệt quan tâm xây dựng bản sắc văn hóa và nhân tố con người song hành cùng sự phát triển của tỉnh, biến những giá trị văn hóa đặc sắc riêng có trở thành sức mạnh nội sinh, nguồn lực to lớn vượt qua mọi khó khăn, chung tay kiến tạo quê hương Yên Bái vững bước đi lên.

Dân ca Sán Chí, di sản văn hóa độc đáo của miền quê Kiên Lao

Dân ca Sán Chí, di sản văn hóa độc đáo của miền quê Kiên Lao

Dân ca Sán Chí còn gọi là cnắng cọô (có nơi gọi là soóng cọ) là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian có lịch sử lâu đời của người Sán Chí ở xã Kiên Lao (huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) với lối hát đối đáp nam nữ, mà lời ca thường là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.