Quay lại
Đoàn kết - Điểm tựa vững chắc để Việt Nam vươn mình phát triển

Đoàn kết - Điểm tựa vững chắc để Việt Nam vươn mình phát triển

Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai sau hơn 3 tháng kể từ thảm họa bão Yagi (bão số 3) đã được khoác chiếc áo mới. 40 căn nhà tái định cư kiến trúc nhà sàn dân tộc Tày với diện tích 96m2/căn còn thơm mùi sơn đã được trao cho những hộ dân đã bị mất nhà cửa sau thảm hoạ sạt lở tại đây 3 tháng trước. Thảm họa tại Làng Nủ đã làm 52 người chết, 14 người mất tích, 15 người bị thương, sập đổ 35 căn nhà cùng nhiều tài sản lớn. Quá trình tái thiết, đưa người dân trở lại cuộc sống bình thường ở Làng Nủ sau bão số 3 như một biểu tượng cho tinh thần đoàn kết cùng vượt qua khó khăn của dân tộc ta trước thiên tai khốc liệt.

Dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, qua bão Yagi, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy. Khi gặp khó khăn thách thức, tinh thần đoàn kết là điểm tựa vững chắc để nhân dân vượt qua. Tình yêu thương con người, tình đồng chí, nghĩa đồng bào, tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách được phát huy trong những thời điểm gian khó, hiểm nguy nhất. Thấu hiểu sức mạnh tiềm tàng khi biết khơi dậy truyền thống nhân nghĩa, nhân văn của dân tộc, Thủ tướng khẳng định: không gì là không thể, biến không thành có, biến khó thành dễ, với một tinh thần sự sống nảy sinh từ cái chết.

potal-thu-tuong-pham-minh-chinh-du-le-khanh-thanh-du-an-tai-thiet-thon-lang-nu-7770063.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu cắt băng khánh thành dự án tái thiết thôn Làng Nủ; thôn Nậm Tông và thôn Kho Vàng. Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây hậu quả nặng nề về người và tài sản và đã được TTXVN bình chọn là 1 trong 10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024.

Vượt thách thức từ cơn bão mạnh nhất 70 năm qua trên đất liền

Bão số 3 là cơn bão có diễn biến phức tạp; duy trì cấp siêu bão trong thời gian dài,là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm trên Biển Đông và trong 70 năm qua trên đất liền.

Đánh giá về cơn bão này, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phạm Đức Luận cho biết, bão số 3 có cường độ tăng rất nhanh (trong 48 giờ cường độ bão tăng 8 cấp). Khi đổ bộ vào khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng, gió vùng tâm bão mạnh cấp 13-14, giật cấp 16-17. Hoàn lưu bão gây mưa lớn toàn Bắc Bộ và Thanh Hóa (26 tỉnh, thành phố), trong đó 83/84 trạm đo lượng mưa cao hơn 4-6 lần so với trung bình nhiều năm trong 10 ngày đầu tháng 9 (có nơi mưa trên 700mm).

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, đây là một trong những đợt thiên tai nghiêm trọng và khốc liệt chưa từng có trong rất nhiều năm qua ở khu vực Bắc Bộ; xảy ra gần như đồng thời các loại hình thiên tai đặc biệt nguy hiểm như bão rất mạnh, lũ lớn, đặc biệt lớn; ngập lụt và lũ quét, sạt lở đất xảy ra trên diện rộng. Thiên tai đã tác động, ảnh hưởng nặng nề đến hầu hết các hoạt động kinh tế xã hội, thiết chế hạ tầng ở tất cả các tuyến từ vùng biển đến đồng bằng, trung du và khu vực miền núi.

potal-thu-tuong-pham-minh-chinh-du-le-khanh-thanh-du-an-tai-thiet-thon-lang-nu-7769886.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan trưng bày ảnh, hiện vật và gặp người dân có người thân thiệt mạng trong trận lũ quét tại Nhà văn hóa thôn Làng Nủ. Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Bão số 3 và hoàn lưu sau bão (tính đến ngày 27/9) đã làm 344 người chết, mất tích (318 người chết, 26 người mất tích), 1.976 người bị thương; 281.966 nhà bị hư hỏng, tốc mái; 3.755 điểm trường và 852 cơ sở y tế bị ảnh hưởng, thiệt hại... Trên địa bàn 15 tỉnh, thành phố đã xảy ra 805 sự cố đê điều; 820 vị trí trên các tuyến đường quốc lộ bị ách tắc và nhiều tuyến đường nội tỉnh bị sạt lở... Tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu trên 81.503 tỷ đồng.

potal-no-luc-ho-tro-nguoi-dan-khac-phuc-thien-tai-do-con-bao-so-3-gay-ra-7688364.jpg
Thành phố Yên Bái ngập sâu trong biển nước do nước Sông Hồng dâng cao. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo sát sao, kịp thời, quyết liệt ngay sau bão của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trực tiếp là đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, chủ động, phản ứng kịp thời, hiệu quả, từ sớm, từ xa, trực tiếp tại hiện trường của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương; sự ủng hộ, đồng hành của người dân, cộng đồng doanh nghiệp, đồng bào trong nước và cả đồng bào ta ở nước ngoài,… đã hạn chế tối đa thiệt hại và khẩn trương khắc phục hậu quả do bão, mưa lũ.

Thủ tướng Chính phủ đã quyết định trích dự phòng ngân sách trung ương, xuất cấp gạo từ dự trữ quốc gia (350 tỷ đồng và 432,585 tấn gạo) để các địa phương, cơ quan thực hiện các chính sách hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại và cứu trợ cho người dân có nguy cơ thiếu đói. Nhiều đoàn công tác của Trung ương, các địa phương, các tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ với tổng kinh phí 432,980 tỷ đồng giúp đỡ các gia đình bị thiệt hại.

Cùng với những ứng phó khẩn cấp trước thiên tai, với bão số 3, việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong chỉ đạo điều hành, thông tin, truyền thông, cảnh báo, dự báo được triển khai hiệu quả; giúp người dân, nhất là ở khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực bị chia cắt để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.

Việc vận dụng linh hoạt phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với đặc điểm của các hộ dân cư và địa phương, đồng thời phát huy vai trò lực lượng xung kích cơ sở cũng phát huy hiệu quả tối đa. Chính quyền các cấp và người dân chủ động trong ứng phó, phát hiện nguy cơ và kịp thời di dời, sơ tán khỏi các khu vực nguy cơ sạt lở đất, lũ quét đã giúp giảm thiểu thiệt hại về người...

Các địa phương đã tích cực, chủ động huy động các nguồn lực trong ứng phó; huy động sức mạnh, nguồn lực tổng hợp ngân sách, nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, phát huy tinh thần đoàn kết, sức mạnh của nhân dân trong khắc phục hậu quả để sớm ổn định đời sống, phục hồi sản xuất. Các bộ, ngành, địa phương đã hướng dẫn kịp thời các giải pháp cụ thể, phù hợp trước mắt và lâu dài đối với từng khu vực, từng đối tượng thiệt hại để khắc phục nhanh, trong đó ưu tiên phục hồi sản xuất nông nghiệp và công trình phòng, chống thiên tai theo hướng xây dựng lại tốt hơn để phát triển bền vững...

potal-nguoi-dan-bi-thien-tai-o-lao-cai-ve-khu-tai-dinh-cu-moi-7769304.jpg
Khu tái định cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên trước ngày khánh thành chính thức. Ảnh: Hồng Ninh-TTXVN

Tại Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các địa phương tiếp tục khắc phục hậu quả thiên tai; tổ chức cho người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai được ổn định cuộc sống và sản xuất.

Nơi thấm đẫm tình đồng chí, nghĩa đồng bào

Trong khó khăn, hoạn nạn, thiên tai khốc liệt mới thấy rõ tình đồng chí, nghĩa đồng bào của dân tộc ta. Đó là sự giúp đỡ của các lực lượng vũ trang, sự chia sẻ chỗ trú ẩn an toàn cho người dân trú bão. Đó là những chiếc bánh ú, bánh nếp được người dân miền Trung, Nam Bộ gói ghém cùng tình yêu thương gửi tới bà con chịu ảnh hưởng của bão số 3.

potal-to-tham-hinh-anh-bo-doi-cu-ho-trong-long-nhan-dan-7760588.jpg
Các chiến sĩ Trung đoàn Bộ binh 43, Sư đoàn 395, Quân khu 3, đội mưa hỗ trợ người dân thu dọn cây xanh gãy đổ dọc tuyến Quốc lộ 18A qua địa phận thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (9/9/2024). Ảnh: Đức Hiếu – TTXVN

Trong vụ sạt lở tại Làng Nủ (Lào Cai), Tư lệnh Quân khu 2 đã điều động 300 cán bộ, chiến sĩ vào khu vực Phúc Khánh; trong đó 100 chiến sĩ tìm kiếm dọc suối Nủ từ sông Chảy vào; 200 chiến sĩ vào tìm kiếm trực tiếp tại khu vực sạt lở…Những nỗ lực cứu hộ, cứu nạn được các lực lượng triển khai nhanh chóng, khẩn trương nhất, không ngại hiểm nguy để hỗ trợ đồng bào.

potal-to-tham-hinh-anh-bo-doi-cu-ho-trong-long-nhan-dan-7760648.jpg
Lực lượng quân đội triển khai tìm kiếm các nạn nhân mất tích do sạt lở đất tại làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai), 12/9/2024. Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Hay trong vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ) ngày 9/9, lực lượng công an, quân đội đã có mặt ngay lập tức để thực hiện các phương án cứu hộ, cứu nạn. Bên cạnh đó, Binh chủng Công binh đã khảo sát dòng chảy để tiến hành lắp đặt cầu phao khi đủ điều kiện cho phép nhằm bảo đảm việc đi lại, sinh hoạt cho người dân.

Những sẻ chia của người dân trong cả nước với tình thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” cũng được thể hiện bằng những việc làm thiết thực như người dân làng Ngọc Chẩm, xã Thăng Long, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đã chung tay gói hơn 1.000 chiếc bánh chưng, mua hàng trăm thùng mỳ tôm và các nhu yếu phẩm khác gửi ra hỗ trợ người dân ảnh hưởng nặng nề bão số 3 hay người dân Nghệ An đã góp gạo nếp, đậu xanh,... cùng nhau cắt lá, gói và xuyên đêm nấu hàng nghìn chiếc bánh chưng để chuyển ra vùng tâm lũ.

Để đảm bảo an toàn tính mạng của người dân trước khi bão đổ bộ, UBND huyện Cô Tô (Quảng Ninh) đã quyết liệt di chuyển những hộ dân có nhà xuống cấp về các địa điểm an toàn. Cũng tại huyện đảo Cô Tô, có những người dân tình nguyện nhường một phần chỗ ăn nghỉ cho người dân tránh trú bão. Đó là chị Lê Thị Loan, chủ khách sạn CoTo View. Chị Loan cho biết, nhận thấy đây là cơn bão với cường độ lớn nên vợ chồng chị đã bàn bạc và quyết định cho người dân có nhà không kiên cố đến ở. Chị đăng thông tin lên mạng xã hội kèm địa chỉ, số điện thoại để người dân tìm được khách sạn. Những người dân không đủ sức khỏe được vợ chồng chị Loan cùng nhân viên khách sạn phối hợp với chính quyền địa phương đến tận nơi để đón. Cho đến đêm trước khi bão đổ bộ, đã có hơn 40 người của nhiều hộ dân tại đảo Cô Tô tới ở tại khách sạn của chị Loan. Toàn bộ người dân tới đây đều là các hộ dân, người lao động có nhà không kiên cố hoặc thuê phòng trọ sinh sống trên đảo…

Ngay trong vùng ảnh hưởng lớn của bão số 3, tại Hà Nội, gia đình chị Nguyễn Phương Anh (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã dành một căn hộ chung cư của mình cho người lao động đến trú nhờ trong thời gian Hà Nội chịu ảnh hưởng của bão. Không những vậy, gia đình chị Phương Anh còn sẵn sàng bỏ tiền thuê taxi để họ có thể tới. Câu chuyện về lòng tốt của gia đình chị Phương Anh khiến hàng vạn người xúc động.

potal-to-tham-hinh-anh-bo-doi-cu-ho-trong-long-nhan-dan-7760617.jpg
Người dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) bịn rịn chia tay các chiến sĩ thuộc Trung đoàn 98, Sư đoàn 316 của Quân khu 2 rút quân khỏi thôn sau 14 ngày tham gia tìm kiếm các nạn nhân mất tích (24/9/2024) Ảnh: TTXVN phát

Bão số 3 đã đi qua với những đau thương, mất mát lớn nhưng cũng đọng lại những câu chuyện về tình người, sự đoàn kết trong khó khăn. Mỗi hành động, dù lớn hay nhỏ, đều lan tỏa cảm hứng, khơi dậy tinh thần tương thân tương ái trong xã hội. Chính trong hoạn nạn, tinh thần đoàn kết và sự sẻ chia ấy càng trở nên mạnh mẽ, để từ đó, chúng ta thêm tự hào về một dân tộc Việt Nam kiên cường, giàu lòng nhân ái, chung sức đồng lòng vượt qua mọi thử thách để ngày càng vươn mình phát triển./.

Thắng Trung

Có thể bạn quan tâm

Tết sớm trên những bản làng thoát nghèo ở vùng cao A Lưới

Tết sớm trên những bản làng thoát nghèo ở vùng cao A Lưới

Kết thúc mùa màng bội thu cũng là lúc đồng bào dân tộc huyện miền núi A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế) dựng cây nêu, nô nức đón chào ngày hội lớn - lễ hội ADa Koonh. Lễ hội năm nay trở nên đặc biệt hơn khi A Lưới chính thức thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo quốc gia giai đoạn 2022 - 2025. Không khí lễ hội, hân hoan đón Tết tràn ngập mọi nẻo đường và bản làng.

Để kịp thời phòng ngừa, phát hiện và xử lý tội phạm, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lai Hòa thường xuyên phối hợp với lực lượng công an, dân quân tự vệ tuần tra kiểm soát tại khu vực biên giới biển ở thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng).

Sóc Trăng xây dựng “thế trận lòng dân” trong bảo vệ biên giới

Những năm qua, Đảng ủy, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chỉ huy các cấp thực hiện tốt phương châm “3 bám, 4 cùng" (bám đơn vị, bám địa bàn, bám chủ trương chính sách; cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc) để thực sự gần dân, hiểu dân, chăm lo cho dân, cùng chung tay gìn giữ biên giới biển…

Bảo tồn và phát huy nghề làm đường thốt nốt của đồng bào Khmer An Giang

Bảo tồn và phát huy nghề làm đường thốt nốt của đồng bào Khmer An Giang

Đối với đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang, cây thốt nốt từ lâu đã trở nên thân quen, gắn liền với cuộc sống hằng ngày. Những sản phẩm từ cây thốt nốt được nhân dân tận dụng để phát triển kinh tế, hình thành nên nhiều đặc sản trứ danh. Trong đó, nghề làm đường thốt nốt không chỉ giúp người dân có thu nhập ổn định mà còn được gìn giữ qua nhiều thế hệ và trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

"Mái ấm cho đồng bào” trong kỷ nguyên vươn mình

"Mái ấm cho đồng bào” trong kỷ nguyên vươn mình

Xóa nhà tạm không chỉ thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, mà đây là việc làm thiết thực nhằm hoàn thành công cuộc giảm nghèo bền vững, hướng tới một tương lai không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Hang Kia, Pà Cò - điểm đến đặc trưng văn hóa dân tộc Mông

Hang Kia, Pà Cò - điểm đến đặc trưng văn hóa dân tộc Mông

Hang Kia và Pà Cò là hai xã vùng cao của huyện Mai Châu (Hòa Bình) nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, nơi có đến hơn 90% là người dân tộc Mông. Với cảnh quan nguyên sơ, núi đồi hùng vĩ cùng những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc riêng có, nhiều đời nay, đồng bào Mông ý thức được việc gìn giữ, đồng thời phát huy được tiềm năng, lợi thế, tạo dựng vùng "đất hứa" vươn mình trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Đồng bào Khmer tìm hiểu về lịch sử hình thành cột mốc biên giới 275 giữa Việt Nam và Campuchia tại khu vực cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên, thị xã Tịnh Biên (An Giang). Ảnh: An Hiếu

An dân giữ đất biên cương

Với khẩu hiệu “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng An Giang luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, bám sát địa bàn, phát huy hiệu quả sức mạnh đoàn kết toàn dân, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới Tây Nam.

Tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc" cùng phù điêu lớn hình cánh cung phía sau là điểm nhấn tại Khu lưu niệm đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc. Ảnh: Việt Hoàng-TTXVN

70 năm tập kết ra Bắc: Dành những gì tốt nhất cho đồng bào miền Nam

Cách đây 70 năm, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã được ký kết, mở ra một trang mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Ðảng đã có quyết định mang tầm chiến lược là đưa con em cán bộ, chiến sỹ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc để tiếp tục học tập, tạo nguồn cán bộ lâu dài cho sự nghiệp cách mạng; đồng thời góp phần cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chuẩn bị lực lượng cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Về miền văn hóa Mường

Về miền văn hóa Mường

Hòa Bình là vùng đất có nhiều dân tộc cùng chung sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Mường, chiếm hơn 63% dân số. Nơi đây nổi tiếng với bốn vùng Mường cổ “Bi, Vang, Thàng, Động” cùng sự hiện diện của “Văn hóa Hòa Bình” tồn tại trên 10.000 năm. Theo dòng chảy thời gian, dân tộc Mường ở Hòa Bình đã sáng tạo và gìn giữ được một nền văn hóa phong phú và đa dạng...

Đồng bào Chăm Islam An Giang: Gắn kết giữa đạo và đời, tôn giáo và dân tộc

Đồng bào Chăm Islam An Giang: Gắn kết giữa đạo và đời, tôn giáo và dân tộc

Đồng bào dân tộc Chăm ở An Giang theo Hồi giáo (Islam) hiện có trên 11.000 người, chiếm khoảng 0,6% tổng số dân trên địa bàn tỉnh. Không chỉ thực hiện tốt giáo lý tôn giáo, đồng bào Chăm nơi đây còn nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực phát triển kinh tế, gìn giữ văn hóa truyền thống, hướng tới một cuộc sống ngày càng văn minh, giàu đẹp…

Lực lượng quân đội, công an triển khai tìm kiếm các nạn nhân mất tích do sạt lở đất tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai). Ảnh: Ngọc Thành

Ấm áp tình người nơi bão lũ

Bão Yagi (bão số 3) và hoàn lưu bão những ngày đầu tháng 9 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề ở nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc. Trước sức tàn phá của thiên nhiên, tinh thần “bầu ơi thương lấy bí cùng” của người Việt Nam như được nhân lên gấp bội, lan tỏa nơi bão lũ...

Kinh lá Buông, Di sản văn hóa phi vật thể của người Khmer An Giang

Kinh lá Buông, Di sản văn hóa phi vật thể của người Khmer An Giang

Kinh lá Buông của người Khmer An Giang là một trong những di sản văn hóa độc đáo thể hiện sự khéo léo, tài năng sáng tạo trong trình độ kỹ thuật và tri thức của người Khmer. Tỉnh An Giang đã phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc gia “Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá Buông của người Khmer tỉnh An Giang” và sẽ xây dựng hồ sơ đăng ký công nhận di sản tư liệu tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá buông của người Khmer ở tỉnh An Giang, thuộc chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO.

Sáng ngời sắc áo lính nơi lũ dữ

Sáng ngời sắc áo lính nơi lũ dữ

Những ngày này, trên địa bàn thành phố Hà Nội, lực lượng công an, quân đội đang phối hợp các đơn vị nỗ lực bảo vệ tài sản, an toàn tính mạng cho nhân dân. Việc làm của các lực lượng vũ trang giúp thắm hơn tình quân, dân trong lũ dữ. *Kề vai sát cánh cùng nhân dân

Du khách và đồng bào dân tộc Mường tham gia nhảy sạp tại Tuần Văn hóa, Du lịch Mộc Châu năm 2024. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Vui Tết Độc lập trên cao nguyên Mộc Châu

Ngày 1/9, đồng bào các dân tộc và du khách thập phương nô nức về cao nguyên Mộc Châu, Sơn La đón Tết Độc lập, tham dự Tuần Văn hóa, Du lịch năm 2024 với chủ đề “Mộc Châu - Tiếng gọi mùa yêu”.

Tây Nguyên – muốn ổn định, phải phát triển

Tây Nguyên – muốn ổn định, phải phát triển

“Cốt lõi của việc bảo vệ an ninh, trật tự là đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, không để ai bị bỏ lại phía sau”. Đó là thông điệp mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra tại Hội nghị về bảo đảm an ninh, trật tự phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên diễn ra ngày 25/8/2024 tại Đà Lạt (Lâm Đồng).

Không phân biệt cao – thấp với di sản văn hóa phi vật thể

Không phân biệt cao – thấp với di sản văn hóa phi vật thể

Sau 23 năm Luật Di sản văn hóa và 15 năm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa đi vào cuộc sống, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ được tiếp tục thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024. Dự luật mới kiên trì bảo vệ quan điểm không xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể theo Công ước 2003 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.

Từ Cách mạng Tháng Tám nghĩ về bài học nắm bắt cơ hội

Từ Cách mạng Tháng Tám nghĩ về bài học nắm bắt cơ hội

Cách mạng Tháng Tám đã đưa chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, kết thúc ách đô hộ của thực dân, phát xít, xóa bỏ chế độ phong kiến từ hàng ngàn năm. Tầm vóc, ý nghĩa thắng lợi, bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị kể từ mùa Thu lịch sử năm 1945.

Nỗ lực gìn giữ biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển

Nỗ lực gìn giữ biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển

Năm nay đánh dấu 25 năm, Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền và 15 năm ký 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc (Nghị định thư phân giới cắm mốc; Hiệp định về quy chế quản lý biên giới; Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu).

Trải nghiệm một mùa thu đậm bản sắc vùng cao

Trải nghiệm một mùa thu đậm bản sắc vùng cao

Du lịch miền Bắc thời gian này sẽ là thiếu sót lớn nếu không được tận hưởng mùa vàng ở Tây Bắc, ngửi hương lúa chín ngọt ngào, check-in những cung đường đèo uốn lượn đẹp như mơ mà không lo gặp phải cơn mưa rừng bất chợt, chiêm ngưỡng màu xanh bất tận của cánh đồng chè trên những sườn núi cao, bên cạnh là con suối thơ mộng róc rách hiền hòa và rồi thưởng thức các món ngon làm từ măng rừng, măng đắng, rau cải mèo đang vào mùa. Đây cũng là thời điểm Lào Cai thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm một mùa thu đậm bản sắc vùng cao.

60 năm Hải quân chiến thắng trận đầu - Bản hùng ca vang mãi

60 năm Hải quân chiến thắng trận đầu - Bản hùng ca vang mãi

Ngày 2 và 5/8/1964, Hải quân nhân dân Việt Nam đã đánh thắng trong trận đầu ra quân, ghi thêm dấu ấn vào trang sử vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc. 60 năm sau, Chiến thắng trận đầu không chỉ là biểu tượng của sức mạnh chính trị, tinh thần “Dám đánh, biết đánh và quyết đánh thắng”, mà còn có ý nghĩa, giá trị to lớn trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Dấu ấn trong xây dựng môi trường văn hóa tại vùng cao Yên Bái

Dấu ấn trong xây dựng môi trường văn hóa tại vùng cao Yên Bái

Bám sát quan điểm của Đảng, vận dụng linh hoạt, phù hợp với đặc điểm văn hóa, con người địa phương, tỉnh Yên Bái đã đặc biệt quan tâm xây dựng bản sắc văn hóa và nhân tố con người song hành cùng sự phát triển của tỉnh, biến những giá trị văn hóa đặc sắc riêng có trở thành sức mạnh nội sinh, nguồn lực to lớn vượt qua mọi khó khăn, chung tay kiến tạo quê hương Yên Bái vững bước đi lên.

Dân ca Sán Chí, di sản văn hóa độc đáo của miền quê Kiên Lao

Dân ca Sán Chí, di sản văn hóa độc đáo của miền quê Kiên Lao

Dân ca Sán Chí còn gọi là cnắng cọô (có nơi gọi là soóng cọ) là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian có lịch sử lâu đời của người Sán Chí ở xã Kiên Lao (huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) với lối hát đối đáp nam nữ, mà lời ca thường là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

Sen Hồ Tây, từ vẻ đẹp thanh khiết đến hương làm trà độc đáo

Sen Hồ Tây, từ vẻ đẹp thanh khiết đến hương làm trà độc đáo

Sen Tây Hồ còn được gọi là sen bách diệp là loài sen để gom hương làm trà độc đáo, ngon nức tiếng Hà Thành. Trà ướp sen Tây Hồ là thức uống đặc biệt của người Hà Thành bởi ẩn chứa trong vị trà đó là cả sự tao nhã, cao sang của người thưởng trà.

Đảo Song Tử Tây nhìn từ xa như một thành phố thu nhỏ, thanh bình mọc lên giữa đại dương với màu xanh của cỏ cây hòa với màu xanh của biển. Ảnh: An Hiếu

Trường Sa - chủ quyền thiêng liêng nơi trùng khơi biển biếc

Trung tuần tháng 5/2024, tôi may mắn và vinh hạnh có chuyến hải trình đến thăm cán bộ, chiến sĩ ở quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa). Tận mắt chứng kiến sự đổi thay của các đảo, tôi cảm nhận được ý chí kiên cường, sự hy sinh của những chiến sĩ hải quân và thấy mình yêu hơn đất nước, con người và biển đảo quê hương...

Hải trình lan tỏa tình yêu biển đảo Tổ quốc

Hải trình lan tỏa tình yêu biển đảo Tổ quốc

Các đoàn đi thăm với hải trình đến với Trường Sa và Nhà giàn DK1 luôn là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt trong việc góp phần khẳng định mạnh mẽ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Chuyến đi trên tàu KN 390 chở Đoàn công tác số 23 vượt gần 1000 hải lý thăm, động viên, tặng quà cho quân và dân đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ Quốc với hải trình từ sáng 21/5 đến chiều 27/5 thành công tốt đẹp.

Thế hệ tương lai của Điện Biên anh hùng. Ảnh: Xuân Tư

Điện Biên - nhịp sống mới

70 năm sau Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Điện Biên khoác lên mình màu áo mới với những công trình kiên cố mang tầm vóc của thành phố lịch sử, những bản làng trù phú đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho đồng bào các dân tộc...

Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường: “Phát huy truyền thống lịch sử, xây dựng một Điện Biên phát triển về kinh tế, tiến bộ về văn hóa, giàu bản sắc dân tộc”

Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường: “Phát huy truyền thống lịch sử, xây dựng một Điện Biên phát triển về kinh tế, tiến bộ về văn hóa, giàu bản sắc dân tộc”

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên đã dành cho Báo ảnh Dân tộc và Miền núi cuộc trao đổi về những thành tựu nổi bật cùng những định hướng lớn của tỉnh để xây dựng một Điện Biên phát triển về kinh tế, tiến bộ về văn hóa, giàu bản sắc dân tộc…