Đồng bào Chăm Islam An Giang: Gắn kết giữa đạo và đời, tôn giáo và dân tộc

Đồng bào Chăm Islam An Giang: Gắn kết giữa đạo và đời, tôn giáo và dân tộc

Đồng bào dân tộc Chăm ở An Giang theo Hồi giáo (Islam) hiện có trên 11.000 người, chiếm khoảng 0,6% tổng số dân trên địa bàn tỉnh. Không chỉ thực hiện tốt giáo lý tôn giáo, đồng bào Chăm nơi đây còn nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực phát triển kinh tế, gìn giữ văn hóa truyền thống, hướng tới một cuộc sống ngày càng văn minh, giàu đẹp…

Những làng Chăm bên dòng sông Hậu

Đến xã Nhơn Hội, huyện An Phú, đi trên con đường trải nhựa thẳng tắp, chúng tôi cảm nhận được không khí đầm ấm, bình yên từ những nếp nhà làng Chăm. Anh Trần Văn Cường, cán bộ văn hóa xã Nhơn Hội cho biết: “Nhơn Hội có 2 xóm Chăm với 480 hộ, khoảng 2.143 người, sinh sống tập trung ở 3 ấp Bắc Đai, Tắc Trúc và Búng Lớn. Xã có đường biên giới với Campuchia dài 6.427 m nên người dân hai bên thường xuyên đi lại, giao thương hàng hóa, qua đó tạo nguồn thu nhập, nâng cao đời sống”.

TC 01 3G0A9539.jpg
Thánh đường Hồi giáo Majid Jamiul Azhar màu trắng với những nét vẽ màu xanh lục, mái vòm và những ngọn tháp thanh thoát ở bốn góc in trên nền trời một dáng vẻ uy nghi và thanh khiết. Ảnh: Trọng Chính

An Giang là tỉnh vừa có đồng bằng, vừa có núi và đường biên giới dài gần 100 km giáp với tỉnh Takeo và Kandal (Campuchia). Dân số toàn tỉnh có hơn 2,1 triệu người, gồm 4 dân tộc chủ yếu: Kinh, Hoa, Khmer và Chăm (dân tộc Chăm có hơn 11.000 người, chiếm khoảng 0,6%). Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc Chăm đã phát huy hiệu quả, bộ mặt nông thôn khởi sắc, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng ổn định.

Gan ket dao doi cua nguoi Cham An Giang 1.jpg
Làng Chăm ở xã Châu Phong, thị xã Tân Châu (An Giang), nơi gìn giữ những giá trị văn hóa, kiến trúc độc đáo, gắn kết cộng đồng người Chăm Islam. Ảnh: An Hiếu
Gan ket dao doi cua nguoi Cham An Giang 2.jpg
Thánh đường Masjid Jamiul Azhar, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu (An Giang) có kiến trúc độc đáo, huyền bí với khuôn viên xung quanh thường dùng làm nơi chôn cất các tín đồ quá cố. Ảnh: An Hiếu
Gan ket dao doi cua nguoi Cham An Giang 3.jpg
Thánh đường Masjid Al Khairiyah, xã Nhơn Hội, huyện An Phú (An Giang) không chỉ là nơi hành lễ mà còn là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa cộng đồng, học tập chữ Chăm và Kinh Koran. Ảnh: An Hiếu
TC 07 3G0A7187.jpg
Theo Phó giáo cả thánh đường Masjid Al Khairiyah, ông Salay Mal, đối với các làng Chăm, cứ có thánh đường là có trường học, nơi âm vang tiếng học, đọc Kinh Koran (Qur’an). Ảnh: Trọng Chính
Gan ket dao doi cua nguoi Cham An Giang 4.jpg
Lớp học Kinh Koran của các thiếu nữ Chăm Islam tại thánh đường Masjid Al Khairiyah, xã Nhơn Hội, huyện An Phú (An Giang). Ảnh: An Hiếu
TC 06 3G0A7170.jpg
Trong lớp học, khi có người lạ đến nữ sinh Chăm Islam phải khoác thêm áo dài tay, đội khăn phủ kín tóc theo đúng giáo luật Islam biểu hiện tư cách đứng đắn, chuẩn mực. Ảnh: Trọng Chính
TC 04 3G0A9167.jpg
Khác với các tôn giáo khác, thánh đường Hồi giáo tuyệt đối không có bàn thờ, đèn nến, hương hoa, tranh, tượng, trên các bức tường chỉ có những câu Kinh Koran bằng chữ Ả Rập. Vào lễ, chức sắc mặc áo achuba màu trắng, có cổ cao, chất liệu vải dày, được mặc cùng với xà rông. Người Chăm sống quần tụ hòa thuận, đùm bọc lẫn nhau theo từng xóm, mỗi xóm đều có thánh đường và có 1 vị giáo cả đứng đầu. Với phương châm sống “Tốt đời, đẹp đạo”, các chức sắc, giáo cả luôn tuyên truyền cho tín đồ về tinh thần yêu nước, đoàn kết, gắn bó, đồng hành với dân tộc. Ảnh: Trọng Chính
TC 03 3G0A9205.jpg
Cầu nguyện là nghi lễ vô cùng thiêng liêng. Trước khi cầu nguyện ai cũng phải tẩy rửa thân thể cũng như tâm hồn, mặc đồ riêng và không ai được chạm vào ai, thực hiện nghiêm túc giáo lý, giáo luật của Hồi giáo. Ảnh: Trọng Chính
TC 05 3G0A8100.jpg
Tiếng cầu kinh xướng lên vang vọng trên vòm thánh đường. Những người đàn ông ngồi thẳng từng hàng hướng về phía trước để thực hiện các nghi lễ đứng lên, quỳ xuống, vái lạy một cách nhịp nhàng. Ảnh: Trọng Chính
Gan ket dao doi cua nguoi Cham An Giang 6.jpg
Giờ hành lễ của các tín đồ Chăm Islam tại thánh đường Masjid Al Khairiyah, xã Nhơn Hội, huyện An Phú (An Giang). Ảnh: An Hiếu
Gan ket dao doi cua nguoi Cham An Giang 7.jpg
Các tín đồ Chăm Islam hành lễ mỗi ngày 5 lần, mỗi lần từ 5 đến 10 phút. Tuy thời gian làm lễ chỉ vài phút nhưng các tín đồ thể hiện sự tôn nghiêm, trang trọng qua trang phục và cách hành lễ. Ảnh: An Hiếu

Tới thăm mô hình nuôi bò của ông A Mách ở ấp Búng Lớn, chúng tôi được biết, với kinh nghiệm nuôi bò trên 30 năm, ông hiện có đàn bò trên 30 con. Ông A Mách phấn khởi chia sẻ: “Sau khi mua bò giống, tôi nuôi khoảng 3 tháng là có thể bán. Với trọng lượng 500 - 600 kg/con, giá bán khoảng 72.000 đồng/kg, tôi thu lãi 5 triệu đồng/con. Ngoài ra, tôi còn mở xưởng chế biến lạp xưởng bò, tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho bà con trong ấp”.

Gan ket dao doi cua nguoi Cham An Giang 9.jpg
Mô hình nuôi bò của ông A Mách, hộ gia đình người Chăm sản xuất kinh doanh giỏi tại ấp Búng Lớn, xã Nhơn Hội, huyện An Phú (An Giang). Ảnh: An Hiếu
Gan ket dao doi cua nguoi Cham An Giang 10.jpg
Tung lò mò (lạp xưởng bò), món đặc sản đặc trưng của cộng đồng người Chăm Islam ở An Giang đang đóng gói chân không thành phẩm tại nhà ông A Mách. Ảnh: An Hiếu

Nhắc đến những làng Chăm An Giang, chúng tôi nhớ đến ngôi làng ở xã Châu Phong, thị xã Tân Châu. Đó là một ngôi làng không chỉ đẹp bởi các công trình kiến trúc cổ mà còn nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Anh Huỳnh Thanh Duy, cán bộ văn hóa xã Châu Phong cho biết: “Nghề dệt thổ cẩm nơi đây có từ rất sớm với hàng trăm hộ làm nghề. Tuy nhiên, hiện chỉ còn 2 hộ tiêu biểu giữ nghề là cơ sở dệt thổ cẩm truyền thống của ông Mohamad và bà Say Mah”.

Ông Mohamad và bà Say Mah là những người thuộc thế hệ thứ ba làm nghề, gắn bó với nghề trên 50 năm và hiện đang từng bước phát triển nghề bằng cách vừa bán sản phẩm, vừa liên kết với các công ty du lịch đưa khách đến tham quan và trải nghiệm.

TC 10_R4A8608.jpg
Điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất là xưởng dệt và giới thiệu thổ cẩm Chăm của gia đình ông Mohamad và bà Say Mah, cả hai vợ chồng đều là thợ dệt giỏi. Họ đã mang những kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm để tạo ra những sản phẩm đẹp về mẫu mã, màu sắc… trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc. Ảnh: Trọng Chính
Gan ket dao doi cua nguoi Cham An Giang 15.jpg
Trước đây, hầu như mỗi gia đình Chăm đều có một khung cửi. Sản phẩm dệt của họ được bán khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ và còn xuất khẩu sang các nước Malaysia, Indonesia, Campuchia... Ảnh: An Hiếu
Gan ket dao doi cua nguoi Cham An Giang 14.jpg
Không những nồng hậu đón khách, xưởng dệt của gia đình ông Mohamad và bà Say Mahcòn tạo điều kiện cho khách được dệt thử một đoạn thổ cẩm hay mặc thử các trang phục truyền thống của người Chăm... Ảnh: An Hiếu
Gan ket dao doi cua nguoi Cham An Giang 16.JPG
... và trải nghiệm trang phục phụ nữ Chăm truyền thống, với sự kết hợp hài hòa của nhiều yếu tố, từ những tua sợi vải, những chiếc khăn choàng đầu được làm từ vải mịn và mỏng, tô điểm nét duyên. Ảnh: An Hiếu

Ông Mohamad ở xã Châu Phong cho biết: “Sản phẩm chính của gia đình tôi sản xuất là những chiếc khăn rằn dệt họa tiết vân mây - loại họa tiết đặc biệt chỉ có ở xã Châu Phong, luôn được khách hàng yêu thích, nhất là những khách hàng đến từ các nước Đức, Pháp, Úc…”. Hiện tại, cơ sở dệt thổ cẩm truyền thống của gia đình ông Mohamad có 18 nhân công, mỗi nhân công có thể dệt từ 3 - 4 tấm khăn/ngày. Với giá bán bình quân 70.000 đồng/khăn rằn và 150.000 đồng/khăn họa tiết vân mây, cơ sở đem lại thu nhập khoảng 4 triệu đồng/lao động/tháng.

Gan ket dao doi cua nguoi Cham An Giang 17A.jpg
Ông Chau Anne - Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh An Giang.

Ông Chau Anne, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh An Giang cho biết, nhờ phát huy hiệu quả chính sách an sinh xã hội, tỷ lệ hộ gia đình người Chăm nghèo trên địa bàn tỉnh giờ chỉ còn 6,2%, hộ cận nghèo còn 8,5%. Đến nay, 100% ấp, xã vùng đồng bào Chăm đã có điện lưới quốc gia, 100% tuyến đường giao thông được bê tông hóa, 100% hộ dân có điện và nước sạch… Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Chăm ở An Giang ngày càng ổn định và nâng cao.

Gắn kết đạo và đời

Đồng bào Chăm An Giang sinh sống tập trung tại 5/11 huyện, thị xã, thành phố (Long Xuyên, Tân Châu, An Phú, Châu Phú, Châu Thành); sống quần tụ, hình thành 9 làng Chăm bên dòng sông Hậu. Theo thời gian, đồng bào Chăm đã hình thành nên các xóm, làng với 12 thánh đường, 16 tiểu thánh đường, 120 chức sắc và 128 chức việc. Đứng đầu thánh đường là giáo cả, tiểu thánh đường là Ahly do cộng đồng bầu lên, là những người có uy tín, hiểu biết giáo lý, giáo luật Hồi giáo và pháp luật.

Gan ket dao doi cua nguoi Cham An Giang 20.jpg
Thánh đường Masjid Jamiul Azhar, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu (An Giang) là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng Chăm Islam. Ảnh: An Hiếu
TC 08 3G0A8943.jpg
Nhờ những chương trình, dự án của Đảng và Nhà nước, đồng bào Chăm An Giang đã mở rộng sản xuất, kinh doanh, làm du lịch bên cạnh nghề nông, nghề cá truyền thống. Cuộc sống đã khiến những phụ nữ Chăm ở đây cởi mở, tự tin trong giao tiếp với du khách bốn phương. Trong ảnh là các em học sinh trường tiểu học ở xã Châu Phong, thị xã Tân Châu. Ảnh: Trọng Chính
Gan ket dao doi cua nguoi Cham An Giang 12.jpg
Người Chăm Islam ở An Giang vẫn gìn giữ được những nét truyền thống trong sinh hoạt đời thường. Ảnh: An Hiếu
Gan ket dao doi cua nguoi Cham An Giang 11.jpg
Nhà sàn - nét đặc trưng cho kiến trúc của người Chăm Islam ở vùng sông nước An Giang. Ảnh: An Hiếu

Với phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, các giáo cả, chức sắc luôn tuyên truyền, vận động tín đồ tinh thần yêu nước, đoàn kết, tích cực xây dựng quê hương. Ông Salay Mal, Phó giáo cả thánh đường Masjid Al Khairiyah ở xã Nhơn Hội, huyện An Phú cho biết: “Xã có 1 thánh đường và 1 tiểu thánh đường. Mỗi ngày 5 lần, các tín đồ cầu nguyện, đọc kinh từ 5 - 10 phút. Ngoài thực hiện nghi thức tôn giáo, giáo cả còn phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, cập nhật chính sách pháp luật của Nhà nước, đồng thời khuyên bảo mọi người làm điều tốt, tránh xa điều xấu”.

TC 15 3G0A9416.jpg
Chiếc mũ thông dụng kapeak, hình ảnh chung thường thấy ở nam giới theo đạo Islam trên thế giới trong lớp học Kinh Koran. Ảnh: Trọng Chính
TC 13 3G0A9350.jpg
Dù đang theo học trong lớp, nam giới từ 15 tuổi trở lên bắt buộc phải làm lễ mỗi ngày năm lần, trừ những trường hợp đặc biệt mới làm lễ tại nhà. Ảnh: Trọng Chính

Trong các dịp thánh đường làm lễ, chiến sĩ Đồn biên phòng Nhơn Hội đã dành thời gian tới phổ biến thông tin, quy định, quy chế mới. Theo Thiếu tá Nguyễn Hữu Hàn, Chính trị viên Đồn biên phòng Nhơn Hội, đây là hoạt động phối hợp thường xuyên giữa đồn và Ban quản trị thánh đường. Với sự hỗ trợ của Đồn, đồng bào Chăm đã chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, sẵn sàng cung cấp thông tin về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

Gan ket dao doi cua nguoi Cham An Giang 8.jpg
Cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Nhơn Hội phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước với Ban quản trị thánh đường Masjid Al Khairiyah, xã Nhơn Hội, huyện An Phú (An Giang). Ảnh: An Hiếu
Gan ket dao doi cua nguoi Cham An Giang 21.jpg
Giờ học của các thanh thiếu niên người Chăm Islam ở thánh đường Masjid Jamiul Azhar, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu (An Giang)
Gan ket dao doi cua nguoi Cham An Giang 22A.jpg
Các thanh thiếu niên người Chăm Islam trong trang phục truyền thống tại thánh đường Masjid Jamiul Azhar, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu (An Giang). Ảnh: An Hiếu
Gan ket dao doi cua nguoi Cham An Giang 22B.jpg
Các thanh thiếu niên người Chăm Islam trong trang phục truyền thống tại thánh đường Masjid Jamiul Azhar, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu (An Giang). Ảnh: An Hiếu
Gan ket dao doi cua nguoi Cham An Giang 23.jpg
Các thanh thiếu niên người Chăm Islam đang học tập tại thánh đường Masjid Jamiul Azhar, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu (An Giang). Ảnh: An Hiếu

Là giáo cả thánh đường Masjid Jamiul Azhar ở xã Châu Phong, thị xã Tân Châu từ năm 2008, ông Mukh Tar cho biết: “Mỗi khóa lễ trong ngày, thánh đường có từ 40 - 50 tín đồ tham gia, riêng thứ 6 có khoảng 150 - 200 tín đồ. Chính những lời dạy từ giáo luật của Ban quản trị thánh đường và những người có uy tín đã giúp người Chăm biết yêu thương, giúp đỡ nhau, tránh xa tệ nạn mại dâm, ma túy, trộm cắp”.

Để gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, cộng đồng người Chăm Islam ở tỉnh An Giang thường nói tiếng dân tộc, mặc trang phục dân tộc, sử dụng ẩm thực dân tộc và sinh hoạt tín ngưỡng tại thánh đường, tiểu thánh đường. Đặc biệt, nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam - Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia luôn được đồng bào duy trì thực hiện trong các hoạt động đời sống xã hội”

Ông Chau Anne - Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh An Giang.

Theo ông Lê Văn Phước, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, ngoài việc thực hiện đúng giáo lý, cộng đồng người Chăm Islam trên địa bàn tỉnh còn tích cực tham gia các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Cùng với việc nêu cao trách nhiệm công dân, họ còn gìn giữ tiếng nói, chữ viết và phong tục, tập quán riêng, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc.

Bài: Thu Hương Ảnh: Trọng Chính - An Hiếu Đồ họa: Thanh Nhàn

(Báo ảnh Dân tộc và Miền núi)
Dân tộc Chăm Dân tộc Chăm

Tên gọi khác: Chàm, Chiêm, Chiêm Thành, Chăm Pa, Hời...

Nhóm địa phương: Chăm Hroi, Chăm Poổng, Chà Và Ku, Chăm Châu Ðốc.

Dân số: 161.729 người (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009).

Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô - Polynéxia (ngữ hệ Nam Ðảo).

Lịch sử: Dân tộc Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời, đã từng kiến tạo nên một nền văn hoá rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn Ðộ. Ngay từ những thế kỉ thứ XVII, người Chăm đã từng xây dựng nên vương quốc Chăm pa. Hiện tại cư dân gồm có hai bộ phận chính: Bộ phận cư trú ở Ninh ThuậnBình Thuận chủ yếu theo đạo Bà la môn (một bộ phận nhỏ người Chăm ở đây theo đạo Islam truyền thống gọi là người Chăm Bà ni). Bộ phận cư trú ở một số địa phương thuộc các tỉnh Châu Ðốc, Tây Ninh, An Giang, Ðồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh theo đạo Islam (Hồi giáo) mới.

Hoạt động sản xuất: Người Chăm có truyền thống nông nghiệp ruộng nước, giỏi làm thuỷ lợi và làm vườn trồng cây ăn trái. Bên cạnh việc làm ruộng nước vẫn tồn tại loại hình ruộng khô một vụ trên sườn núi. Bộ phận người Chăm ở Nam Bộ lại sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới, dệt thủ công và buôn bán nhỏ, nghề nông chỉ là thứ yếu.

Nghề thủ công phát triển ở vùng Chăm nổi tiếng là dệt lụa tơ tằm và nghề gốm nặn tay, nung trên các lò lộ thiên. Việc buôn bán với các dân tộc láng giềng đã xuất hiện từ xưa. Vùng duyên hải miền Trung đã từng là nơi hoạt động của những đội hải thuyền nổi tiếng trong lịch sử.

Ăn: Người Chăm ăn cơm, gạo được nấu trong những nồi đất nung lớn, nhỏ. Thức ăn gồm cá, thịt, rau củ, do săn bắt, hái lượm và chăn nuôi, trồng trọt đem lại. Thức uống có rượu cần và rượu gạo. Tục ăn trầu cau rất phổ biến trong sinh hoạt và trong các lễ nghi phong tục cổ truyền.

Mặc: Nam nữ đều quấn váy tấm. Ðàn ông mặc áo cánh ngắn xẻ ngực cài khuy. Ðàn bà mặc áo dài chui đầu. Màu chủ đạo trên y phục là màu trắng của vải sợi bông. Ngày nay, trong sinh hoạt hằng ngày, người Chăm ăn mặc như người Việt ở miền Trung, chỉ có chiếc áo dài chui đầu là còn thấy xuất hiện trong giới nữ cao niên.

Vào dịp lễ Ramưwan, nam nữ người Chăm thường khoác lên mình trang phục truyền thống với nhiều sắc màu thể hiện bản sắc riêng của cộng đồng người Chăm. Ảnh Nguyễn Thanh.jpg
Vào dịp lễ Ramưwan, nam nữ người Chăm thường khoác lên mình trang phục truyền thống với nhiều sắc màu thể hiện bản sắc riêng của cộng đồng người Chăm. Ảnh Nguyễn Thanh

: Người Chăm cư trú tại Ninh Thuận, Bình Thuận, ở nhà đất (nhà trệt). Mỗi gia đình có những ngôi nhà được xây cất gần nhau theo một trật tự gồm: nhà khách, nhà của cha mẹ và các con nhỏ tuổi, nhà của các cô gái đã lập gia đình, nhà bếp và nhà tục trong đó có kho thóc, buồng tân hôn và là chỗ ở của vợ chồng cô gái út.

Phương tiện vận chuyển: Chủ yếu và thường xuyên vẫn là cái gùi cõng trên lưng. Cư dân Chăm cũng là những người thợ đóng thuyền có kỹ thuật cao để hoạt động trên sông và biển. Họ làm ra những chiếc xe bò kéo, trâu kéo có trọng tải khá lớn để vận chuyển trên bộ.

Quan hệ xã hội: Gia đình người Chăm mang truyền thống mẫu hệ, mặc dù xã hội Chăm trước đây là xã hội đẳng cấp, phong kiến. Ở những vùng theo Hồi giáo Islam, tuy gia đình đã chuyển sang phụ hệ, vai trò nam giới được đề cao, nhưng những tập quán mẫu hệ vẫn tồn tại khá đậm nét trong quan hệ gia đình, dòng họ với việc thờ cúng tổ tiên. Cư dân Chăm vốn được phân thành hai thị tộc: Cau và Dừa như hai hệ dòng Niê và Mlô ở dân tộc Ê đê. Về sau thị tộc Cau biến thành tầng lớp của những người bình dân, trong khi thị tộc Dừa trở thành tầng lớp của quý tộc và tăng lữ. Dưới thị tộc là các dòng họ theo huyết hệ mẹ, đứng đầu là một người đàn bà thuộc dòng con út. Mỗi dòng họ lại có nhiều chi họ. Xã hội cổ truyền Chăm được phân thành các đẳng cấp như xã hội Ấn Ðộ cổ đại. Họ có những vùng cư trú riêng và có những ngăn cách rõ rệt: không được thiết lập quan hệ hôn nhân, không sống cùng một xóm, không ăn cùng một mâm...

Cưới xin: Phụ nữ chủ động trong quan hệ luyến ái. Hôn nhân cư trú phía nhà vợ, con sinh ra đều theo họ mẹ. Sính lễ do nhà gái lo liệu. Gia đình một vợ một chồng là nguyên tắc trong hôn nhân.

Ma chay: Người Chăm có hai hình thức đưa người chết về thế giới bên kia là thổ táng và hoả táng. Nhóm cư dân theo đạo Bà la môn thường hoả táng theo giáo luật, còn các nhóm cư dân khác thì thổ táng. Những người trong cùng một dòng họ thì được chôn cất cùng một nơi theo huyết hệ mẹ. 

Nhà mới: Người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận khi dựng nhà mới phải thực hiện một số nghi lễ cúng thần như: cúng Thổ thần để đốn gỗ tại rừng. Khi gỗ vận chuyển về làng phải làm lễ đón cây. Lễ phạt mộc được tổ chức để khởi công cho việc xây cất ngôi nhà. 

Lễ tết: Người ta thực hiện nhiều nghi lễ nông nghiệp trong một chu kỳ năm như: lễ khai mương đắp đập, lễ hạ điền, lễ mừng lúa con, lễ mừng lúa ra đòng. Nhưng lễ lớn nhất vẫn là lễ Bon katê được tổ chức linh đình tại các đền tháp vào giữa tháng mười âm lịch.

Lịch: Người Chăm có nông lịch cổ truyền tính theo lịch âm.

Học: Dân tộc Chăm có chữ từ rất sớm. Hiện tồn tại nhiều bia kí, kinh bằng chữ Chăm. Chữ Chăm được sáng tạo dựa vào hệ thống văn tự Sascrit, nhưng việc sử dụng chữ này còn rất hạn hẹp trong tầng lớp tăng lữ và quý tộc xưa. Việc học hành, truyền nghề, vẫn chủ yếu là truyền khẩu và bắt chước, làm theo. 

Văn nghệ: Nhạc cụ Chăm nổi bật có trống mặt da Paranưng, trống vỗ, kèn xaranai. Nền dân ca - nhạc cổ Chăm đã để lại nhiều ảnh hưởng đến dân ca - nhạc cổ của người Việt ở miền Trung như trống cơm, nhạc nam ai, ca hò Huế... Dân vũ Chăm được thấy trong các ngày hội Bon katê diễn ra tại các đền tháp. 

Thiếu nữ Chăm biểu diễn điệu múa truyền thống trong lễ hội Katê. Ảnh Nguyễn Thanh.jpg
Thiếu nữ Chăm biểu diễn điệu múa truyền thống trong lễ hội Katê. Ảnh Nguyễn Thanh

Chơi: Trẻ em thích đánh cù và thả diều, đánh trận giả, thi cướp cờ, chơi trò bịt mắt bắt dê.  

Theo cema.gov.vn

Có thể bạn quan tâm