Thánh đường Chăm bên dòng sông Hậu

Thánh đường Chăm bên dòng sông Hậu

An Giang là nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Hồi với khoảng 13.000 người sinh sống tại các xã đầu nguồn ven sông Hậu thuộc các huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân và Châu Phú. Gắn liền với chiều dài lịch sử cùng những truyền thống văn hóa lâu đời, đồng bào dân tộc Chăm đã xây dựng nên những thánh đường tuyệt đẹp nơi sông Mekong đổ vào đất Việt và chia tách thành hai nhánh sông Tiền, sông Hậu.

Masjid Jamiul Azhar, một trong những Thánh đường lớn nhất tại An Giang được xây dựng từ năm 1959 với mái vòm, biểu tượng trăng lưỡi liềm và các kiến trúc rõ nét Hồi Giáo. Đây cũng là công trình được coi là một trong những thánh đường Hồi giáo đẹp nhất Việt Nam.
Masjid Jamiul Azhar, một trong những Thánh đường lớn nhất tại An Giang được xây dựng từ năm 1959 với mái vòm, biểu tượng trăng lưỡi liềm và các kiến trúc rõ nét Hồi Giáo. Đây cũng là công trình được coi là một trong những thánh đường Hồi giáo đẹp nhất Việt Nam.

Nằm lặng lẽ bên bờ sông Hậu, những ngôi thánh đường có biểu tượng vầng trăng khuyết, với màu chủ đạo là trắng và xanh dương cùng mái vòm đặc trưng như một chốn yên bình bên sự nhộn nhịp của thành phố vùng biên Châu Đốc.

Người Chăm ở An Giang không xây tháp như miền Trung mà làng nào cũng có những ngôi thánh đường và tiểu thánh đường Hồi giáo, trong đó nhiều nhất là ở xã Châu Phong (huyện Tân Châu). Những thánh đường Hồi giáo là nét chấm phá đặc sắc trong cả vùng với kiến trúc rất giống các thánh đường tại các nước Hồi giáo Trung Đông, nổi bật giữa miền quê sông nước.

Với hai gam màu chủ đạo là trắng và xanh ngọc, các mái vòm cao rộng cùng biểu tượng trăng lưỡi liềm và đường nét kiến trúc tinh tế khác làm nên vẻ đẹp của các Thánh đường ở Châu Phong.
Với hai gam màu chủ đạo là trắng và xanh ngọc, các mái vòm cao rộng cùng biểu tượng trăng lưỡi liềm và đường nét kiến trúc tinh tế khác làm nên vẻ đẹp của các Thánh đường ở Châu Phong.

Kiến trúc chủ đạo của thánh đường Hồi giáo thường tập trung vào ngôi nhà nguyện, nơi tập trung cầu nguyện, sinh hoạt tôn giáo hằng ngày của giáo dân. Masjid Jamiul Azhar ở xã Châu Phong là một trong những Thánh đường lâu đời và đẹp nhất ở An Giang, cũng như ở Việt Nam. Theo ông Châu An Mách, một người dân tộc Chăm trong xã thì Thánh đường Hồi giáo Masjid Jamiul Azhar được xây dựng bằng gỗ vào khoảng năm 1.700 từ thời Thoại Ngọc Hầu (Nguyễn Văn Thoại) có tên là “Masjid Yahya”. Sau đó, thánh đường được xây mới nhiều lần bằng đá, xi măng vào năm 1952. Đến năm 1959, thánh đường lấy tên mới là Masjid Jamiul Azhar.

Bên trong các Thánh đường được thiết kế với những đèn chùm lộng lẫy, cột đá cùng những hoạ tiết tuyệt đẹp.
Bên trong các Thánh đường được thiết kế với những đèn chùm lộng lẫy, cột đá cùng những hoạ tiết tuyệt đẹp.
Điểm độc đáo của thánh đường Jamiul Azhar là trước cửa có một nghĩa trang. Theo người dân địa phương, đây là nơi an táng của nhiều người Hồi giáo trên khắp Việt Nam. Trong ảnh là ông Châu An Mách, một người dân tộc Chăm xã Châu Phong đang tu sửa phần bia mộ của một người thân mất từ năm 1958.
Điểm độc đáo của thánh đường Jamiul Azhar là trước cửa có một nghĩa trang. Theo người dân địa phương, đây là nơi an táng của nhiều người Hồi giáo trên khắp Việt Nam. Trong ảnh là ông Châu An Mách, một người dân tộc Chăm xã Châu Phong đang tu sửa phần bia mộ của một người thân mất từ năm 1958.

Thánh đường Masjid Jamiul Azhar lấy màu trắng tinh khôi làm chủ đạo kết hợp với xanh ngọc tuyệt đẹp. Vẻ ngoài trang nhã, thanh cao thoát tục, hoạ tiết trang trí tinh tế của toà thánh đường không chỉ là điểm đến tôn giáo của người dân địa phương mà còn là nơi thu hút khách thập phương tới tham quan.

Khi vào cổng thánh đường, ngay hai bên lối đi là một nghĩa trang nhỏ với từng hàng bia đá giản dị. Khu nghĩa trang này đã có từ lâu, theo lời người dân bản địa, đây là nơi an táng của nhiều tín đồ Hồi Giáo khắp nơi ở Việt Nam.

Tiếp lối đi, vào phía bên trong thánh đường là các biểu tượng trăng lưỡi liềm và ngôi sao. Theo quan niệm đạo Hồi, trăng lưỡi liềm tượng trưng cho Âm lịch đạo Hồi (còn gọi Hồi lịch), biểu tượng ngôi sao thể hiện sự thành tâm, thành ý theo thánh Allah, Đấng Toàn Năng, vị Thượng đế cao nhất và duy nhất.

Trên nóc thánh đường được xây tháp có chóp nhọn và các tháp tròn lớn hơn, úp ngược xuống như cái bát úp. Trên nóc ngôi nhà còn trang trí nhiều biểu tượng vầng trăng khuyết (trăng lưỡi liềm) và ngôi sao năm cánh, biểu tượng đặc trưng của Hồi giáo. Đây là biểu tượng được trang trí theo một số nơi nhất định và có kích thước khác nhau ở một số nơi trong thánh đường.

Ngoài thánh đường Masjid Jamiul Azhar, từ bến phà Châu Giang, rẽ tay trái ngay ven sông lại là thánh đường Mubarak (xã Phú Hiệp, huyện Tân Phú). Mang đặc trưng công trình kiến trúc thánh đường Hồi giáo, Mubarak lại toát lên vẻ đẹp huyền bí, tinh tế và tráng lệ. Nhìn từ xa, Mubarak giống như những đền thờ cổ Ba Tư, Ấn Độ.

Thánh đường Hồi giáo Mubarak là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và luôn được xem như biểu tượng tôn giáo thiêng liêng của cư dân đạo Hồi sinh sống tại mảnh đất này. Với người Hồi giáo, một ngày có 5 thời điểm làm lễ: trước khi mặt trời mọc, trước giữa trưa, xế chiều, tối và trước khi đi ngủ.
Thánh đường Hồi giáo Mubarak là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và luôn được xem như biểu tượng tôn giáo thiêng liêng của cư dân đạo Hồi sinh sống tại mảnh đất này. Với người Hồi giáo, một ngày có 5 thời điểm làm lễ: trước khi mặt trời mọc, trước giữa trưa, xế chiều, tối và trước khi đi ngủ.
Những người đàn ông trong trang phục truyền thống trong buổi lễ chiều trong Thánh đường Hồi giáo Mubarak.
Những người đàn ông trong trang phục truyền thống trong buổi lễ chiều trong Thánh đường Hồi giáo Mubarak.
Cầu nguyện hằng ngày là một trong 5 điều bắt buộc của các tín đồ Islam, riêng ngày thứ sáu (12 giờ), tất cả mọi người phải đến thánh đường lớn để cầu nguyện, còn phụ nữ thì cầu nguyện tại nhà.
Cầu nguyện hằng ngày là một trong 5 điều bắt buộc của các tín đồ Islam, riêng ngày thứ sáu (12 giờ), tất cả mọi người phải đến thánh đường lớn để cầu nguyện, còn phụ nữ thì cầu nguyện tại nhà.

Từ ngoài cổng chính là những hình vòng cung, tiếp đến là khoảng sân rộng, toà thánh đường bên trong. Bên trên là 2 tầng tháp, nóc tháp hình bầu dục và biểu tượng trăng lưỡi liềm, ngôi sao. Các vòm cửa có hình vòng cung nhọn đầu. Với nét kiến trúc độc đáo, mang đậm bản sắc tôn giáo và văn hoá của người Chăm theo đạo Hồi, ngày 5/12/1989 thánh đường Mubarak được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

Hằng năm, tại thánh đường Mubarak diễn ra nhiều hoạt động lễ hội, điểm sinh hoạt văn hoá cộng đồng của người Chăm như Lễ Maulid kỷ niệm ngày sinh của giáo chủ Nabi Muhammad, lễ Roja Haji, Tết của người Chăm, lễ Ramadan… Cùng với thánh đường Mubarak, các thánh đường khác của người dân trong vùng như thánh đường Masjid Al-Ehsan ở làng Chăm Đa Phước (An Phú), như làng Châu Giang, làng Đa Phước, làng Châu Phong, Khánh Bình, Vĩnh Trường… đều rộng mở đón khách ghé thăm.

Với lối thiết kế độc đáo, ngôi nhà sàn bằng gỗ của đồng bào Chăm hướng về phía Nam, có cầu thang để di chuyển lên xuống và được chia thành hai loại là nhà nhỏ bốn gian và nhà lớn năm gian.
Với lối thiết kế độc đáo, ngôi nhà sàn bằng gỗ của đồng bào Chăm hướng về phía Nam, có cầu thang để di chuyển lên xuống và được chia thành hai loại là nhà nhỏ bốn gian và nhà lớn năm gian.
Bé gái Chăm thường mặc abaja và quấn khăn hijab ché kín phần tóc, một hình ảnh đặc trưng bên ngoài các Thánh đường ở Châu Phong.
Bé gái Chăm thường mặc abaja và quấn khăn hijab ché kín phần tóc, một hình ảnh đặc trưng bên ngoài các Thánh đường ở Châu Phong.

Miền đất An Giang nằm yên ả bên bờ sông Hậu đầy ắp phù sa, mang nét bình yên pha chút tôn nghiêm là nơi sinh sống hoà thuận bao đời của các cộng đồng dân tộc, trong đó có người Chăm theo đạo Hồi. Phía sau vẻ huyền bí ấy là một cộng đồng hiền hậu, sống đời đạo hạnh và biết nâng niu gìn giữ những di sản văn hóa lâu đời của dân tộc mình, vẻ đẹp vừa thầm lặng vừa lấp lánh nơi đầu nguồn Cửu Long.

Trọng Chính

(Báo ảnh Dân tộc và Miền núi)
Dân tộc Chăm Dân tộc Chăm

Tên gọi khác: Chàm, Chiêm, Chiêm Thành, Chăm Pa, Hời...

Nhóm địa phương: Chăm Hroi, Chăm Poổng, Chà Và Ku, Chăm Châu Ðốc.

Dân số: 161.729 người (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009).

Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô - Polynéxia (ngữ hệ Nam Ðảo).

Lịch sử: Dân tộc Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời, đã từng kiến tạo nên một nền văn hoá rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn Ðộ. Ngay từ những thế kỉ thứ XVII, người Chăm đã từng xây dựng nên vương quốc Chăm pa. Hiện tại cư dân gồm có hai bộ phận chính: Bộ phận cư trú ở Ninh ThuậnBình Thuận chủ yếu theo đạo Bà la môn (một bộ phận nhỏ người Chăm ở đây theo đạo Islam truyền thống gọi là người Chăm Bà ni). Bộ phận cư trú ở một số địa phương thuộc các tỉnh Châu Ðốc, Tây Ninh, An Giang, Ðồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh theo đạo Islam (Hồi giáo) mới.

Hoạt động sản xuất: Người Chăm có truyền thống nông nghiệp ruộng nước, giỏi làm thuỷ lợi và làm vườn trồng cây ăn trái. Bên cạnh việc làm ruộng nước vẫn tồn tại loại hình ruộng khô một vụ trên sườn núi. Bộ phận người Chăm ở Nam Bộ lại sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới, dệt thủ công và buôn bán nhỏ, nghề nông chỉ là thứ yếu.

Nghề thủ công phát triển ở vùng Chăm nổi tiếng là dệt lụa tơ tằm và nghề gốm nặn tay, nung trên các lò lộ thiên. Việc buôn bán với các dân tộc láng giềng đã xuất hiện từ xưa. Vùng duyên hải miền Trung đã từng là nơi hoạt động của những đội hải thuyền nổi tiếng trong lịch sử.

Ăn: Người Chăm ăn cơm, gạo được nấu trong những nồi đất nung lớn, nhỏ. Thức ăn gồm cá, thịt, rau củ, do săn bắt, hái lượm và chăn nuôi, trồng trọt đem lại. Thức uống có rượu cần và rượu gạo. Tục ăn trầu cau rất phổ biến trong sinh hoạt và trong các lễ nghi phong tục cổ truyền.

Mặc: Nam nữ đều quấn váy tấm. Ðàn ông mặc áo cánh ngắn xẻ ngực cài khuy. Ðàn bà mặc áo dài chui đầu. Màu chủ đạo trên y phục là màu trắng của vải sợi bông. Ngày nay, trong sinh hoạt hằng ngày, người Chăm ăn mặc như người Việt ở miền Trung, chỉ có chiếc áo dài chui đầu là còn thấy xuất hiện trong giới nữ cao niên.

Vào dịp lễ Ramưwan, nam nữ người Chăm thường khoác lên mình trang phục truyền thống với nhiều sắc màu thể hiện bản sắc riêng của cộng đồng người Chăm. Ảnh Nguyễn Thanh.jpg
Vào dịp lễ Ramưwan, nam nữ người Chăm thường khoác lên mình trang phục truyền thống với nhiều sắc màu thể hiện bản sắc riêng của cộng đồng người Chăm. Ảnh Nguyễn Thanh

: Người Chăm cư trú tại Ninh Thuận, Bình Thuận, ở nhà đất (nhà trệt). Mỗi gia đình có những ngôi nhà được xây cất gần nhau theo một trật tự gồm: nhà khách, nhà của cha mẹ và các con nhỏ tuổi, nhà của các cô gái đã lập gia đình, nhà bếp và nhà tục trong đó có kho thóc, buồng tân hôn và là chỗ ở của vợ chồng cô gái út.

Phương tiện vận chuyển: Chủ yếu và thường xuyên vẫn là cái gùi cõng trên lưng. Cư dân Chăm cũng là những người thợ đóng thuyền có kỹ thuật cao để hoạt động trên sông và biển. Họ làm ra những chiếc xe bò kéo, trâu kéo có trọng tải khá lớn để vận chuyển trên bộ.

Quan hệ xã hội: Gia đình người Chăm mang truyền thống mẫu hệ, mặc dù xã hội Chăm trước đây là xã hội đẳng cấp, phong kiến. Ở những vùng theo Hồi giáo Islam, tuy gia đình đã chuyển sang phụ hệ, vai trò nam giới được đề cao, nhưng những tập quán mẫu hệ vẫn tồn tại khá đậm nét trong quan hệ gia đình, dòng họ với việc thờ cúng tổ tiên. Cư dân Chăm vốn được phân thành hai thị tộc: Cau và Dừa như hai hệ dòng Niê và Mlô ở dân tộc Ê đê. Về sau thị tộc Cau biến thành tầng lớp của những người bình dân, trong khi thị tộc Dừa trở thành tầng lớp của quý tộc và tăng lữ. Dưới thị tộc là các dòng họ theo huyết hệ mẹ, đứng đầu là một người đàn bà thuộc dòng con út. Mỗi dòng họ lại có nhiều chi họ. Xã hội cổ truyền Chăm được phân thành các đẳng cấp như xã hội Ấn Ðộ cổ đại. Họ có những vùng cư trú riêng và có những ngăn cách rõ rệt: không được thiết lập quan hệ hôn nhân, không sống cùng một xóm, không ăn cùng một mâm...

Cưới xin: Phụ nữ chủ động trong quan hệ luyến ái. Hôn nhân cư trú phía nhà vợ, con sinh ra đều theo họ mẹ. Sính lễ do nhà gái lo liệu. Gia đình một vợ một chồng là nguyên tắc trong hôn nhân.

Ma chay: Người Chăm có hai hình thức đưa người chết về thế giới bên kia là thổ táng và hoả táng. Nhóm cư dân theo đạo Bà la môn thường hoả táng theo giáo luật, còn các nhóm cư dân khác thì thổ táng. Những người trong cùng một dòng họ thì được chôn cất cùng một nơi theo huyết hệ mẹ. 

Nhà mới: Người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận khi dựng nhà mới phải thực hiện một số nghi lễ cúng thần như: cúng Thổ thần để đốn gỗ tại rừng. Khi gỗ vận chuyển về làng phải làm lễ đón cây. Lễ phạt mộc được tổ chức để khởi công cho việc xây cất ngôi nhà. 

Lễ tết: Người ta thực hiện nhiều nghi lễ nông nghiệp trong một chu kỳ năm như: lễ khai mương đắp đập, lễ hạ điền, lễ mừng lúa con, lễ mừng lúa ra đòng. Nhưng lễ lớn nhất vẫn là lễ Bon katê được tổ chức linh đình tại các đền tháp vào giữa tháng mười âm lịch.

Lịch: Người Chăm có nông lịch cổ truyền tính theo lịch âm.

Học: Dân tộc Chăm có chữ từ rất sớm. Hiện tồn tại nhiều bia kí, kinh bằng chữ Chăm. Chữ Chăm được sáng tạo dựa vào hệ thống văn tự Sascrit, nhưng việc sử dụng chữ này còn rất hạn hẹp trong tầng lớp tăng lữ và quý tộc xưa. Việc học hành, truyền nghề, vẫn chủ yếu là truyền khẩu và bắt chước, làm theo. 

Văn nghệ: Nhạc cụ Chăm nổi bật có trống mặt da Paranưng, trống vỗ, kèn xaranai. Nền dân ca - nhạc cổ Chăm đã để lại nhiều ảnh hưởng đến dân ca - nhạc cổ của người Việt ở miền Trung như trống cơm, nhạc nam ai, ca hò Huế... Dân vũ Chăm được thấy trong các ngày hội Bon katê diễn ra tại các đền tháp. 

Thiếu nữ Chăm biểu diễn điệu múa truyền thống trong lễ hội Katê. Ảnh Nguyễn Thanh.jpg
Thiếu nữ Chăm biểu diễn điệu múa truyền thống trong lễ hội Katê. Ảnh Nguyễn Thanh

Chơi: Trẻ em thích đánh cù và thả diều, đánh trận giả, thi cướp cờ, chơi trò bịt mắt bắt dê.  

Theo cema.gov.vn

Có thể bạn quan tâm