Huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) nằm ở hạ nguồn sông Hậu, tách biệt với đất liền, là nơi hội tụ của hai vùng sinh thái nước ngọt phù sa và sinh thái rừng ngập mặn ven biển. Sau gần 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), với sự quan tâm đầu tư của tỉnh, Trung ương, Cù Lao Dung như khoác lên mình chiếc áo mới, có nhiều triển vọng vươn mình đón kỷ nguyên mới.
Ngày 29/12, tại thành phố Cần Thơ, UBND quận Ninh Kiều phối hợp cùng nhiều đơn vị tổ chức Giải đua thuyền buồm trên sông Hậu, đánh dấu lần đầu tiên môn thể thao này xuất hiện tại thành phố Cần Thơ. Ngoài theo dõi cuộc đua, người dân và du khách còn có cơ hội trải nghiệm cảm giác lướt sóng trên sông Hậu với những chiếc thuyền buồm hiện đại.
UBND tỉnh Trà Vinh vừa quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở các đoạn trên tuyến đường ven sông Hậu thuộc hai xã Ninh Thới và Hòa Tân, huyện Cầu Kè. UBND tỉnh Trà Vinh chỉ đạo UBND huyện Cầu Kè cắm biển cảnh báo khu vực bị sạt lở; thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng tình hình sạt lở tại khu vực này để người dân biết, chủ động trong sinh hoạt, sản xuất và đề phòng nguy cơ rủi ro, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sự cố sạt lở tại các vị trí trên. Huyện bố trí lực lượng theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở, thường xuyên báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các địa phương có khu vực nguy cơ sạt lở chuẩn bị vật tư, nhân lực, phương tiện, sẵn sàng ứng phó khi có sự cố để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhà nước và người dân; tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân nằm trong khu vực sạt lở di dời đến nơi an toàn.
Sáng 23/4, tại thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, UBND tỉnh An Giang tổ chức lễ thông xe cầu Châu Đốc thuộc dự án xây dựng tuyến đường liên kết đoạn từ thị xã Tân Châu đến thành phố Châu Đốc, kết nối tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp.
Sáng 15/10, tại tỉnh Trà Vinh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi bắc qua sông Hậu, nằm trên Quốc lộ 60 nối hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng
An Giang là nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Hồi với khoảng 13.000 người sinh sống tại các xã đầu nguồn ven sông Hậu thuộc các huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân và Châu Phú. Gắn liền với chiều dài lịch sử cùng những truyền thống văn hóa lâu đời, đồng bào dân tộc Chăm đã xây dựng nên những thánh đường tuyệt đẹp nơi sông Mekong đổ vào đất Việt và chia tách thành hai nhánh sông Tiền, sông Hậu.
Chiều 30/5, ông Lương Huy Khanh, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Ứng phó Biến đổi khí hậu – Phòng, chống thiên tai và Phòng thủ dân sự tỉnh An Giang cho biết, đơn vị đang phối hợp với huyện An Phú tích cực rà soát, theo dõi, cập nhật báo cáo tình hình thiệt hại do rạn nứt đất bờ sông Hậu qua địa bàn huyện An Phú.
Ngày 9/9, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do ngập lụt trên sông Hậu tại Long Xuyên đạt cấp 2 và trên rạch Ông Chưởng tại huyện Chợ Mới sẽ đạt cấp 1 trong vài ngày tới do mực nước vùng hạ lưu sông Tiền, sông Hậu đang tiếp tục lên nhanh.
Cá cóc được xem là một trong những loài cá đặc sản trên sông Mekong có hình dáng giống cá chép với vảy trắng, vây đỏ, thịt cá thơm ngon, ít xương. Cũng chính vì những ưu điểm trên nên loài cá này ngày nay đã trở nên khan hiếm do bị đánh bắt nhiều.
Chiều 11/2, ông Lương Huy Khanh, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh An Giang cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra sạt lở đất nghiêm trọng ở bờ Tây sông Hậu, đoạn phía dưới bến đò Đồng Ky khoảng 50m (thuộc ấp Quốc Khánh, xã Quốc Thái, huyện An Phú). Vụ sạt lở làm ảnh hưởng đến 3 nhà dân, buộc phải di dời khẩn cấp đến nơi an toàn.
Sáng 28/7, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình cùng đoàn công tác của tỉnh An Giang đã trực tiếp khảo sát tình hình rạn nứt mặt đường Quốc lộ 91, có nguy cơ sạt lở xuống sông Hậu tại ấp Bình Tân, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
Chiều 18/7, ông Lương Huy Khanh, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo ứng phó biến đổi khí hậu - phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh An Giang cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa xảy ra một vụ sạt lở bờ sông Hậu nghiêm trọng, tại khu vực tổ 13 và 14, ấp Quốc Khánh, xã Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện dịch tả lợn châu Phi lan nhanh tại các tỉnh phía Bắc; trong đó, bệnh đã xuất hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Dự báo, thời gian tới, dịch tả lợn châu Phi có nguy cơ lây lan từ các tỉnh phía Bắc vào các tỉnh phía Nam và từ Campuchia qua các tỉnh tiếp giáp biên giới của Việt Nam; trong đó có An Giang là rất cao. Việc lây bệnh chủ yếu là do mua bán, vận chuyển lợn từ những nơi có dịch.
Hàng chục hộ dân sống ven sông Hậu đoạn qua khóm 3, phường Thành Phước, thị xã Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long) đang phải đối mặt với nỗi lo sạt lở bờ sông. Sạt lở đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, cuốn trôi nhiều căn nhà, uy hiếp tính mạng người dân sống tại khu vực này.
Ngày 10/11, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Nam (SPMB) đã phối hợp với các đơn vị liên quan khởi công công trình Đường dây 500 kV Sông Hậu - Đức Hòa.
Ngày 22/6/2017, trong chương trình công tác, kiểm tra các công trình kết cấu hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đi khảo sát vị trí xây dựng cầu Đại Ngãi bắc qua sông Hậu, nối tỉnh Sóc Trăng với tỉnh Trà Vinh.
Nằm bên dòng sông Hậu được phù sa bồi đắp nên đất đai màu mỡ, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) được biết đến là “vương quốc” quýt hồng của vựa trái cây Đồng bằng sông Cửu Long. Loại trái cây này đã trở thành sản vật đặc biệt với hương vị thơm, ngọt, vỏ mỏng ít hạt, đang là mặt hàng giúp người nông dân nơi đây làm giàu.
Đồng bào Chăm ở An Giang sinh sống ven sông Hậu thuộc các huyện: An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Châu Phú và Châu Thành. Người Chăm nơi đây sống theo từng làng, hòa thuận và đùm bọc lẫn nhau. Mỗi làng có một thánh đường Hồi giáo, là nơi linh thiêng để mọi người tập trung cầu nguyện.
Nằm ở hạ lưu sông Hậu, nhu cầu về nước sạch dùng trong sinh hoạt của người dân tỉnh Sóc Trăng rất lớn; nhất là ở những xã, khóm, ấp đặc biệt khó khăn. Bằng nhiều giải pháp linh hoạt, các cấp, các ngành tỉnh đang nỗ lực đưa nước về cho người dân; trong đó nỗ lực thực hiện quyết định 755 của Thủ tướng Chính phủ, đưa nước về với đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn.