50 năm đất nước thống nhất: Đổi thay vùng cù lao hạ nguồn sông Hậu

Huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) nằm ở hạ nguồn sông Hậu, tách biệt với đất liền, là nơi hội tụ của hai vùng sinh thái nước ngọt phù sa và sinh thái rừng ngập mặn ven biển. Sau gần 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), với sự quan tâm đầu tư của tỉnh, Trung ương, Cù Lao Dung như khoác lên mình chiếc áo mới, có nhiều triển vọng vươn mình đón kỷ nguyên mới.

potal-cu-lao-dung-doi-thay-sau-50-nam-thong-nhat-dat-nuoc-7850587.jpg
Hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư đồng bộ. Ảnh: Tuấn Phi-TTXVN

Đổi thay xứ cù lao

Huyện Cù Lao Dung có diện tích tự nhiên hơn 24.503 ha, với 8 đơn vị hành chính, gồm 1 thị trấn và 7 xã (được Thủ tướng Chính phủ công nhận xã đảo), có 16.903 hộ dân và 57.262 nhân khẩu. Ông Trần Thanh Hùng, nông dân xã An Thạnh 1 cho biết, những năm đầu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, vùng đất cù lao còn nhiều hoang vu, sản xuất nông nghiệp lạc hậu, đa số diện tích nơi đây toàn rừng bần, rừng lá (dừa nước). Với nhiều giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp được chính quyền địa phương thực hiện, giờ đây, địa phương đã chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất, tăng thu nhập cho người dân. Cũng theo ông Hùng, việc tâm đắc nhất của người dân cù lao là hệ thống thủy lợi được kép kín, cơ cấu lại ngành Nông nghiệp đã làm chuyển biến rõ nét vùng đất.

potal-cu-lao-dung-doi-thay-sau-50-nam-thong-nhat-dat-nuoc-7850591-1.jpg
Nhiều công trình trọng điểm được xây dựng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của huyện Cù Lao Dung. Ảnh: Tuấn Phi-TTXVN

Trò chuyện với phóng viên, ông Lê Văn Út Em (xã An Thạnh Tây) phấn khởi cho biết, cù lao bây giờ khác xưa nhiều lắm, diện mạo nông thôn và đời sống người dân nâng lên từng ngày. Nổi bật trong đó là hệ thống điện, đường, trường, trạm được đầu tư đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, học tập của người dân. Hiện, thu nhập của người dân ở xã tăng trên 10 lần so với 50 năm trước, tình hình an ninh, trật tự xã hội đảm bảo ổn định, giúp người dân an tâm làm giàu trên quê hương mình sinh sống.

Ông Nguyễn Văn Đắc, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) cho hay, huyện là nơi hội tụ của hai vùng sinh thái (vùng sinh thái nước ngọt phù sa và sinh thái rừng ngập mặn ven biển), người dân vùng đất cù lao có thể trồng cây ăn trái và nuôi tôm nước lợ, đây là lợi thế để huyện Cù Lao Dung phát triển kinh tế dựa trên lĩnh vực nông nghiệp.

potal-cu-lao-dung-doi-thay-sau-50-nam-thong-nhat-dat-nuoc-7850584.jpg
Thu nhập bình quân trên 1 ha sản xuất nông nghiệp huyện Cù Lao Dung đạt 255 triệu đồng/ha/năm. Ảnh: Tuấn Phi-TTXVN
potal-cu-lao-dung-doi-thay-sau-50-nam-thong-nhat-dat-nuoc-7850583.jpg
Năm 2025, huyện Cù Lao Dung có 3.500 ha nuôi tôm nước lợ, sản lượng thuỷ hải sản đạt 32.900 tấn. Ảnh: Tuấn Phi-TTXVN
potal-cu-lao-dung-doi-thay-sau-50-nam-thong-nhat-dat-nuoc-7850570.jpg
Cây dừa là cây chủ lực trên địa bàn huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Tuấn Phi-TTXVN

Theo ông Nguyễn Văn Đắc, những năm gần đây, nhờ thực hiện tốt công tác ngăn mặn xâm nhập, trữ ngọt, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, nâng cao chuỗi giá trị hàng nông sản nên giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp tăng khá nhanh. Cụ thể, lĩnh vực trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 255 triệu đồng/ha/năm, trong đó có trên 25% diện tích đạt từ trên 300 triệu đồng/ha/năm, thu nhập bình quân đầu người gần 65 triệu đồng/người/năm.

Cũng theo ông Đắc, nếu như sản xuất nông nghiệp là chủ lực thì chương trình xây dựng nông thôn mới cũng góp phần không nhỏ cho diện mạo xứ cù lao thêm khởi sắc. Đến nay, huyện Cù Lao Dung được công nhận huyện hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới. Các xã đang tập trung nâng chất các tiêu chí dần tiến tới xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; mục tiêu đến cuối năm 2025 huyện sẽ đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao.

Xứ cù lao vươn mình

Tháng 1/2025, Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức hợp long Cầu Đại Ngãi 2 từ huyện Long Phú vượt sông Hậu nối liền huyện Cù Lao Dung và dự kiến thông xe kỹ thuật vào dịp 30/4/2025. Đây không chỉ là niềm vui của người dân miền Tây Nam Bộ mà còn là niềm vui cho người dân xứ cù lao bởi không còn cảnh "qua sông, lụy đò".

potal-cu-lao-dung-doi-thay-sau-50-nam-thong-nhat-dat-nuoc-7850589.jpg
Phà vận chuyển người dân huyện Cù Lao Dung nối với đất liền. Ảnh: Tuấn Phi-TTXVN

Ông Nguyễn Văn Nhiều (xã An Thạnh Tây) phấn khởi chia sẻ, sinh ra và lớn lên ở vùng đất Cù Lao Dung gần 70 năm qua, đều mong mỏi của bản thân cũng như người dân xứ cù lao nay đã thành hiện thực. Cầu Đại Ngãi 2 thông xe giúp người dân lưu thông dễ dàng, không còn lệ thuộc vào phà; nông dân tiết kiệm rất nhiều chi phí vận chuyển nông sản. Sau gần 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Cù Lao Dung như khoác lên mình chiếc áo mới, nhiều công trình hạ tầng giao thông được đầu tư trên địa bàn giúp vùng đất này vươn mình phát triển trong kỷ nguyên mới.

Ông Trần Văn Nguyên, Chủ tịch UBND huyện Cù Lao Dung cho biết, cầu Đại Ngãi 2 thông xe là cơ hội để huyện phát triển kinh tế, văn hóa xã hội nói chung, phát triển kinh tế của người dân cù lao nói riêng.

potal-cu-lao-dung-doi-thay-sau-50-nam-thong-nhat-dat-nuoc-7850566.jpg
Hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Cù Lao Dung được đầu tư khang trang. Ảnh: Tuấn Phi-TTXVN

Cũng theo ông Trần Văn Nguyên, UBND huyện đang triển khai các quy hoạch chi tiết cũng như quy hoạch phân khu nhằm cụ thể hóa quy hoạch của tỉnh đối với huyện Cù Lao Dung, trong đó tập trung phát triển kinh tế du lịch và nông nghiệp công nghệ cao, đồng thời kêu gọi doanh nghiệp đến đầu tư để tạo điều kiện cho Cù Lao Dung phát triển nhanh thời gian tới.

Theo Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được Thủ tướng Chính phủ ký ngày 25/8/2023, tỉnh có 4 vùng phát triển kinh tế - xã hội gồm: Vùng ven biển, vùng ven sông Hậu, vùng nội địa và vùng Cù Lao Dung. Theo quy hoạch, vùng Cù Lao Dung định hướng phát triển chủ yếu về du lịch kết hợp đô thị, thương mại, dịch vụ và các mô hình nông nghiệp. Đây được xem là vùng đặc biệt, vùng du lịch trọng điểm của tỉnh với tầm nhìn trở thành nơi nghỉ dưỡng cao cấp và nơi đáng sống của nhân dân trong và ngoài tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu thông tin, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch vùng huyện Cù Lao Dung đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Với mục tiêu phát triển, xây dựng Cù Lao Dung trở thành nơi đáng sống, có hình ảnh đặc trưng hấp dẫn du khách và nhà đầu tư gắn với thương hiệu xanh - sinh thái cảnh quan môi trường, phát huy bản sắc văn hóa, đảm bảo an ninh quốc phòng và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tỉnh đề ra hướng phát triển lấy thị trấn Cù Lao Dung làm đô thị hạt nhân, mở rộng đô thị ra các xã phụ cận, làm nền tảng để đẩy nhanh tiến độ đô thị hóa, phát triển huyện trở thành thị xã trong tương lai; xây dựng và phát triển các đô thị, điểm dân cư nông thôn kết hợp cảnh quan sông nước, thân thiện với môi trường thiên nhiên.

Tuấn Phi

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Giá xăng dầu tiếp tục giảm 2 phiên liên tiếp

Giá xăng dầu tiếp tục giảm 2 phiên liên tiếp

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4. Theo đó, giá các loại nhiên liệu gồm xăng RON95, E5RON92, dầu điêzen, dầu hoả tiếp tục giảm, riêng dầu madút tăng nhẹ.

Chống khô hạn, không để người dân Đồng bằng sông Cửu Long thiếu nước

Chống khô hạn, không để người dân Đồng bằng sông Cửu Long thiếu nước

Tình trạng khô hạn, thiếu nước đang diễn ra ở nhiều địa phương, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm, từ tháng 4 -7, tình hình nắng nóng, khô hạn có khả năng xảy ra tại nhiều khu vưc, đặc biệt là khu vực phía Tây Bắc Bộ (Điện Biên, Sơn La, Lai Châu...) và các tỉnh từ Phú Yên đến Bình Thuận, Kom Tum, Gia Lai, Đắk Lắk.

Thanh Nưa - điểm sáng vùng biên sau chiến tranh

Thanh Nưa - điểm sáng vùng biên sau chiến tranh

Nằm trên tuyến Quộc lộ 12, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) là địa danh lịch sử trong Chiến dịch Điện Biên Phủ với Di tích đồi Độc Lập. Trải qua 71 năm, sau ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, từ mảnh đất chịu nhiều vết thương chiến tranh, Thanh Nưa nay đã “thay da đổi thịt” với nhiều khởi sắc, minh chứng cho sự đoàn kết của Đảng bộ, chính quyền và người dân nơi đây.

Từ tháng 5-7, bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng hoạt động trên khu vực Biển Đông

Từ tháng 5-7, bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng hoạt động trên khu vực Biển Đông

Nhận định xu thế thời tiết từ tháng 5 - 7, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Hoàng Phúc Lâm cho biết, bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng hoạt động trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng đến Việt Nam ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm (trung bình nhiều năm trên Biển Đông là 3,2 cơn, đổ bộ vào đất liền là 0,3 cơn).

Hà Nam ngăn chặn đám cháy rừng Ba Sao không để lan rộng

Hà Nam ngăn chặn đám cháy rừng Ba Sao không để lan rộng

Sáng 17/4, ông Nguyễn Thành Thăng, Chủ tịch UBND thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam cho biết, đến khoảng 1h30 ngày 17/4, đám cháy rừng tại khu vực phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng đã tắt, không lan rộng sang các khu vực xung quanh. Do đám cháy xảy ra trên núi cao nên đến thời điểm này vẫn chưa thống kê đầy đủ diện tích đám cháy.

Thời tiết ngày 15/4: Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi nắng nóng

Thời tiết ngày 17/4/2025: Vùng núi phía Tây Trung Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 17/4, nhiều khu vực có nắng, có nơi nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nền nhiệt trên 37 độ C, chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh tại Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.

Đắk Nông tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án tại huyện Đắk Glong

Đắk Nông tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án tại huyện Đắk Glong

Việc đẩy nhanh tiến độ các dự án, từ đầu tư công cho tới các chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong đó, nổi bật là chồng lấn quy hoạch mỏ khoáng sản bô xít Đắk Nông và thực trạng huyện chưa có mỏ đất san lấp nào được cấp phép khai thác.

Xanh hóa “vùng đất khát” Ninh Thuận

Xanh hóa “vùng đất khát” Ninh Thuận

Nói đến Ninh Thuận thì hầu như ai cũng đều biết đến, đó là địa phương của “nắng và gió” với đặc trưng “gió như phang, nắng như rang”. Nắng chói chang từ trên trời đổ xuống, nắng từ đất bạc khô cằn hắt lên… đã làm cho Ninh Thuận gặp nhiều khó khăn về nguồn nước. Những năm về trước, mùa hạn đến là Ninh Thuận lại phải "gồng mình" tìm nguồn nước để cứu khát cho người dân ở một số địa phương, rất vất vả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng có tính cách mạng, hành động, khả thi cao

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng có tính cách mạng, hành động, khả thi cao

Sáng 16/4, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11, khóa XIII do Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính truyền đạt chuyên đề 1, trong đó nêu rõ tại Hội nghị Trung ương 11 các dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng được bổ sung, hoàn thiện nội dung theo hướng có tính cách mạng, hành động, khả thi cao, ngắn gọn, súc tích, có trọng tâm, trọng điểm, đồng thời bảo đảm tính khái quát cao của Văn kiện Đại hội Đảng.

Vụ cháy rừng tại Vĩnh Phúc: Thiệt hại 20 ha rừng bạch đàn ở núi Ngang

Vụ cháy rừng tại Vĩnh Phúc: Thiệt hại 20 ha rừng bạch đàn ở núi Ngang

Liên quan đến vụ cháy rừng ở núi Ngang, xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, ông Lưu Xuân Ba, Phó Chủ tịch UBND xã Đạo Trù cho hay, chính quyền địa phương và ngành chức năng đã xác định ban đầu có 20ha rừng bạch đàn chủ yếu ở xã Đạo Trù (một phần ở xã Bồ Lý - Tam Đảo) bị thiệt hại.

Những vùng “đất thép” ở Ninh Thuận vươn mình mạnh mẽ

Những vùng “đất thép” ở Ninh Thuận vươn mình mạnh mẽ

50 năm sau Ngày giải phóng Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2025) và giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Thuận luôn phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết một lòng, nỗ lực xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Những vùng “đất thép” trong kháng chiến giờ đây đã khoác lên mình diện mạo mới, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt.

Vẹn nguyên khát vọng thống nhất non sông ở vùng giới tuyến

Vẹn nguyên khát vọng thống nhất non sông ở vùng giới tuyến

Cầu Hiền Lương - sông Bến Hải (Vĩ tuyến 17) là giới tuyến chia cắt đất nước đằng đẵng suốt 21 năm (1954-1975), đã trở thành biểu tượng cho khát vọng thống nhất non sông. Cầu Hiền Lương - sông Bến Hải ngày nay thuộc Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, là nơi giáp ranh giữa hai huyện Gio Linh ở bờ Nam và Vĩnh Linh ở bờ Bắc, tỉnh Quảng Trị.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 16/4/2025: Nắng bao trùm nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 16/4, nhiều khu vực ngày nắng, có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C, chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng trong mưa dông khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Đồng bào Khmer Sóc Trăng đón Tết Chôl Chnăm Thmây trong niềm vui ấm áp

Đồng bào Khmer Sóc Trăng đón Tết Chôl Chnăm Thmây trong niềm vui ấm áp

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào Khmer nhất cả nước với trên 360 ngàn người, chiếm hơn 31% dân số của tỉnh. Những năm qua, với sự quan tâm và những chính sách hỗ trợ đặc biệt của Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc Khmer nói riêng, đời sống của đồng bào Khmer Sóc Trăng đã thay đổi nhanh chóng, không ngừng nâng lên cả vật chất lẫn tinh thần.

Tầm nhìn quốc gia đặt trên “tâm tư tỉnh nhà”

Tầm nhìn quốc gia đặt trên “tâm tư tỉnh nhà”

Ngày 14/4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 759/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Hình thành 11 đặc khu thuộc tỉnh từ huyện đảo, nghiên cứu thành lập 2 đặc khu Phú Quốc và Thổ Châu

Hình thành 11 đặc khu thuộc tỉnh từ huyện đảo, nghiên cứu thành lập 2 đặc khu Phú Quốc và Thổ Châu

Trên cơ sở định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại các Kết luận số 127-KL/TW, 130-KL/TW, 137-KL/TW và Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chính phủ đã nghiên cứu, hoàn thiện kỹ lưỡng, đa chiều với tư duy đổi mới, từ đó đề xuất các nguyên tắc tổ chức sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã hiện nay theo hướng bỏ cấp trung gian (cấp huyện), hình thành các đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm xã, phường và đặc khu (không còn loại hình đơn vị hành chính thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, quận, huyện, thị trấn).

Thắm tình quân – dân ở biên giới Kon Tum với chương trình xóa nhà tạm

Thắm tình quân – dân ở biên giới Kon Tum với chương trình xóa nhà tạm

Thực hiện phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”, gần một năm qua, các cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum đã chung sức, phối hợp cùng chính quyền địa phương, các đơn vị liên quan xây dựng được 9 căn nhà cho người dân tuyến biên giới, giúp bà con ổn định nơi ở, tập trung phát triển kinh tế, đời sống gia đình; củng cố và tăng cường mối quan hệ đoàn kết, gắn bó quân - dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thống nhất triển khai nhiều dự án giao thông kết nối Đắk Nông – Lâm Đồng

Thống nhất triển khai nhiều dự án giao thông kết nối Đắk Nông – Lâm Đồng

Ngày 14/4, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông cho biết: Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng vừa có chuyến khảo sát thực địa khu vực dự kiến triển khai dự án xây dựng tuyến đường động lực Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Bảo Lâm (Lâm Đồng). Đồng thời, hai bên cũng đã họp bàn và thống nhất phối hợp, triển khai một số dự án hạ tầng kết nối giữa hai tỉnh.

Đồng bào Khmer Kiên Giang đón Tết trong niềm vui mới

Đồng bào Khmer Kiên Giang đón Tết trong niềm vui mới

Phát huy truyền thống cần cù, nhạy bén trong lao động, những năm gần đây, đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang đã đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, giúp tăng thu nhập.