Đưa làng nghề dệt chiếu Cà Hom trở thành “điểm sáng” trong bản đồ du lịch Trà Vinh

Dệt chiếu Cà Hom là một trong những nghề truyền thống của đồng bào Khmer Trà Vinh được hình thành cuối thế kỷ 19. Trải qua bao thăng trầm, nhưng với lòng yêu nghề, nhiều nghệ nhân vẫn kiên trì bám trụ, giữ gìn những giá trị cốt lõi của nghề dệt chiếu nơi đây. Năm nay, đồng bào Khmer làng nghề đón Tết cổ truyền Chol Chnam Thmây vui và phấn khởi hơn, bởi địa phương vừa đón nhận quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đưa nghề dệt chiếu Cà Hom vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, mở ra cơ hội “chuyển mình” và phát triển bền vững cho làng nghề, nâng cao đời sống cho người dân địa phương.

potal-cong-bo-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-nghe-lam-chieu-ca-hom-cua-dong-bao-khmer-tra-vinh-7964515.jpg
Lãnh đạo UBND huyện Trà Cú và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh đón nhận Chứng nhận Nghề làm chiếu Cà Hom của đồng bào Khmer xã Hàm Tân (Trà Cú, Trà Vinh) được đưa vào vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Thanh Hòa - TTXVN

Giữ gìn giá trị cốt lõi của nghề dệt chiếu Cà Hom

Nghề dệt chiếu Cà Hom tập trung chủ yếu ở ấp Chợ, Cà Hom và Bến Bạ thuộc xã Hàm Tân, huyện Trà Cú. Ban đầu, một vài người dân ấp Cà Hom dùng nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên như cây lác, cây bố, cây tra… mày mò làm chiếu để dùng trong gia đình; lấy tre làm khung, bàn dập để dệt. Từ những chiếc chiếu trắng, thô ráp, vụng về ban đầu, sau một thời gian, nhờ sự tìm tòi, sáng tạo, chiếu Cà Hom ngày càng bắt mắt. Người dân biết dùng cây dang, cây nghệ… để tạo màu nhuộm dệt thành chiếu bông, hoa văn càng lúc càng phong phú… Dần dần, chiếu Cà Hom được dùng là quà biếu, nhiều người ưa chuộng và bắt đầu trở thành hàng hóa từ năm 1940.

Ưu điểm của chiếu Cà Hom là sử dụng 5 - 6 năm chiếu vẫn không bị đổ lông, phai màu, giòn gãy. Loại chiếu Cà Hom có hoa văn hình tháp (tháp đơn, tháp đôi, tháp ba) trên 1 mặt hoặc 2 mặt chiếu, chiều dài từ 3- 6m, rất được đồng bào Khmer ưa chuộng. Vào dịp lễ dâng y Kathina (Lễ dâng y cà sa) khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 âm lịch, chiếu Cà Hom được nhiều gia đình Khmer đặt mua làm vật phẩm dâng vào chùa.

Từ lúc hình thành đến nay, nghề làm chiếu ở địa phương đã trải qua rất nhiều thăng trầm. Có những thời điểm, chiếc chiếu Cà Hom rất khó tìm được “chỗ đứng” trên thị trường, bởi sự cạnh tranh gay gắt của nhiều loại chiếu mới lạ như: chiếu ny-lon, chiếu nhựa, chiếu tre, chiếu trúc... Vào thập niên 90 của thế kỷ 20, do không chủ động được nguồn nguyên liệu nên giá thành sản xuất bị “đẩy” lên cao, rất khó tiêu thụ. Lúc đó, nhiều người thợ đã bỏ khung dệt chuyển sang nghề khác khiến làng nghề đứng trước nguy cơ mai một.

potal-cong-bo-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-nghe-lam-chieu-ca-hom-cua-dong-bao-khmer-tra-vinh-7964533.jpg
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh Dương Hoàng Sum phát biểu tại lễ công bố. Ảnh: Thanh Hòa - TTXVN

Trong lúc hàng trăm người thợ đã bỏ nghề, bà Ngô Thị Xuân (Ngô Thị Pho), sinh năm 1929, ấp Bến Bạ, xã Hàm Tân vẫn quyết tâm gắn bó với nghề dệt chiếu, tìm tòi, thiết kế hoa văn, phối màu… tạo ra nhiều mẫu chiếu bông, dần được thị trường đón nhận và ưa chuộng; trong đó, độc đáo nhất là chiếu hình tháp 3 ngọn ở cả hai mặt chiếu.

Nghệ nhân Ngô Thị Pho được xem là bậc thầy của làng nghề. Với hơn 70 năm tuổi nghề, bà đã cho ra đời 20 mẫu chiếu bông, chiếu chữ đặc sắc. Năm 2015, bà được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” thuộc lĩnh vực tri thức dân gian; bà qua đời năm 2020.

Nghệ nhân Diệp Thị Som (75 tuổi), ấp Bến Bạ, xã Hàm Tân chia sẻ: Bà cũng không nhớ rõ gia đình mình bắt đầu nghề dệt chiếu từ năm nào, chỉ biết từ lúc lên 10 tuổi, bà đã bắt đầu phụ mẹ chẻ lác, phơi lác… Đến năm 16 tuổi, bà đã thành thạo mọi công đoạn làm chiếu. Để tạo ra một chiếc chiếu Cà Hom đúng chuẩn, người thợ phải cần mẫn, tỉ mỉ và khéo léo ở mọi công đoạn. Khi dệt cần có hai người thợ, một người làm công việc dập khuôn và bẻ biên, một người chuồi lác (đưa lác vào khung dệt).

potal-cong-bo-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-nghe-lam-chieu-ca-hom-cua-dong-bao-khmer-tra-vinh-7964530.jpg
Trao Giấy khen cho các cá nhân có nhiều đóng góp cho Nghề làm chiếu Cà Hom. Ảnh: Thanh Hòa - TTXVN

Trước đây, khi nghề dệt chiếu “ăn nên làm ra”, mỗi ngày, vợ chồng dệt được 3 chiếc, nguồn thu nhập cũng đủ nuôi 6 người con ăn học nên người. Hiện nay, gia đình bà chỉ dệt chiếu khi có khách hàng đặt mua nhưng số lượng rất ít. Trong số 6 người con của bà, có 2 người con cũng tiếp nối nghề này.

Trong khi một số hộ ở làng nghề đã chuyển sang dệt chiếu bằng máy, bà Diệp Thị Som vẫn giữ cách dệt thủ công bằng khung dệt, quyết tâm gìn giữ những giá trị cốt lõi của nghề dệt chiếu Cà Hom truyền thống để truyền lại cho con cháu.

Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề dệt chiếu Cà Hom

Bà Trần Thị Chi, Chủ tịch UBND xã Hàm Tân cho biết, năm 2001, với mong muốn phát triển làng nghề để giúp nhiều hộ đồng bào có việc làm ổn định, nâng cao đời sống, UBND xã Hàm Tân đã hỗ trợ kinh phí đóng khung dệt cho 40 hộ dân làng nghề và mời nghệ nhân Ngô Thị Pho truyền nghề dệt chiếu bông hai mặt.

Sau đó, làng nghề bắt đầu “ăn nên, làm ra”, phát triển mạnh nhất vào năm 2010 - 2011. Toàn xã có 602 hộ làm nghề dệt chiếu; trong đó 596 hộ dệt thủ công cung cấp cho thị trường gần 430.000 chiếc chiếu, 6 hộ dệt máy cung cấp gần 13.000 chiếc chiếu mỗi năm.

potal-cong-bo-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-nghe-lam-chieu-ca-hom-cua-dong-bao-khmer-tra-vinh-7964531.jpg
Nghệ nhân Diệp Thị Som (bên phải) dệt chiếu Cà Hom. Ảnh: Thanh Hòa - TTXVN

Hiện, xã Hàm Tân chỉ còn 95 hộ tham gia làng nghề, trong đó 91 hộ dệt thủ công, 4 hộ dệt máy với 7 chiếc máy. Mỗi năm, làng nghề cung cấp cho thị trường gần 50.000 đôi chiếu các loại (gần 33.000 chiếc được dệt thủ công). Sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu tại Đồng bằng sông Cửu Long, một số ít được xuất sang Campuchia.

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh Dương Hoàng Sum cho biết, nghề làm chiếu Cà Hom của đồng bào Khmer là di sản phi vật thể quốc gia thứ 8 của tỉnh Trà Vinh và là di sản loại hình nghề truyền thống đầu tiên của tỉnh được đưa vào danh mục này. Đây không chỉ là niềm tự hào của người dân địa phương, còn là dấu mốc quan trọng trong hành trình bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng người Khmer Nam Bộ, nâng cao ý thức gìn giữ di sản trong cộng đồng.

Việc trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mở ra nhiều cơ hội mới cho làng nghề phát triển. Ngành du lịch sẽ xây dựng kế hoạch, đưa nghề dệt chiếu Cà Hom trở thành điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn. Du khách đến làng nghề có thể tận mắt chứng kiến quy trình dệt chiếu truyền thống, lắng nghe những câu chuyện làng nghề qua từng thế hệ, trực tiếp trải nghiệm quá trình dệt chiếu, tìm hiểu văn hóa của người dân làng nghề.

Tại lễ công bố và đón nhận Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa nghề làm chiếu Cà Hom của đồng bào Khmer xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được tổ chức mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Nguyễn Quỳnh Thiện yêu cầu các ngành chức năng phối hợp với địa phương triển khai các giải pháp bảo tồn di sản gắn với phát triển kinh tế, du lịch. Tạo điều kiện cho người dân làm nghề tiếp cận các chính sách hỗ trợ về khuyến công, truyền nghề, duy trì nghề truyền thống, tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm chiếu Cà Hom để tạo nền tảng chắc, nâng cao thu nhập cho người dân làng nghề theo hướng bền vững.

potal-cong-bo-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-nghe-lam-chieu-ca-hom-cua-dong-bao-khmer-tra-vinh-7964526.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Nguyễn Quỳnh Thiện phát biểu tại lễ công bố. Ảnh: Thanh Hòa - TTXVN

Theo ông Nguyễn Quỳnh Thiện, một trong những hướng đi hiệu quả là gắn kết chương trình phát triển làng nghề với phát triển du lịch địa phương. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh phối hợp với các công ty lữ hành trong và ngoài tỉnh xây dựng điểm đến này, đưa làng nghề dệt chiếu Cà Hom trở thành một “điểm sáng” trong bản đồ du lịch của tỉnh Trà Vinh nói riêng và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Từ đó, lan tỏa các giá trị của di sản đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ sẽ thêm hiểu và tự hào về di sản của dân tộc, tham gia tích cực vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer Nam bộ.

Thanh Hòa

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Lễ hội Vía bà Chúa xứ thu hút hàng nghìn người dân và du khách

Lễ hội Vía bà Chúa xứ thu hút hàng nghìn người dân và du khách

Từ ngày 11-13/4 (14-16/3 năm Ất Tỵ), tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Gò Tháp (xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) diễn ra Lễ hội Vía Bà Chúa xứ năm 2025. Đây là một lễ hội lớn của tỉnh Đồng Tháp, thu hút nhiều người dân và du khách đến tham quan, chiêm bái.

Lễ hội Hoa Lư - nơi tôn vinh lòng tự hào dân tộc và tinh thần đại đoàn kết

Lễ hội Hoa Lư - nơi tôn vinh lòng tự hào dân tộc và tinh thần đại đoàn kết

Lễ hội Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình là lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm vào dịp tháng 3 âm lịch nhằm tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của các bậc Tiên đế, tiền nhân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước; khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc và tinh thần đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam. Trải qua 1.057 năm, Lễ hội Hoa Lư không chỉ giữ nguyên những giá trị nổi bật về lịch sử và văn hóa mà còn tạo tiền đề để phát triển du lịch Ninh Bình, xứng danh là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.

An Giang phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ

An Giang phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ

Nhân dịp đón mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ, tối 10/4, tại quảng trường Thái Quốc Hùng (thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang phối hợp với UBND huyện Tri Tôn tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Khmer lần thứ XIV năm 2025.

Mang không gian văn hóa Tây Nguyên đến Thủ đô Hà Nội

Mang không gian văn hóa Tây Nguyên đến Thủ đô Hà Nội

Theo thông tin từ Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, vào các tối 12 và 13/4, khán giả Thủ đô sẽ được hòa mình vào không gian văn hóa, nghệ thuật Tây Nguyên ngay tại Hà Nội với chương trình âm nhạc, nghệ thuật dân gian “Tiếng gọi Cao nguyên” và vở ca kịch “Khát vọng Dam Săn” do Đoàn Ca múa Dân tộc Đắk Lắk biểu diễn, mang đến cho khán giả một không gian văn hóa đặc sắc của vùng đất Tây Nguyên ngay tại Thủ đô Hà Nội.

Nâng tầm giá trị di sản văn hóa gốm Chăm

Nâng tầm giá trị di sản văn hóa gốm Chăm

Tại Ninh Thuận, cộng đồng làng gốm cổ Chăm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước) đang “thổi một luồng gió mới” vào nghệ thuật làm gốm đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Người dân nơi đây không chỉ nỗ lực bảo tồn những tinh hoa nghề truyền thống mà còn sáng tạo các dòng sản phẩm gốm mới và đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.

Người dân Cà Mau hướng về Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân Cà Mau hướng về Giỗ Tổ Hùng Vương

Hòa cùng không khí của cả nước, ngày 7/4, tại Đền thờ Vua Hùng (tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Cà Mau tổ chức Lễ Giỗ Tổ Vua Hùng với lòng thành kính và biết ơn sâu sắc.

Toàn cảnh Bến Lộc An – Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: vungtau.gov.vn

Vùng đất lịch sử Xuyên Mộc - thủ phủ du lịch Đông Nam Bộ

Sự kiện di tích Bến tàu không số Lộc An (xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt vào cuối tháng 11/2024 đã khẳng định giá trị lịch sử của địa danh này. Cùng với những tiềm năng du lịch sẵn có của địa phương, những năm qua, Xuyên Mộc vươn mình mạnh mẽ thành một thủ phủ du lịch của cả vùng Đông Nam Bộ.

Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ

Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ

Tối 6/4, tại Quảng trường quận Bình Thủy (thành phố Cần Thơ), Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025 chính thức khai mạc với chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ”.

Ông Sok Daret, Tổng lãnh sự Campuchia tại Thành phố Hồ Chí Minh (phải) thực hiện nghi lễ tắm Phật. Ảnh: Xuân Khu - TTXVN

Lễ hội Tết cổ truyền các nước Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanmar tại Thành phố Hồ Chí Minh

Sáng 6/4, tại chùa Phổ Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh (HUFO) phối hợp với Ban Phật giáo Quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ hội đón Tết cổ truyền Bunpimay của người dân Lào, Tết Songkran của Thái Lan, Tết Chôl Chhnăm Thmây của Campuchia và Tết Thingyang của Myanmar.

Lễ hội té nước của đồng bào dân tộc Lào ở Điện Biên

Lễ hội té nước của đồng bào dân tộc Lào ở Điện Biên

Sáng 6/4, đồng bào dân tộc Lào ở bản Pa Xa Lào, xã biên giới Pa Thơm, huyện Điện Biên (Điện Biên) tổ chức Tết truyền thống Khăm bản (Hội té nước). Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm của dân tộc Lào với mục đích cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản làng ấm no, hạnh phúc.

Các đội thi gói bánh chưng. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN

Hấp dẫn Hội thi bánh dân gian Nam Bộ

Trong khuôn khổ Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ, sáng 6/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ phối hợp Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội thi bánh dân gian và cây cảnh bonsai Đền Hùng Cần Thơ năm 2025.

Các đội quyết tâm thi đấu và giành chiến thắng ngay ở những vòng đua đầu tiên. Ảnh: Tạ Toàn - TTXVN

Mãn nhãn với cuộc đua bơi chải trên hồ Công viên Văn Lang

Trong khuôn khổ các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần văn hóa, du lịch - Đất Tổ năm 2025, sáng 6/4, Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa Du lịch - Đất Tổ 2025 tổ chức Hội thi bơi chải mở rộng trên hồ công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì (Phú Thọ).

Bảo tồn và phát huy giá trị Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt

Bảo tồn và phát huy giá trị Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt không chỉ là nét đẹp văn hóa tâm linh đặc sắc mà còn thể hiện truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Việc Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại càng khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của di sản trong đời sống văn hóa của người dân.

Đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu được nghỉ Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây trong 3 ngày

Đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu được nghỉ Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây trong 3 ngày

Chiều 4/4, theo thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Bạc Liêu, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ban hành công văn số 1260/UBND-NC về việc chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh.

Độc đáo văn chương trong Gốm Thiệp

Độc đáo văn chương trong Gốm Thiệp

Ngày 4/4/2025, triển lãm Gốm Thiệp bắt đầu mở cửa tự do cho những người yêu mỹ thuật tới thưởng lãm tại địa chỉ 22 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) năm 2025

Tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) năm 2025

Từ ngày 17/4 đến ngày 21/4, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các Dân tộc Việt Nam sẽ tổ chức “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” 19/4 năm 2025.

Độc đáo bài văn bia được khắc trên núi đá từ 700 năm trước

Độc đáo bài văn bia được khắc trên núi đá từ 700 năm trước

Bia Ma Nhai là một chứng tích lịch sử duy nhất còn lại trên mảnh đất Con Cuông, Nghệ An được khắc vào núi đá, có niên đại cách ngày nay gần 700 năm (1335). Năm 2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận bia Ma Nhai là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Phú Thọ: Hoành tráng đêm khai mạc “Sắc màu Du lịch Đất Tổ”

Phú Thọ: Hoành tráng đêm khai mạc “Sắc màu Du lịch Đất Tổ”

Tối 3/4 (tức mùng 6/3 Âm lịch), Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ tổ chức khai mạc chương trình "Sắc màu Du lịch Đất Tổ" và phát động hưởng ứng Chương trình kích cầu Du lịch năm 2025 với chủ đề "Phú Thọ - Đi để yêu". Đây là sự kiện tiêu biểu nằm trong chuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch phục vụ du khách về dự Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025.

Lễ hội Bạch Đằng: Tôn vinh lịch sử, khơi dậy niềm tự hào dân tộc

Lễ hội Bạch Đằng: Tôn vinh lịch sử, khơi dậy niềm tự hào dân tộc

Sông Bạch Đằng không chỉ là chứng nhân lịch sử mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước và tinh thần quật khởi của dân tộc Việt Nam. Đây là nơi đã diễn ra 3 trận thủy chiến vang dội, khắc ghi chiến công anh hùng của ông cha ta trong công cuộc chống ngoại xâm. Đây là lời tri ân được nhấn mạnh tại Lễ Khai hội truyền thống Bạch Đằng năm 2025 được thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh) tổ chức tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Bạch Đằng tối 3/4.

Khơi mạch nguồn tranh dân gian Làng Sình

Khơi mạch nguồn tranh dân gian Làng Sình

Từ khởi nguồn là loại tranh dùng để thờ cúng trong dân gian từ hơn 400 năm trước, tranh dân gian Làng Sình trải qua nhiều thăng trầm, đến nay vẫn có sức sống, chậm rãi hòa vào dòng chảy văn hóa dân gian vùng đất Huế.

Phát huy giá trị văn hóa Chăm Pa trên vùng đất Phú Yên

Phát huy giá trị văn hóa Chăm Pa trên vùng đất Phú Yên

Phù điêu Kala Núi Bà (Phú Yên) thuộc nền văn hóa Chăm Pa là một trong 33 hiện vật, nhóm hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia theo Quyết định số 1712/QĐ-TTG ngày 31/12/2024. Để phát huy những giá trị văn hóa lịch sử này, tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá; đồng thời tiếp tục nghiên cứu các hiện vật khác nhằm lưu giữ, tôn vinh giá trị văn hóa Chăm Pa trong dòng chảy lịch sử địa phương.