Thái Bình có hơn 140 làng nghề được UBND tỉnh công nhận. Việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống luôn được tỉnh quan tâm, chú trọng, trong đó không thể thiếu vai trò của các nghệ nhân - “báu vật sống” nắm giữ tinh hoa của làng nghề. Nhờ tinh thần sáng tạo và tâm huyết của họ, nhiều làng nghề đã “hồi sinh” mạnh mẽ trước nguy cơ bị mai một.
Chiều 13/2 (18 tháng Giêng), tại Di tích lịch sử - văn hóa Đình Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An phối hợp UBND huyện Cần Đước khai mạc Giao lưu Đờn ca tài tử Nam Bộ tỉnh Long An mở rộng lần thứ 29 năm 2025.Tham gia chương trình có 7 Ban Đờn ca tài tử đến từ các tỉnh, thành phố, với hơn 100 nghệ nhân, tài tử đờn, tài tử ca. Chương trình diễn ra trong 2 ngày 13 và 14/2. Trong đó, các Ban Đờn ca tài tử tỉnh Long An, Bến Tre, Bình Dương và Trung tâm Văn hóa Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn trong ngày 13/2. Các Ban Đờn ca tài tử tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, An Giang biểu diễn ngày 14/2.
Từ những cục đất vô tri, qua bàn tay của các nghệ nhân làng nghề gốm Gia Thủy, đã biến thành những chiếc chum, vại, ấm, chén, lọ hoa... là những sản phẩm thủ công đặc sắc đi đến mọi miền của đất nước. Hơn 60 năm qua, làng nghề gốm Gia Thủy, xã Gia Thủy, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình luôn đỏ lửa để cho ra đời những sản phẩm gốm đặc trưng, phục vụ nhiều đối tượng khách hàng.
Trong số các dòng tranh dân gian Việt Nam, tranh Đông Hồ, được sáng tạo và phát triển bởi người dân làng Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh), mang giá trị văn hóa đặc sắc. Trước đây, tranh Đông Hồ còn được gọi là tranh Tết, vì thường được sản xuất vào cuối năm để phục vụ nhu cầu trang trí và thờ cúng của các gia đình mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Nhằm giới thiệu những nghệ nhân là tinh hoa của các địa phương cùng những sáng tạo độc đáo của họ, ngày 2/1, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội đã diễn ra chương trình đặc biệt Quà tặng của nhân gian, với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước. Chương trình kéo dài đến hết ngày 5/1.
Chiều 11/12, tại Công viên Giọt Nước (thành phố Kon Tum), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh khai mạc Lễ hội đường phố với sự tham gia trình diễn của hơn 1.000 nghệ nhân đến từ các huyện, thành phố của tỉnh.
Nghệ nhân ưu tú A Huynh (trú làng Chốt, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) là người đầu tiên tại tỉnh Kon Tum biết cách chế tác và chơi đàn đá, một trong những nhạc cụ thuộc bộ gõ cổ xưa nhất tại Việt Nam. Để bảo tồn nét đẹp của loại nhạc cụ này, nghệ nhân A Huynh thường xuyên mang đàn đá đi trình diễn tại các chương trình, lễ hội do địa phương tổ chức; đồng thời, truyền dạy lại cách làm đàn đá cho thế hệ trẻ trong làng.
Hiện nay có nhiều bạn trẻ tìm về với văn hóa di sản của cha ông, tâm nguyện gìn giữ, bảo tồn dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh. Họ cũng được truyền năng lượng, niềm đam mê nhiệt huyết và trách nhiệm cộng đồng của nhiều nghệ sĩ trẻ, nghệ nhân chung tay trong việc bảo tồn và phát huy di sản dân ca ví, giặm.
Nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, chiều 19/4/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đoàn đại biểu già làng, trưởng bản, nghệ nhân và người có uy tín tiêu biểu có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc.
Ngày 18/4, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị Tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc.
Lễ công bố Quyết định và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Nghệ thuật Khèn Mông; nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn (Yên Bái) và khai mạc Festival trình diễn khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ Dày năm 2023 sẽ khai mạc vào 20 giờ ngày 23/12/2023 tại Sân vận động trung tâm huyện Mù Cang Chải, với nhiều hoạt động phong phú, giàu bản sắc văn hóa.
Tối 28/10, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm "Gia Lai ơi" đã mang đến cho khán giả một không gian văn hóa đậm đà bản sắc Gia Lai. Chương trình có sự tham gia của hơn 100 nghệ nhân, học sinh người Bahnar, Jrai cùng các nghệ sĩ, diễn viên, người mẫu. Hoạt động nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Gia Lai 2023, nhằm tôn vinh vẻ đẹp văn hóa của các dân tộc thiểu số trên đất Gia Lai.
Nghệ thuật Đờn ca tài tử là tài sản vô giá của 21 tỉnh, thành phố phía Nam, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đờn ca tài tử không chỉ có vai trò đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Nam Bộ mà còn góp phần quan trọng làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam. Tại Cần Thơ - thủ phủ miền Tây Nam Bộ, việc gìn giữ, lưu truyền, phát huy di sản này đang được các nghệ nhân chung tay góp sức.
Sáng 29/9, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị vinh danh, khen thưởng các nghệ nhân, hộ gia đình, cơ sở nghề truyền thống có nhiều thành tích trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống năm 2023.
Ngày 27/9, tại tọa đàm “Vai trò, trách nhiệm của nghệ nhân trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố Hà Nội” do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức, các cơ quan quản lý văn hóa, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực văn hóa và đông đảo nghệ nhân đều khẳng định, vai trò quan trọng của nghệ nhân trong lĩnh vực này. Nghệ nhân Dân gian là những người nắm giữ kiến thức, bí quyết thực hành các loại hình di sản văn hóa phi vật thể, chủ thể của di sản văn hóa phi vật thể. Bởi vậy, việc gìn giữ, truyền dạy, sáng tạo và phát huy giá trị di sản phụ thuộc rất lớn vào họ.
Tối 8/9, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV năm 2023. Ngày hội thu hút sự tham gia của hơn 1.000 nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên… đến từ 11 tỉnh miền Trung.
Bà Y Lim ở làng Kon Pring, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông (Kon Tum) là người nắm giữ nhiều kỹ thuật, kỹ năng diễn tấu cồng chiêng. Bên cạnh đó, bà còn thuộc không ít bài hát dân ca và các điệu múa xoang của dân tộc Xê-đăng (nhóm Mơ-nâm).
Tối 14/4, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch Gia Lai tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ 2 năm 2023 với sự tham gia của hơn 700 nghệ nhân đến từ các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Ngày 12/4, tại thành phố Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật và Giải thưởng Đào Tấn - Xuân Diệu lần thứ VI.
Không chỉ nổi danh bởi mang trong mình truyền thống lâu đời, mà sản phẩm khảm trai của Chuôn Ngọ đã thể hiện sự tài hoa của người nghệ nhân, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.
Năm 2022, tỉnh Cao Bằng có 9 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể gồm: Nghệ nhân Nông Thị Nhít, nghệ nhân Hoàng Văn Hiệu, nghệ nhân Chu Thị Thà, nghệ nhân Đàm Thị Dung, nghệ nhân Hà Thị Miên, nghệ nhân Nông Sình Ríu, nghệ nhân Hoàng Văn Rứ, Nghệ nhân Đàm Đình Ngoạn (nghệ thuật trình diễn dân gian) và nghệ nhân Hoàng Đức Hiền (nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng).
Sáng 23/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể cho 18 nghệ nhân có nhiều cống hiến trong gìn giữ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.
Sáng 3/12, tại huyện Di Linh, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ III năm 2022 và Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Di Linh nhằm hưởng ứng Festival hoa Đà Lạt lần thứ IX.
Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi (23-25/11), Liên hoan Văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk lần thứ II, năm 2022 đã bế mạc tại Trung tâm Văn hóa tỉnh. Liên hoan do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức với sự tham gia của 439 nghệ nhân đến từ 15 Đoàn của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Ngày 23/11, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức lễ trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ III và kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.
Chiều ngày 18/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương khu vực phía Bắc tổ chức Hội nghị “Gặp mặt nghệ nhân và những người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc năm 2022”. Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngô Sách Thực; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh đồng chủ trì Hội nghị.
Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum (9/2/1913-9/2/2023); 92 năm Ngày hội đoàn kết toàn dân tộc (18/11/1930-18/11/2022), 77 năm Ngày di sản văn hóa Việt Nam (23/11/1945-23/11/2022), tối 16/11, tại thành phố Kon Tum, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ khai mạc “Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ Nhất, năm 2022”.
Ngày 3/11, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức lễ phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Thừa Thiên - Huế trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ và tuyên dương sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2022.