Hòa Bình là vùng đất có nhiều dân tộc cùng chung sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Mường, chiếm hơn 63% dân số. Nơi đây nổi tiếng với bốn vùng Mường cổ “Bi, Vang, Thàng, Động” cùng sự hiện diện của “Văn hóa Hòa Bình” tồn tại trên 10.000 năm. Theo dòng chảy thời gian, dân tộc Mường ở Hòa Bình đã sáng tạo và gìn giữ được một nền văn hóa phong phú và đa dạng...
Ngày 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2025. Đây là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của dân tộc Mường, đồng thời trở thành nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong dịp Tết đến, Xuân về của người Mường ở Hòa Bình. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia.
Bên cạnh lợi thế về cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, huyện Nho Quan còn là nơi có đông đồng bào dân tộc Mường sinh sống. Nhận thấy tiềm năng trong phát triển du lịch, Ban Quản lý Khu du lịch sinh thái động Thiên Hà và một số thành viên của Chi hội Lữ hành tỉnh Ninh Bình đã lên ý tưởng, xây dựng, đưa vào vận hành sản phẩm "Mường tour - động Thiên Hà", nhằm lưu giữ và quảng bá nét đẹp về văn hóa độc đáo, đồng thời nhân lên niềm tự hào, tình yêu và ý thức gìn giữ văn hóa của cộng đồng người Mường ở địa phương.
Ngày 6/3, Đoàn công tác của Tỉnh ủy Hòa Bình do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long làm Trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình thực hiện Quy hoạch không gian văn hóa Mường tại xóm Lũy Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc.
Tối 1/3, tại xã Cúc Phương, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình) tổ chức khai mạc “Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc huyện Nho Quan năm 2024”.
Ngày 17/1, tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội nghị triển khai Đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền văn hóa Hòa Bình giai đoạn 2023 - 2030". Tham dự có: Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cùng đại diện lãnh đạo tỉnh, ban, ngành và các nhà khoa học.
Do thay đổi lối sống, theo thời gian, nhiều nét văn hóa của đồng bào dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đã bị mai một và mất dần. Nhờ nỗ lực bảo tồn, nhiều giá trị văn hóa của người Mường được khôi phục lưu giữ trong cộng đồng.
Sau ba năm thực hiện "Đề án kiểm kê, sưu tầm, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường giai đoạn 2017- 2020, định hướng đến năm 2025" của UBND huyện Thanh Sơn (Phú Thọ), đến nay các xã trên địa bàn huyện đã có nhiều giải pháp, cách làm cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mường.
Thịt trâu được giới ẩm thực biết đến với các món ăn như: thịt trâu xào rau muống, thịt trâu nấu lá lồm, thịt trâu khô… nhưng với anh Hiếu Mường, một người chuyên nghiên cứu về văn hóa Mường ở Hòa Bình lại có lối chế biến khá lạ, đó là chả trâu cuốn lá bưởi nướng.
Các nhà nghiên cứu văn hóa Mường định nghĩa về mo như thế này: “Mo là một nghi lễ tín ngưỡng, được tổ chức trong đám ma của người Mường, hình thành với vai trò sáng tạo và diễn xướng của ông mo, để tiễn đưa linh hồn người chết về mường ma, theo quan niệm tín ngưỡng người Mường”.