Tái hiện lễ Khai hạ của đồng bào dân tộc Mường

Tái hiện lễ Khai hạ của đồng bào dân tộc Mường

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội " Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" xuân Ất Tỵ 2025, tại làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Mường đến từ tỉnh Hòa Bình đã tổ chức tái hiện lễ hội Khai hạ đặc sắc.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Ngày 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2025. Đây là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của dân tộc Mường, đồng thời trở thành nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong dịp Tết đến, Xuân về của người Mường ở Hòa Bình. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia.

“Hồi sinh” nghề dệt thổ cẩm của người Mường ở Phú Thọ

“Hồi sinh” nghề dệt thổ cẩm của người Mường ở Phú Thọ

Nghề dệt thổ cẩm có từ rất lâu đời, là một nét văn hóa đặc trưng của đồng bào người dân tộc Mường ở huyện miền núi Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ). Để giữ gìn và phát huy bản sắc của nghề dệt thổ cẩm, tỉnh Phú Thọ đã và đang triển khai nhiều biện pháp, chính sách cụ thể nhằm khôi phục nghề truyền thống này.

Tục cúng vía của đồng bào dân tộc Mường

Tục cúng vía của đồng bào dân tộc Mường

Nhằm giới thiệu các nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Việt Nam, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Mường đến từ tỉnh Hòa Bình đã tổ chức tái hiện Tục cúng vía độc đáo của dân tộc mình.

Lễ hội Khai Hạ, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình

Lễ hội Khai Hạ, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình

Ngày 17/2 (tức mồng 8 Tết Giáp Thìn), tại sân vận động xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2024. Lễ hội năm nay được tổ chức quy mô cấp tỉnh với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao, trò chơi dân gian, ẩm thực và các gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm du lịch của địa phương thu hút đông đảo du khách tham dự.

Dự án resort Vedana khai thác tối đa các yếu tố văn hóa bản địa kết hợp cùng xu hướng du lịch sinh thái ở khu vực miền núi xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Hải Yến - TTXVN

Ninh Bình thu hút đầu tư phát triển "du lịch xanh" miền núi

Huyện miền núi Nho Quan, tỉnh Ninh Bình là địa phương có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng với nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đẹp. Nơi đây còn lưu giữ nhiều nét văn hóa mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc Mường. Những tiềm năng, lợi thế này là tiền đề để địa phương khai thác, thu hút đầu tư phát triển “du lịch xanh” bền vững.
Sau phần lễ của Ậu Máy là phần hội. Tất cả các trò diễn đều xoay quanh cây Bông, mô phỏng lại các phong tục, tập quán của người Mường, phản ánh đời sống tâm linh văn hóa của người Mường. Ảnh: Tuấn Đức – TTXVN

Tái hiện lễ Pồôn Pôông của dân tộc Mường tỉnh Thanh Hóa

Trong khuôn khổ Tuần lễ Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2023, ngày 26/11/2023, tại Làng Văn hoá, Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội), đồng bào Mường tỉnh Thanh Hóa tổ chức tái hiện lễ Pồôn Pôông. "Pồôn" có nghĩa là chơi, vờn, nhảy múa; "Pôông" có nghĩa là bông, hoa. "Pồôn Pôông" tức là lễ thưởng hoa, chơi hoa xung quanh cây Bông để cầu cho bản Mường no ấm, thóc đầy bồ, lúa đầy sân, con người hạnh phúc. Lễ hội được tổ chức hằng năm vào ngày rằm tháng Giêng, rằm tháng Ba và rằm tháng Bảy.
Đồng bào dân tộc Mường ở huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình biểu diễn dân ca, dân vũ, dân nhạc. Ảnh: Thùy Dung - TTXVN

Bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Mường gắn với phát triển du lịch

Nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của dân tộc Mường gắn với phát triển du lịch, thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Người lái đò “Cõng chữ” vượt sông Đà

Người lái đò “Cõng chữ” vượt sông Đà

Đã 18 năm dầm mưa dãi nắng, cô giáo Quách Thị Bích Nụ, người dân tộc Mường, Phó Hiệu trưởng Trường mầm non xã Đồng Ruộng, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) vẫn hằng ngày cần mẫn lái đò vượt sông Đà đưa học sinh đi “tìm con chữ”.
Đặc sắc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường Hòa Bình năm 2023

Đặc sắc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường Hòa Bình năm 2023

Ngày 29/1 (tức mồng 8 Tết Quý Mão), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2023. Đây là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất, đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong dịp Tết đến Xuân về của người Mường ở Hòa Bình.
Khoảnh khắc hạnh phúc của vận động viên Đinh Thị Như Quỳnh khi cô bảo vệ thành công tấm Huy chương Vàng nội dung xe đạp địa hình băng đồng nữ Olympic tại SEA Games 31. Ảnh: Lưu Trọng Đạt

Cô gái Mường làm rạng danh làng xe đạp Việt Nam

Tại đấu trường SEA Games 31 tổ chức ở Việt Nam, cô gái Đinh Thị Như Quỳnh, người dân tộc Mường ở xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) đã xuất sắc bảo vệ thành công tấm Huy chương Vàng nội dung xe đạp địa hình băng đồng nữ Olympic đem lại vinh quang cho Tổ quốc.
Nữ VĐV đua xe đạp người Mường Đinh Thị Như Quỳnh giành Huy chương Vàng tại SEA Games 31

Nữ VĐV đua xe đạp người Mường Đinh Thị Như Quỳnh giành Huy chương Vàng tại SEA Games 31

Sáng 16/5, tiếp tục chương trình thi đấu môn Xe đạp SEA Games 31, nội dung băng đồng Olympic nữ đã diễn ra tại khu vực thi đấu xe đạp địa hình thuộc phường Dân Chủ, thành phố Hòa Bình. Kết quả vận động viên Đinh Thị Như Quỳnh (số 54) tuyển Việt Nam về đích thứ nhất với thành tích 1 giờ 18 phút 06 giây.
Hoạt động dệt thổ cẩm huyện Bá Thước đang phát triển trên địa bàn nhiều xã. Ảnh: baothanhhoa.vn

Phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống gắn với du lịch cộng đồng ở huyện miền núi Bá Thước

Bá Thước là huyện miền núi ở xứ Thanh vẫn còn gìn giữ nhiều nét đặc trưng bản sắc văn hóa của dân tộc, trong đó có nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Thái, người Mường. Để bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của dân tộc mình, một số hộ gia đình dân tộc Thái, Mường trên địa bàn huyện Bá Thước đã tìm tòi, sáng tạo nhiều sản phẩm phục vụ khách du lịch.
Các nghi lễ Mo là nghi lễ nhằm cho con cháu lần cuối cùng được báo hiếu cha mẹ và chuẩn bị “hành trang” cho người chết đi sang thế giới Mường Ma. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN

Mo Mường hướng đến trở thành di sản văn hóa thế giới

Văn hoá Mường cổ có sự đa dạng, phong phú, và đặc sắc, trong đó, phải kể đến mo Mường, một di sản văn hoá tiêu biểu đã và đang tiếp tục được bảo tồn, phát triển. Mo Mường chứa đựng giá trị các loại hình văn hóa dân gian (văn học, diễn xướng, âm nhạc, múa và sân khấu, tín ngưỡng, tri thức dân gian). Đó là những áng mo kể chuyện (mo sử thi), mo nghi lễ (gắn với các nghi lễ tín ngưỡng), mo nhòm (mo tả cảnh).
Bảo tồn nhà sàn truyền thống dân tộc Mường gắn với phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Ngọc Lặc

Bảo tồn nhà sàn truyền thống dân tộc Mường gắn với phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Ngọc Lặc

Trong cộng đồng các dân tộc sinh sống tại huyện miền núi Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, người Mường chiếm hơn 70% dân số. Thời gian qua, nhiều hộ đồng bào ở đây đã xây dựng nhà theo kiến trúc mới, hiện đại. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn giữ những nếp nhà sàn theo kiến trúc truyền thống của của dân tộc mình. Địa phương này đang nỗ lực bảo tồn nhà sàn truyền thống người Mường bằng việc gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Có hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng em Thuận luôn học giỏi. Nguồn: dantri.com.vn

Nghị lực phi thường của tân sinh viên dân tộc Mường đạt 29,75 điểm

Bố không biết chữ, lại tàn tật, chân tay co quắp; mẹ chậm chạp, quanh năm đau ốm; bản thân phải đi chăn bò thuê để kiếm tiền đi học… , tuy nhiên, em Phạm Thị Thuận, dân tộc Mường, học sinh Trường Trung học Phổ thông Ngọc Lặc (Thanh Hóa) đã xuất sắc vượt qua hàng nghìn thí sinh trở thành tân sinh viên Khoa Sư phạm Lịch Sử, hệ chất lượng cao, Trường Đại học Hồng Đức với số điểm tương đối cao 29,75 điểm (tính cả điểm ưu tiên). “Trái ngọt” Thuận đạt được hôm nay là cả một câu chuyện dài về sự nỗ lực không mệt mỏi của nữ sinh người dân tộc có hoàn cảnh gia đình éo le và tuổi thơ cùng cực.
Ông Hà Đức Hải, dân tộc Mường, xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) chăm sóc cam. Ảnh: phutho.gov.vn

“Cõng vốn” lên non giúp đồng bào làm giàu ở Phú Thọ

Tín dụng chính sách luôn được xem là cứu cánh cho người nghèo trên cả nước. Tại tỉnh Phú Thọ những năm qua, đồng vốn của Đảng và Nhà nước đã được các cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ chắt chiu cần mẫn “cõng” tới từng hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác với “sứ mệnh” giúp bà con làm kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo.
Đặc sắc lễ Mát nhà của đồng bào dân tộc Mường

Đặc sắc lễ Mát nhà của đồng bào dân tộc Mường

Trong khuôn khổ các hoạt động nhân sự kiện Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2021, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Mường đến từ tỉnh Hòa Bình đã tái hiện nghi lễ Mát nhà đặc sắc của dân tộc mình.
Cô giáo Hà Ánh Phượng trong giờ học môn Tiếng Anh. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN

Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020: Cô giáo Hà Ánh Phượng vượt qua mọi khó khăn để sống cuộc đời có ý nghĩa

“Cô giáo chủ nhiệm những năm học Trung học cơ sở của tôi là một người tuyệt vời, là thần tượng để tôi học theo từ nhân cách, nghị lực sống và khát vọng vươn lên. Tôi tự nhủ lòng sẽ cố gắng vượt qua mọi khó khăn, áp lực để sống một cuộc đời có ý nghĩa” – cô giáo Hà Ánh Phượng một trong 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020 cho biết.
Xuân no ấm về trên xứ Mường

Xuân no ấm về trên xứ Mường

Một mùa Xuân mới đang về trên khắp đất trời Việt Nam. Hòa vào không khí mừng Xuân, mừng Đảng, mừng đất nước đổi mới, nhất là mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng vừa được tổ chức thành công, đồng bào dân tộc Mường ở huyện Thạch Thất (Hà Nội) đang hân hoan chờ đón, tin tưởng vào tương lai quê hương đổi mới, phát triểt hơn cả về vật chất và văn hóa tinh thần.
Tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình . Ảnh: Tuấn Đức - TTXVN

Nơi lưu giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mường

Mường Khụ là một vùng núi cao của huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) bao gồm ba xã: Ngọc Lâu, Ngọc Sơn, Tự Do. Nơi đây còn lưu giữ được khá đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mường. Với những truyện cổ và điệu hát dân ca cổ như: Hát Thường Rang, Bộ Mẹng, hát Đúm giao duyên khá nổi tiếng được lưu truyền từ những năm 60, 70 thế kỷ trước. Trong các dịp vui, thanh niên, nam nữ thường hát đối thâu đêm, suốt sáng. Khi đến hát, người con trai thường xin phép bố mế trong nhà, chính quyền để hát đối. Do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, những khúc hát truyền thống này đang bị mai một dần. Chính vì thế, tỉnh Hòa Bình đã có nhiều nghiên cứu, tổ chức hội thảo để "Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể hát Thường Rang, Bộ Mẹng, hát Đúm giao duyên dân tộc Mường, huyện Lạc Sơn".
Khu trưng bày tái hiện nhà Nóc Trọi, những người sinh sống trong căn nhà này là tầng lớp bần cùng trong xã hội Mường. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Thanh Hóa đăng cai Ngày hội Văn hóa dân tộc Mường lần thứ II

Nhằm tôn vinh và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường, từ ngày 10-12/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Mường lần thứ II với sự tham gia của hàng trăm nghệ nhân, diễn viên, vận động viên đến từ 6 tỉnh, thành phố gồm Thanh Hóa, Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ và Bình Phước. Ngoài ra tại Ngày hội còn có sự tham gia, giao lưu của Đoàn nghệ thuật quần chúng tỉnh Hủa Phăn (Lào).