Buôn làng người Châu Mạ chung tay giữ rừng quốc gia

Buôn làng người Châu Mạ chung tay giữ rừng quốc gia

Đồng Nai Thượng – một đơn vị hành chính cấp xã thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa nhất của tỉnh Lâm Đồng, nằm lọt thỏm trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Cát Tiên. Hàng chục năm qua, rừng quốc gia nơi đây không bị lấn chiếm một tấc đất, không bị triệt hạ một cây rừng là nhờ buôn làng người Châu Mạ chung tay giữ rừng.
Dân tộc Mạ

Dân tộc Mạ

Người Mạ là cư dân sinh sống lâu đời ở Tây Nguyên. Người Mạ thường sống thành từng làng (bon) với một khu vực đất đai riêng biệt trên các cao nguyên Bảo Lộc, Di Linh, Ðạ Tẻ, lưu vực sông Ðồng Nai (Lâm Ðồng).
Lễ kết bạn cộng đồng người M’nông và Châu Mạ

Lễ kết bạn cộng đồng người M’nông và Châu Mạ

Cộng đồng người dân tộc thiểu số M’Nông và Châu Mạ sinh sống từ rất lâu đời ở xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng (Bình Phước). Trong quá trình sinh sống, lao động sản xuất, mối quan hệ khăng khít tốt đẹp giữa hai cộng đồng này được xây dựng qua Lễ Kết bạn. Nhằm phát huy giá trị bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước đã phục dựng Lễ Kết bạn tại Khu Du lịch sinh thái Trảng Cỏ Bù Lạch vào trung tuần tháng 10/2018.
Đưa con chữ về với đồng bào Châu Mạ

Đưa con chữ về với đồng bào Châu Mạ

Chiều muộn, vừa rời nơi làm việc về nhà, ông Điểu K’Bên đã gặp lũ học trò tụ tập ngoài sân đợi mình. Chúng đợi ông để hỏi về những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc bản địa. Những lễ hội đặc sắc, những ngành nghề truyền thống, những phong tục cưới xin, ma chay... qua lời kể của Điểu K’Bên thu hút sự tò mò của các em học sinh. Qua câu chuyện của mình, những nét truyền thống nào cần được duy trì, những hủ tục nào đã và đang cần được loại trừ cũng được ông giảng dạy cho các em. Hình ảnh đó đã trở nên quen thuộc đối với bà con trong thôn đồng bào dân tộc thôn 6 (xã Tiên Hoàng, huyện Cát Tiên - Lâm Đồng).
Lễ mừng lúa sinh trưởng của người Châu Mạ

Lễ mừng lúa sinh trưởng của người Châu Mạ

Trước đây, người Châu Mạ ở Lâm Đồng sống chủ yếu bằng nghề làm lúa rẫy, nên trong một mùa vụ, họ thường tổ chức các lễ hội nông nghiệp, như: Nhô Soh, Nhô Tăm sơnơm, Nhô Rơmùl và Nhô Rơhe. Trong đó, Nhô Rơmùl (Lễ mừng lúa sinh trưởng) là một trong những lễ hội độc đáo và còn được bà con duy trì và lưu giữ cho đến ngày nay.