Đầm ấm Lễ Sen Đôn Ta của đồng bào Khmer Nam Bộ

Mới đây, hơn 1,3 triệu đồng bào Khmer Nam Bộ đã tổ chức lễ Sen Đôn Ta 2019 trong không khí đầm ấm, an vui ở các hộ gia đình, các ngôi chùa, giữa những phum sóc Khmer thanh bình. “Sen Đôn Ta” có nghĩa là “cúng ông bà”.

 

Dam am Le Sen Don Ta cua dong bao Khmer Nam Bo hinh anh 1
Nghi thức đặt bát hội trong dịp lễ Sen Đôn Ta 2019 tại chùa Chreytaso ở xã Ngũ Lạ, huyện Duyên Hải (Trà Vinh). Ảnh: Yến Thanh

Dịp này, đồng bào Khmer thường vào chùa cùng các vị sư tụng kinh cầu siêu và hồi hướng phước báu cho ông bà, tổ tiên. Trong không khí linh thiêng, mọi người cùng tụng kinh cầu nguyện cho người quá cố sớm được siêu thoát. Các hoạt động chính trong dịp lễ này thường là đặt cơm vắt, cúng ông bà, tụng kinh, đặt bát hội, tiễn ông bà bằng những chiếc thuyền nhỏ, thường làm bằng thân hoặc bẹ chuối.

Dam am Le Sen Don Ta cua dong bao Khmer Nam Bo hinh anh 2
Lễ Sen Đôn Ta có hàm ý nhắc nhở con cháu hiếu thuận, biết ơn ông bà, cha mẹ. Ảnh: Chanh Đa
 
Dam am Le Sen Don Ta cua dong bao Khmer Nam Bo hinh anh 3
Tiễn ông bà, tổ tiên bằng thuyền làm từ bẹ chuối là nghi thức đặc trưng trong lễ Sen Đôn Ta của người Khmer Nam Bộ. Ảnh: Chanh Đa
 
Dam am Le Sen Don Ta cua dong bao Khmer Nam Bo hinh anh 4Trong dịp lễ Sen Đôn Ta, người Khmer Nam Bộ thường gói bánh tét làm lễ vật cúng ông bà và dâng lễ chùa. Ảnh: Chanh Đa
 
Lễ Sen Đôn Ta có hàm ý nhắc nhở con cháu luôn giữ giới, hiếu thuận và biết ơn ông bà, cha mẹ, tích đức, hành thiện. Lễ Sen Đôn Ta cũng là dịp để con cháu được tề tựu bên gia đình, thân tộc, thắt chặt tình làng nghĩa xóm.
 
Yến Thanh – Chanh Đa

Tin liên quan

Nét độc đáo lễ Sene Neak Ta của người Khmer ở Bình Phước

Vào khoảng giữa tháng 4 đến đầu tháng 5 hằng năm, tức vào đầu mùa mưa, đồng bào dân tộc Khmer ở Bình Phước lại tổ chức lễ Sene Neak Ta. Đây là hoạt động nhằm thể hiện niềm tin, lòng biết ơn của người dân trong ấp đối với thần linh đã che chở, phù hộ bà con trong sản xuất , có cuộc sống ấm no và hạnh phúc.


Giá trị giáo dục trong gia huấn ca nữ của người Khmer Nam Bộ

Gia huấn ca nữ là di sản văn hóa độc đáo, có giá trị giáo dục sâu sắc, được dân gian đúc kết từ những lời dạy của nhà Phật dành cho người phụ nữ và trở thành chuẩn mực đạo đức trong đời sống cộng đồng của người Khmer Nam Bộ từ bao đời nay, thường được ghi chép nhiều trong sách lá buông, lưu giữ trong các ngôi chùa, là nguồn tư liệu giá trị để nghiên cứu về tộc người và văn hóa tộc người.


Sắc màu Lễ Kathina của người Khmer Nam Bộ

Trong khoảng thời gian từ giữa tháng 11 đến ngày 15 tháng 12 theo lịch Khmer, người Khmer Nam Bộ thường tổ chức lễ Kathina (dâng y) nhằm cầu sức khỏe, bình an và những điều tốt lành.


Nghệ thuật Dù kê của người Khmer Nam Bộ

Sân khấu Dù kê có vai trò và giá trị to lớn, là di sản văn hóa độc đáo phục vụ nhu cầu giải trí, hưởng thụ văn hóa của người Khmer, là nơi để người Khmer gửi gắm tâm tư, tình cảm đến với cộng đồng các dân tộc anh em khác trên dải đất Nam Bộ.


Dân tộc Khmer

Người Khmer sống ở đồng bằng sông Cửu Long, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Tây Nam bộ và tụ cư trên 3 vùng môi sinh lớn: vùng đồng bằng nội địa, vùng phèn mặn ven biển, vùng đồi núi Tây nam giáp biên giới Campuchia. Người Khmer trước đây ở nhà sàn, nay sống trong các ngôi nhà đất.


Người Khmer ở Sóc Trăng đón lễ Kathina

Hàng năm, theo phong tục truyền thống, cư dân của phum sóc tại các chùa Khmer ở tỉnh Sóc Trăng lại tổ chức lễ Kathina trong khoảng thời gian từ ngày 15/9 đến 15/10 theo lịch âm của người Khmer. Các chùa Khmer sẽ ấn định ngày tổ chức lễ Kathina rồi thông báo cho Phật tử trong phum, sóc biết để cùng hành lễ.


Đồng bào Khmer vui đón Tết Độc Lập

Người dân ở các phum sóc thuộc xã Định Hòa, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang đang phấn khởi chuẩn bị đón Tết Độc lập 2/9. Bởi sau nhiều năm thực hiện xây dựng nông thôn mới, với nguồn vốn của Nhà nước, tỉnh, các "mạnh thường quân" và đóng góp của nhân dân để làm đường, bắc cầu, xóa nhà tạm... xã vùng sâu Định Hòa, nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer đang ngày một khởi sắc.


Tục xuất gia tu hành của thanh thiếu niên Khmer

Xuất gia vào chùa tu hành là một phần đời đáng nhớ thời trai trẻ của mỗi người đàn ông Khmer. Theo quan niệm của đồng bào Khmer, đi tu không phải để trở thành Phật mà để thành người.


Nghi thức rước đại lịch của người Khmer Nam Bộ

Chôl Chnăm Thmây là một trong ba lễ hội lớn nhất trong năm của người Khmer Nam Bộ, thường diễn ra trong ba ngày. Để đánh đấu thời khắc năm cũ bước sang năm mới, người Khmer tổ chức rước đại lịch Maha Songkran (Mô-ha Soong-ko-ran) vào ngày đầu tiên của lễ hội Vào năm mới.


Kiên Giang: Nghề đan lát truyền thống của dân tộc Khmer

Đồng bào dân tộc Khmer ở xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành (Kiên Giang) có nghề đan lát thủ công truyền thống từ lâu đời với các sản phẩm như: chiếu, đệm, giỏ đựng đồ… từ nguyên liệu là cây cỏ bàng - loại cây được khai thác từ những cánh đồng ngập phèn chua, thu hút hàng ngàn lao động, sản phẩm được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang một số thị trường nước ngoài.


Đồng bào Khmer Bạc Liêu vui Tết Chôl Chnăm Thmây

Hòa chung không khí hân hoan, phấn khởi nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, tối 12/4, tại huyện Hòa Bình, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức Chương trình nghệ thuật chào mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, thu hút nhân dân trong và ngoài tỉnh tham dự.


Độc đáo Lễ trai tăng của đồng bào Khmer

Trai tăng là một trong những nghi lễ độc đáo và ý nghĩa trong đời sống tâm linh của người Khmer (Sóc Trăng), thể hiện sự tri ân, nỗi lòng thương kính của người còn sống đối với người đã khuất.


Chùa Seryvonsa phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer

Tại chùa Seryvonsa nằm trên địa bàn phường Tân Xuân, thị xã Đồng Xoài (Bình Phước) các học viên hầu hết là con em các dân tộc thiểu số Khmer tham gia khoá tu xuất gia gieo duyên và báo hiếu cha mẹ. Đây là hoạt động vô cùng ý nghĩa trong việc bảo tồn, phát huy văn hóa đặc sắc của dân tộc Khmer, đồng thời giúp các em có không gian sinh hoạt hè lành mạnh, thiết thực và bổ ích.


Lễ cưới truyền thống của người Khmer

Từ xưa đến nay, theo quan niệm của người Khmer lễ cưới là nghi thức gắn liền với gia tộc, phong tục tập quán của cộng đồng dân cư, ngày cưới còn được gọi là ngày gối đôi, nay thường gọi là ngày “Apea Pipea” - ngày mà mọi thứ từ lễ vật đến người chúc phúc đều theo cặp theo đôi.



Đề xuất