Lễ Sen Đôn Ta theo truyền thống của người Khmer Nam Bộ

Lễ Sen Đôn Ta theo truyền thống của người Khmer Nam Bộ
Nghi thức lễ bái Tam bảo trong lễ Sen Đôn Ta ở chùa Chăn-ta-răng-sây thuộc Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Nghi thức lễ bái Tam bảo trong lễ Sen Đôn Ta ở chùa Chăn-ta-răng-sây thuộc Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Có dịp về thăm phum sóc hoặc các chùa Phật giáo Nam Tông Khmer vào những ngày Sen Đôn Ta, ai cũng cảm nhận rõ không khí nhộn nhịp, đầm ấm khi người Khmer Nam Bộ tất bật chuẩn bị vật phẩm dâng lễ. Các lễ phẩm gồm có cơm vắt, thức ăn mặn ngọt, hoa quả, nước ngọt... Theo phong tục, bà con Phật tử chia thành từng tổ, luân phiên dâng cơm các vị sư trong vòng nửa tháng (từ ngày 16 - 30 tháng Phé-t’rô- bóth) với sở nguyện là vừa hồi hướng công đức báo hiếu tổ tiên, vừa giúp các vị sư tu học. Mọi người cùng tham gia các nghi thức của lễ Sen Đôn Ta truyền thống như: đặt bát hội đến chư tăng, tiễn ông bà, tổ tiên bằng thuyền làm từ bẹ chuối...
 
Đông đảo Phật tử Khmer Nam Bộ tham gia nghi thức đặt bát hội đến chư tăng
Đông đảo Phật tử Khmer Nam Bộ tham gia nghi thức đặt bát hội đến chư tăng

Mâm cơm cúng ông bà của gia đình bà Thạch Thị Kim Sang ở khóm 5, phường 9, thành phố Sóc Trăng (Sóc Trăng)
Mâm cơm cúng ông bà của gia đình bà Thạch Thị Kim Sang ở khóm 5, phường 9, thành phố Sóc Trăng (Sóc Trăng)

Nghi thức tiễn ông bà, tổ tiên bằng thuyền làm từ bẹ chuối
Nghi thức tiễn ông bà, tổ tiên bằng thuyền làm từ bẹ chuối

Các lễ phẩm trong lễ Sen Đôn Ta gồm có cơm vắt, thức ăn mặn ngọt, hoa quả, nước ngọt...
Các lễ phẩm trong lễ Sen Đôn Ta gồm có cơm vắt, thức ăn mặn ngọt, hoa quả, nước ngọt...

Lễ Sen Đôn Ta không chỉ để tỏ lòng tôn kính đối với tổ tiên, ông bà mà còn tạo nên nếp sống lành mạnh trong sinh hoạt, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Khmer.

Vũ Hà - Sơn Hên - Thế Anh
Báo in, tháng 10/2017

Có thể bạn quan tâm