Bà Thị Chươl ở ấp Tà Teng, xã Phú Lợi, huyện Giang Thành (Kiên Giang) chăm sóc đàn bò được chính quyền địa phương hỗ trợ để thoát nghèo. Ảnh: Văn Sĩ

Người Khmer với niềm vui “An cư lạc nghiệp”

Bằng nhiều hình thức vận động, thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ, tỉnh Kiên Giang đã huy động được nguồn lực để chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho những hộ khó khăn về nhà ở, đặc biệt là hộ dân tộc Khmer, qua đó giúp đồng bào "an cư lạc nghiệp", vươn lên ổn định cuộc sống...

https://www.baokiengiang.vn/

Phật giáo Nam tông Khmer giữ gìn nét văn hoá trong từng phum, sóc

Kiên Giang có hơn 237.000 người dân tộc Khmer sinh sống, chiếm khoảng 13% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, tỉnh đặc biệt quan tâm đến công tác đầu tư, tôn tạo các ngôi chùa; thực hiện tốt các chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để các sư, sãi, chư tăng và đồng bào theo đạo tu học, sinh hoạt; duy trì, phát huy các lễ hội truyền thống dân tộc Khmer nhằm phục vụ đời sống tinh thần nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Món mắm Prồ-hốc bằm trong mâm cơm thường ngày của người Khmer. Ảnh: Sơn Cao Thắng

Mắm Prồ-hốc của người Khmer Trà Vinh

Được làm từ cá nước ngọt như: cá sặc, cá rô…, Prồ-hốc là loại mắm đặc trưng của người Khmer Nam Bộ nói chung và người Khmer Trà Vinh nói riêng. Để có món mắm thơm ngon, người Khmer chọn những con cá ngon nhất, làm sạch rồi ngâm nước vài tiếng, sau đó vớt ra trộn đều với muối và cơm nguội.

Nâng cao trình độ dân trí vùng đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh

Nâng cao trình độ dân trí vùng đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh

Trà Vinh là tỉnh có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống cao nhất cả nước, chiếm gần 32% dân số của tỉnh. Các cấp ủy Đảng, chính quyền luôn chú trọng công tác giáo dục - đào tạo, nâng cao trình độ dân trí vùng đồng bào dân tộc Khmer. Cùng với việc đầu tư, hoàn thiện mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học tại các trường, học sinh Khmer còn được “tiếp bước” đến trường bằng nhiều chế độ ưu đãi.

Niềm vui của chị Chau Ngọc Dịu là giữ gìn được nghề sản xuất mật thốt nốt của đồng bào dân tộc Khmer ở vùng đất Bảy Núi (An Giang). Ảnh: Lê Yến Thanh

Cô gái Khmer nâng tầm đặc sản vùng Bảy Núi

Với tâm huyết gìn giữ nghề sản xuất mật thốt nốt truyền thống, chị Chau Ngọc Dịu (sinh năm 1982), người Khmer ở vùng đất Bảy Núi, huyện Tri Tôn (An Giang) đã cùng một số người bạn thành lập Công ty cổ phần Palmania để thực hiện ước mơ nâng tầm sản phẩm mật thốt nốt, hướng tới mục tiêu đưa đặc sản quê hương đến những vùng đất mới.

Bà Thạch Thị Thiêng gắn kết tình làng, nghĩa xóm, lan tỏa yêu thương

Bà Thạch Thị Thiêng gắn kết tình làng, nghĩa xóm, lan tỏa yêu thương

Ở vùng sâu ấp Thốt Lốt, xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, nhiều năm qua, một người phụ nữ dân tộc Khmer luôn hết lòng sẻ chia cùng cộng đồng. Bà là người sáng lập Câu lạc bộ Nghĩa tình tại địa phương, với phương châm hoạt động “Lá lành đùm lá rách”, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Đặc biệt, bà là một điển hình tiêu biểu toàn quốc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023, được Ban Tuyên giáo Trung ương tôn vinh tại Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng năm 2023”.
Đầm ấm lễ Sene Dolta của đồng bào Khmer

Đầm ấm lễ Sene Dolta của đồng bào Khmer

Những ngày này, đồng bào Khmer trong tỉnh Kiên Giang đang tích cực chuẩn bị tổ chức lễ Sene Dolta để tưởng nhớ công ơn bậc sinh thành, tri ân tổ tiên khai phá đất đai, phù hộ cho phum, sóc được bình an, thịnh vượng.
Để có thể thực hiện các động tác múa trống Chhay-dăm, người múa phải có sức khỏe, sự dẻo dai, biết khéo léo kết hợp hài hòa giữa tiết tấu của trống với điệu bộ hình thể. Ảnh: An Hiếu

Điệu múa dân gian độc đáo của người Khmer Nam Bộ

Múa trống Chhay-dăm là điệu múa dân gian độc đáo của người Khmer Nam Bộ, thường được biểu diễn trong các ngày lễ, Tết như Tết Chol Chnam Thmay, lễ Sene Dolta, lễ Oóc Om Bóc… Múa trống Chhaydăm hình thành trong quá trình lao động, được gìn giữ và trao truyền qua nhiều thế hệ.
Tiết mục múa mâm vàng trong diễn xướng múa bóng rỗi. Ảnh: baodantoc.vn

Múa truyền thống ở Nam Bộ: Từ vốn quý văn hóa đến sản phẩm du lịch

Gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển, nhiều di sản văn hóa, trong đó có những điệu múa truyền thống ở vùng đất phương Nam được gìn giữ và trao truyền qua nhiều thế hệ. Bảo tồn, phát huy giá trị của các điệu múa, góp phần làm giàu bản sắc văn hóa, từ đó hình thành những sản phẩm du lịch độc đáo là cách làm hiệu quả, gắn kết giữa bảo tồn và phát triển bền vững.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao tặng chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân thị xã Tịnh Biên. Ảnh: Công Mạo-TTXVN

Hỗ trợ xây dựng trường mầm non vùng đồng bào dân tộc An Giang

Nhân sự kiện chào mừng thành lập thị xã Tịnh Biên và các phường trực thuộc thị xã Tịnh Biên (An Giang), chiều 25/4, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đến thăm và chứng kiến lễ trao tặng kinh phí 5 tỷ đồng do Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tài trợ để xây dựng Trường Mầm non Tuổi Thơ, xã An Cư (nơi có hơn 80% dân số là đồng bào dân tộc Khmer), thị xã Tịnh Biên.
Thăm, chúc Tết cổ truyền đồng bào Khmer tại Trà Vinh

Thăm, chúc Tết cổ truyền đồng bào Khmer tại Trà Vinh

Từ ngày 6 -13/4, lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trà Vinh đã tổ chức nhiều đoàn đi thăm, chúc Tết và tặng quà cho các chùa Phật giáo Nam tông Khmer, các gia đình chính sách, cán bộ hưu trí người Khmer tiêu biểu trên địa bàn.
Sóc Trăng phát triển ngành nghề nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội

Sóc Trăng phát triển ngành nghề nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội

Tại Sóc Trăng, ngành nghề nông thôn phát triển rất phong phú, đa dạng với 27 ngành nghề được phân bố rải rác ở khắp các huyện, thị xã, thành phố. Thời gian qua, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn, phát triển ngành nghề nông thôn nhằm phát huy giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa gắn với thúc đẩy phát triển sản xuất các sản phẩm truyền thống, làng nghề truyền thống, tạo việc làm cho người dân.
Sóc Trăng nỗ lực giảm nghèo bền vững

Sóc Trăng nỗ lực giảm nghèo bền vững

Sóc Trăng hiện có 63 xã, phường, thị trấn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và 128 ấp đặc biệt khó khăn. Tỉnh còn 15.139 hộ nghèo (chiếm 4,54% tổng số hộ) theo tiêu chí nghèo đa chiều; trong đó hộ nghèo Khmer còn 7.122 hộ (chiếm 7,01% tổng số hộ Khmer), hộ nghèo Hoa còn 345 hộ (chiếm 2,09%).
 Làm phong phú kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Trà Vinh

Làm phong phú kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Trà Vinh

Ngày 2/11, tại Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh tổ chức tiếp nhận và khai mạc Triển lãm hiện vật do các nhà sưu tập trong và ngoài tỉnh hiến tặng. Triển lãm nằm trong khuôn khổ các hoạt động mừng lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer Trà Vinh năm 2022 và kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11).
Bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật múa Rom Vong của người Khmer

Bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật múa Rom Vong của người Khmer

Múa Rom Vong là sản phẩm tinh thần độc đáo không thể thiếu trong các dịp lễ, tết, sinh hoạt văn hóa của đồng bào Khmer. Nó không chỉ mang tính chất thiêng liêng, mà còn là sinh hoạt tinh thần sau những giờ lao động mệt nhọc. Tuy nhiên, quá trình giao lưu, tiếp biến kinh tế - văn hóa – xã hội của người Khmer hiện nay diễn ra khá mạnh dẫn đến sự mai một của văn hóa truyền thống dân tộc Khmer, trong đó có Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa Rom Vong.
Nghệ nhân ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau biểu diễn nghệ thuật nhạc trống lớn. Ảnh: Huỳnh Anh - TTXVN

Nghệ thuật nhạc trống lớn: "Báu vật" tinh thần của người Khmer ở Cà Mau

Nghệ thuật nhạc trống lớn (Plêng Skôr Thum) ra đời, tồn tại và trao truyền hơn 100 năm qua ở vùng đất Cà Mau. Người Khmer ở Cà Mau luôn tin rằng, âm nhạc chính là linh hồn của họ. Họ xem nhạc trống lớn như “báu vật” không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần cần được gìn giữ, phát huy.
Cắt băng khánh thành cầu nông thôn kênh 1.500 ở xã Hưng Yên (An Biên, Kiên Giang). Ảnh: Lê Sen – TTXVN

Cải thiện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Kiên Giang

Từ năm 2012 đến nay, với nguồn ngân sách của Trung ương, tỉnh và các nguồn lực khác, Kiên Giang đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, hỗ trợ đồng bào phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.
Nghệ nhân ưu tú Danh Xà Rậm ở ấp Đầu Sấu Đông, xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) là một trong những người “giữ lửa” cho loại hình nghệ thuật dân gian Chầm Riêng Chà Pây. Ảnh: An Hiếu

Chầm Riêng Chà Pây trong đời sống của người Khmer Nam Bộ

Trong kho tàng âm nhạc truyền thống của người Khmer Nam Bộ, Chầm Riêng Chà Pây là một loại hình nghệ thuật dân gian có lịch sử hàng trăm năm nay, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2013.
Một số sản phẩm OCOP được chiết xuất từ hoa dừa như nước uống mật hoa dừa, mật hoa dừa cô đặc, đường mật hoa dừa. Ảnh: Thanh Hòa

Đặc sản mật hoa dừa

Là sản phẩm mới, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, mật hoa dừa của Công ty TNHH Trà Vinh FARM (Sokfarm) ở huyện Tiểu Cần (Trà Vinh) đang nhận được phản hồi tích cực từ người tiêu dùng, được Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh chứng nhận đạt chất lượng OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm).
Nhiều mô hình chuyển đổi sản xuất nông nghiệp hiệu quả giúp đồng bào Khmer ở Sóc Trăng thoát nghèo bền vững. Nguồn: baodantoc.vn

Sóc Trăng nỗ lực giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo

Sóc Trăng đang triển khai nhiều giải pháp thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo. Tỉnh hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống thoát nghèo bền vững, góp phần hoàn thành các mục tiêu giảm nghèo của địa phương.
Liên đoàn Lao động tỉnh Vĩnh Long trao quà nhu yếu phẩm cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Vĩnh Long khai thác tiềm năng, lợi thế để nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Vĩnh Long tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư cũng như triển khai các giải pháp khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng dân tộc thiểu số nhằm rút ngắn khoảng cách về mức thu nhập và thu hẹp dần địa bàn đặc biệt khó khăn, từ đó phát triển toàn diện và bền vững vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Chị Thạch Thị Chal Thi may mắn được tiếp cận nguồn vốn do Chính phủ Canada tài trợ để mua sắm thiết bị máy móc hiện đại. Trong ảnh: Chị Thạch Thị Chal Thi giới thiệu sản phẩm của Công ty TNHH Trà Vinh Farm với đại diện nhà tài trợ Canada. Ảnh: Thanh Hòa

Cô gái Khmer truyền cảm hứng khởi nghiệp

Thạch Thị Chal Thi, người Khmer, sinh năm 1989 trong một gia đình thuần nông ở huyện Tiểu Cần (Trà Vinh). Năm 2018, sau khi tốt nghiệp thạc sĩ ngành công nghệ thực phẩm tại Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Chal Thi cùng chồng về quê mày mò nghiên cứu, khôi phục lại nghề thu mật truyền thống từ hoa dừa. Năm 2019, Công ty TNHH Trà Vinh Farm (Sokfarm) ra đời, đánh dấu điểm khởi đầu cho hành trình đưa sản phẩm mật hoa dừa đến người tiêu dùng của Chal Thi.