Lễ cưới truyền thống của người Khmer

Lễ cưới truyền thống của người Khmer
Lễ cưới truyền thống của người Khmer diễn ra trong ba ngày tại nhà gái, gồm các lễ và nghi thức: “nghi thức mở rào”,“nghi thức tụng kinh chúc phúc”, “nghi thức rửa chân”, “nghi thức quay nến”, “lễ cột chỉ tay”, “lễ cắt hoa cau”, “lễ cúng ông bà, tổ tiên”, “lễ rắc hoa cau”, “lễ nhập phòng”.
 
Các chư tăng thực hiện “nghi thức tụng kinh chúc phúc” cho cô dâu, chú rể.
Các chư tăng thực hiện “nghi thức tụng kinh chúc phúc” cho cô dâu, chú rể. 

Mỗi nghi thức có những yêu cầu và hình thức tiến hành khác nhau dưới sự dẫn dắt của vị Achar người có uy tín nhất trong vùng. Trong đó, “lễ cắt hoa cau” được xem là một lễ rất quan trọng, là lễ chính thức cho phép đôi trai gái thành vợ thành chồng.

Ông Achar người có uy tín nhất trong vùng tiến hành “lễ cắt hoa cau”.
 Ông Achar người có uy tín nhất trong vùng tiến hành “lễ cắt hoa cau”. 

Hoa cau được buộc lại thành 3 bó nhỏ, bó thứ nhất có ý nghĩa tạ ơn công ơn cha, bó thứ hai để tạ ơn mẹ, bó thứ ba để tạ ơn anh chị.
Hoa cau được buộc lại thành 3 bó nhỏ, bó thứ nhất có ý nghĩa tạ ơn công ơn cha, bó thứ hai để tạ ơn mẹ, bó thứ ba để tạ ơn anh chị. 

Nghi thức chụm tay dưới cây đao trong lễ cưới của đồng bào Khmer với mục đích tượng trưng cho sự bảo vệ gia đình của đôi vợ chồng mới cưới.
Nghi thức chụm tay dưới cây đao trong lễ cưới của đồng bào Khmer với mục đích tượng trưng cho sự bảo vệ gia đình của đôi vợ chồng mới cưới.

Nghi thức “Bach pka sla” (rắc hoa cau) lên người cô dâu, chú rể chúc cho tình cảm hai người ngọt ngào như mùi hoa cau.
 Nghi thức “Bach pka sla” (rắc hoa cau) lên người cô dâu, chú rể chúc cho tình cảm hai người ngọt ngào như mùi hoa cau.

Hai bên gia đình thực hiện “lễ cột chỉ tay” cho cô dâu và chú rể, phía họ nhà trai buộc tay phải của cô dâu còn họ nhà gái buộc tay trái cho chú rể.
 Hai bên gia đình thực hiện “lễ cột chỉ tay” cho cô dâu và chú rể, phía họ nhà trai buộc tay phải của cô dâu còn họ nhà gái buộc tay trái cho chú rể. 
TTXVN

Có thể bạn quan tâm