Nghi lễ cưới hỏi của người Lào ở Điện Biên

Nghi lễ cưới hỏi của người Lào ở Điện Biên
Người Lào cũng như nhiều dân tộc khác có truyền thống để con cái trưởng thành tự do tìm kiếm bạn đời. Qua quá trình tìm hiểu và yêu thương nhau, đôi bạn trẻ có ước muốn nên duyên vợ chồng, người con trai sẽ dẫn cô gái về nhà mình chơi để giới thiệu với gia đình, sau đó nếu đôi bên ưng ý sẽ tiến hành nghi lễ cưới hỏi (Kin long) - một trong những nghi lễ quan trọng trong vòng đời của cộng đồng người Lào tỉnh Điện Biên.
Trang phục truyền thống của phụ nữ Lào rất duyên dáng
Trang phục truyền thống của phụ nữ Lào rất duyên dáng

Khi bố mẹ chàng trai cùng toàn thể gia đình cũng thấy ưng ý, sắp xếp thời gian chọn được dịp thuận lợi nhờ người mai mối (không phân biệt giới tính và phải đi thành đôi khoảng 02 đến 03 đôi, khéo ăn nói, có uy tín…) sang bên nhà cô gái chơi với tính chất là thăm dò (chừm khoăn hoặc pay chám). Qua quá trình thăm dò và được biết gia đình nhà gái cũng nhất trí, ông mai bà mối trở lại thông báo cho bố mẹ chàng trai, để gia đình họp bàn chọn ngày tốt sang nhà gái làm lễ dạm ngõ (hát pu), tiếp đến gia đình nhà trai xin phép gia đình nhà gái ấn định ngày để nhà trai sang làm lễ ăn hỏi (cáo hoặc pay báy), sau lễ ăn hỏi sẽ định ngày tổ chức lễ cưới (cín loóng hoặc xú phua, xú mía)…

Tiến trình lễ cưới hỏi:

Bước 1: Thăm dò (chừm khoan) là bước nhờ người mai mối sang chơi bên gia đình nhà cô gái, xem ý bên nhà cô gái có nhất trí để đôi bạn trẻ đến với nhau hay không. Nếu được gia đình nhà gái nhất trí, người mai mối sẽ về báo cho gia đình chàng biết để chọn ngày sang bên nhà gái làm lễ dạm ngõ.

Bước 2: Dạm ngõ trầu cau (hát pu) là bước để bố mẹ, họ hàng hai bên gặp nhau, chính thức bàn về việc thống nhất cho đôi bạn trẻ qua lại hai bên gia đình. Trong mâm rượu, đại diện nhà trai có lời xin phép bên gia đình nhà gái như:

Lụ lán cớn xỉnh dơ xính
Páy hảy dác mi củ cốn pa
Pay na dác mi củ pọm ết pọm dượn
Xáo voan ưn cọ ế pán xai lái pán nặm
Ha và vún vu hoạt doạt vu piêng
Chăng ma hến lục lán hươn dảo hau nỷ
Nhăng mi nó oải lục noại dơ pến sáo
Tá hên leo dác áu dác lảy
Chơ khăm lặc páy, cáy khăn lặc dóng
Dóc đay xáy sảng, pác men hỏng chọng mẻn khoam
Lảy khoam chụ va năm pả lung lua ao
Lôm sơ po mẻ óc chắm khing
Pỏ mẻ ải nọng cọ xúm chớ tốc po nó pọm
Dác áu dác lảy, dác cạy dác dơ
Chắng áu khoải nị pến phủ dóng phủ téo
Xứp khoam tám lịn chủ vướng xong táng
Ma ỉn ma lôm pỏ mẻ ải nọng phai nị
Xó áu pún áu pu só phác, áu hát só mái
Po mẻ ải nọng phai nị chi va neo lơ?

Dịch:

Con cháu được sinh ra và lớn lên
Được bố mẹ nuôi lớn thành người
Giờ muốn có người cùng bầu bạn, cùng làm cùng ăn
Trong làng, trong bản cũng có nhiều cô gái xinh
Nhưng không có duyên có số với nhau
Nay mới có duyên gặp con gái nhà ông bà
Con gái nhỏ do ông bà sinh ra nuôi lớn nên người
Con trai nhà tôi mới thấy đã yêu, đã quí mến
Tối chộm tới thăm, sáng chộm về
Đã hẹn ước nên duyên vợ chồng với nhau
Mới về xin báo cáo cho bậc bố mẹ biết
Mới sang xin báo tin cho chú thím biết tin
Được bên gia đình mình nhất trí cho con cái đến với nhau
Gia đình nhà trai mới nhờ đến tôi đây
Nhờ tôi làm người mai mối cho hai cháu
Giờ mới sang để xin bên gia đình nhà gái
Xin có đĩa trầu cau để mở đầu câu chuyện
Mong bên gia đình nhà gái cho biết ý kiến?

- Gia đình nhà gái cũng cử đại diện xin phép gia đình nhà trai có lời đối đáp như:

Ơ…chảu pên phử dóng phử téo
Ma ỉn ma muôn
Mí quám tham ha lục lán tán nị
Lụ lán cớn xỉnh dơ xính
Páy hảy dác mi củ cốn pa
Pay na dác mi củ pọm ết pọm dượn
Báo voan ưn cọ ế pán xai lái pán nặm
Ha và vún vu hoạt doạt vu piêng
Chăng ma hến lục lán hươn dảo hau nỷ
Nhăng mi nó oải lục noại dơ pến báo
Tá hên leo dác áu dác lảy
Dóc đay xáy sảng, pác men hỏng chọng mẻn khoam
Lảy khoam chụ va năm pả lung lua ao
Lôm sơ po mẻ óc chắm khing
Pỏ mẻ ải nọng cọ xúm chớ tốc po nó pọm
Dác áu dác lảy, dác cạy dác dơ
Chắng áu khoải nị pến phủ dóng phủ téo
Xứp khoam tám lịn chủ vướng xong táng
Lôm pỏ mẻ ải nọng
Áu pu só phác, áu hát só mái
Ma ỉn ma muôn
Ải nọng phái nị cọ hặc peng veng păn thôi.
 
Dịch:

Ơ…(người mai mối)là người qua lại quen biết
Gia đình nhà trai có lời xin con gái chúng tôi về làm dâu
Chúng tôi cũng nhất trí
Con cháu được sinh ra và lớn lên
Được bố mẹ nuôi lớn thành người
Giờ muốn có người cùng bầu bạn, cùng làm cùng ăn
Trong làng, trong bản cũng có nhiều chàng trai
Nhưng không có duyên có số với nhau
Nay mới có duyên gặp con trai nhà ông bà
Con trai do ông bà sinh ra nuôi lớn nên người
Con gái nhà tôi mới thấy đã yêu, đã quí mến
Đã hẹn ước nên duyên vợ chồng với nhau
Mới về xin báo cáo cho bậc bố mẹ biết
Cũng xin thưa cho ông bà bên đó biết
Được bên gia đình mình nhất trí cho con cái đến với nhau
Gia đình nhà gái mới nhờ đến tôi đây
Nhờ tôi làm người mai mối cho hai cháu
Giờ cũng xin thưa với gia đình nhà trai
Gia đình chúng tôi cũng chỉ có đĩa trầu cau để mở đầu câu chuyện
Sang nhà chúng tôi có lời
Gia đình nhà gái tôi cũng nhất trí thôi.

- Nhà trai đối đáp cảm ơn gia đình nhà gái:

Sim nọ, khay nị po me ải nọng phái nị cọ hặc co peng véng păn
Păn na ceng véng húa hở lẹo
Lạy hặc sặm peng khoai ý só tưm khoăn
Só ma teng pan khảu cáo thán
Dan lơ chét ết lảy?

Dịch:

Cảm ơn gia đình ông bà cũng yêu mến con trai nhà chúng tôi
Đồng ý cho con gái ông bà về làm con dâu nhà chúng tôi
Xin ông bà cho biết thời gian tốt gần nhất
để chúng tôi xin làm lễ ăn hỏi cho hai cháu…
Bước 3: Ăn hỏi (cáo hoặc pay báy) là bước gửi rể, chàng  trai chính thức trở thành con rể. Các lễ vật gồm:
+ 01 con lợn (tùy theo điều kiện khoảng 10kg trở lên): Để làm mâm lễ cúng báo tổ tiên bên gia đình nhà gái.
+ 03 sải vải dệt thổ cẩm: Đồ xính lễ.
+ 01 chiếc váy cho cô dâu: Quà tặng cô dâu.
+ 01 chiếc nồi, 01 chiếc bát: Đồ xính lễ.
Trong mâm lễ gửi rể nhà trai có lời:

Só áu chương cáo náng, khong cáo chụ
Ma dửn, ma duông
Khai pỏ mẻ ải nọng lé vấng chương nị

Dịch:

Hôm nay gia đình nhà trai có đồ lễ gửi gia đình nhà gái
Để con cáo 02 bên nên duyên vợ chồng
Xin mời bên nhà gái kiểm tra thủ tục
Bước 4: Lễ cưới (cín loóng hoặc xú phua, xú mía) là bước cuối trong nghi thức cưới hỏi của dân tộc Lào, chọn được ngày tốt để tổ chức hôn lễ, gia đình nhà trai đem các đồ lễ sang nhà gái gồm:
+ 01 con gà trống, 01 quả trứng gà: Là đồ lễ không thể thiếu trong nghi thức buộc chỉ cổ tay cho đôi bạn trẻ và chính thức được công nhận trở thành vợ chồng. Trong trường hợp gia đình nhà gái đồng ý thì gia đình nhà trai có thể tiến hành thủ tục này trong bước ăn hỏi (cáo hoặc pay báy).
+ 01 con lợn (tùy theo điều kiện khoảng 10kg trở lên): Để làm mâm lễ cúng báo tổ tiên bên gia đình nhà gái
+ 03 sải vải dệt thổ cẩm: Đồ xính lễ
+ 01 chiếc váy cho cô dâu: Quà tặng cô dâu
+ 01 chiếc nồi, 01 chiếc bát: Đồ xính lễ
+ Rượu (tùy theo quy mô tổ chức)
+ Tiền sính lễ sang nhà gái theo quy định để làm lễ lên tóc cho cô dâu (ngớn cạp hua);
+ Đồng bạc (tùy theo điều kiện nhưng bắt buộc phải có)
+ Búi tóc độn (cản chọng)
+ Châm cài tóc (lắm mản cẩu)
+ 01 đôi vòng tay (pọc khen)
+ 01 đôi vòng cổ, hoa tai (pọc có, tóng hú) tùy theo điều kiện của nhà trai…      
   
Lợn, gà được tổ bếp sơ chế và chế biến cho chín rồi bày lên mâm lễ, mâm phải được lót bằng lá chuối, bát đũa được đặt lên mâm lễ, các đồ xính lễ khác được đặt ở cạnh mâm lễ, thầy mo có lời cúng báo tổ tiên bên gia đình nhà gái và làm lễ tụ hồn cho đôi vợ chồng trẻ như:

Lời cúng mâm lợn tụ hồn:

                        Ơ…lục lán teeng xóng mặc mẻn kén khơi
                        Ải êm xóng phái cọ xúm chớ hở áu cắn ết phúa ết mia
                        Mự nị cọ mư xắn văn lý
                        Ải êm ma téng hịt téng khong ệt kẻo ệt lóng
                        Chơ nị ải êm mi cáy xáy đi, mi nộc ma xú khoắn hở lục lan
                        Chơ nị tổn túa pến xứ pến lảm chi ma xú khoắn hở lục lán teengs xong
                        Cáy tố dơ lược tí, cáy tô pi lược cả
                        Chụp nặm hoán lốc xia khốn, lon xia píc, chíc xia niếng
                        Khút kết hở pá nay, khút hay hở xảm hơ xét
                        Pa kin lẹo lống hát, chát kin lẹo lống văng
                        Khóng kín lý dăng xingr cáu
                        Áu sơ xạ mạy lảy áu ma dảo xáu chương hươn hau du
                        Phủ dú hươn vu lảy dú pau, du dảo vu lảy du lạ
                        Xắt mỏkhảu sơ phay, xảy mỏ khảu sơ hín xám xáu
                        Lúa mạy côn mạy cổ ma tám, lín mạy hốc mạy sang ma sơ
                        Phủ chơ hoan hở phảu phay, phủ chắng hay phảu mỏ
                        Tắm ỏm khọ phảu phay
                        Xút chủa cộn chủa lín má tám
                        Phay lam sơ mỏ phút
                        Nặm phốt khửn piêng thướt, nặm phượt khửn pung khem
                        Mạy cả xóc ma len, mạy cả khèn ma phựn
                        Cáy xúc lẹo pống lống hin xắm xảu
                        Nả táng mi cuổi nuôn, cuống xuốn mi cuổi pảng
                        Tắt áu tóng cuổi pảng ma hong sơ pán
                        Cuống long pán áu cáy ma sớ
                        Téng pên phươn pến pan do tảu
                        Téng pến thuổi pên thú do má
                        Do ma voán tín xuổm mụ khoắn khươi du
                        Voan mu khoắn khỏi kín
                        Khay nị khoái pên sự pến lảm chi lảu mưa nai, thái má hở

                        Dịch:

                        Ơ…đôi con trẻ đã có tình cảm và yêu thương nhau
                        Bố mẹ hai bên nhất trí cho hai con lấy nhau
                        Hôm nay ngày lành tháng tốt
                        Bố mẹ đã đủ điều kiện để tổ chức cho hai con
                        Có mâm lễ để làm lễ tụ hồn cho hai con
                        Tôi là chủ hôn làm lễ tụ hồn cho hai cháu
                        Gà chọn con to, con béo để mổ
                        Sơ chế và chế biến chín bày lên mâm lễ
                        Cá thấy mùi tanh đến ăn, ăn xong bơi lại nước
                        Chỗ thịt ngon đem về nhà chế biến
                        Người ở nhà đặt nồi lên bếp luộc gà
                        Nhặt củi to cho vào bếp, củi tre để làm đóm
                        Người giỏi chế biến trổ tài nghệ
                        Lửa bếp cho cháy đều, để thức ăn mau chín
                        Gà chín rồi gắp ra khỏi nồi
                        Trong vườn nhà có bụi cây chuối, cắt lá chuối để trải trên mâm
                        Đặt gà luộc, trứng gà luộc vào mâm lễ
                        Bát đũa được đặt vào mâm đầy đủ
                        Bây giờ tôi là chủ hôn làm lễ tụ hồn cho đôi vợ chồng trẻ
                        Hồn ăn cho no cho khỏe
                        Có gì trên mâm lễ thì tìm ăn cho đủ, ăn cho hết nhé
                        Hồn ăn no rồi thì sống hạnh phúc bên nhau đến già nhé

Lời cúng trứng gà luộc làm lễ buộc chỉ cổ tay:

                        Khay nị khoán kín cáy lẹo nhăng mi
                        Nuôi sáy cáy lý xáy sơ học xạ, cáy cả sáy sớ học cuối
                        Nuôi sáy nị phá khẩng pên xong
                        Khẩng nứng hở nọng, khẩng sóng hở ải
                        Hở ải kéng nọng lảy kín sáy huổm mom,
                        Non hươn huổm giương, huổm hỏng
                        Húa chớ ải kéng nọng tít cắn khư phẩng loan liêu hạn thảu
                        Chơ nị mi phải loan táng khắm, phải lắm táng kẻo
                        Phúc khén sại hở ma, khen khoa hở dú
                        Hở pên củ phua mia hạn thảu
                        Sển phải khát da páy, sển phải khát da lén chắc cắn

                        Dịch:

                        Lễ cúng mâm gà tụ hồn đã xong
                        Giờ mo tôi làm lễ cúng trứng gà
                        Trứng gà tốt để làm lý tụ hồn
                        Quả trứng gà được chia đôi được mo tôi chúc phúc
                        Vợ chồng trẻ được ăn chung lòng đỏ trứng gà
                        Được ở chung nhà, ngủ chung giường
                        Chúc đôi vợ chồng trẻ sống với nhau đến đầu bạc, răng long
                        Giờ mo tôi buộc sợi chỉ tơ hồng
                        Chỉ buộc vào tay trái nên duyên vợ chồng
                        Chỉ buộc vào tay phải mãi mãi bên nhau
                        Sau này dù sợi chỉ đứt, tình nghĩa vợ chồng vẫn mãi bền lâu

Nghi lễ buộc chỉ cổ tay là nghi lễ kết thúc tiến trình tổ chức lễ cưới hỏi, đôi bạn trẻ đã được công nhận chính thức trở thành vợ chồng, cùng gia đình tiếp đón khách mời gần xa tới dự lễ thành hôn, đón nhận những món quà tình cảm cùng những lời chúc phúc của khách mời…
Theo svhttdldienbien.gov.vn
Dân tộc Lào

Tên tự gọi: Thay, Thay Duồn, Thay Nhuồn.

Tên gọi khác: Phu Thay, Phu Lào.

Nhóm địa phương: Lào Bốc (Lào Cạn) và Lào Nọi (Lào Nhỏ).

Dân số: 14.928 người (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009).

Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Ðai).

Lịch sử: Người Lào có nguồn gốc di cư từ Lào sang.

Hoạt động sản xuất: Người Lào làm ruộng nước với kỹ thuật dẫn thuỷ nhập điền hợp lý. Ngoài ra họ còn làm nương, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tiểu thủ công nghiệp gia đình của dân tộc đặc biệt phát triển. Họ làm gốm bằng bàn xoay với các sản phẩm như chum vại, vò, ché, nồi với chất lượng tốt. Nghề dệt thổ cẩm tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, thể hiện thẩm mỹ tinh tế. Nghề rèn, nghề chạm bạc... cũng góp phần thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình. Hái lượm còn có vai trò nhất định đối với đời sống kinh tế của người Lào.

Ăn: Người Lào ăn nếp là chính. Về thực phẩm họ ưa ăn các món chế biến từ cá; đặc biệt có món Pàđẹc (cá ướp) rất nổi tiếng.

Mặc: Phụ nữ Lào mặc váy thắt ngang ngực, buông ngang tầm bắp chân. Gấu váy thêu hoa văn màu tươi sáng rực rỡ. áo nữ ngắn, để hở phần ngực trên. Chiếc trâm bạc cài tóc hay khăn piêu đội đầu của phụ nữ Lào cũng được chạm khắc hoặc thêu thùa khéo léo. Nam phục Lào có nhiều nét tương đồng với người Thái.

: Người Lào cư trú xen kẽ với người Thái, người Lự, người Khơ Mú ở các huyện Ðiện Biên, Phong Thổ (Lai Châu) và Sông Mã (Sơn La). Họ ở nhà sàn, lòng rộng, thoáng đãng, cột kèo được chạm khắc tinh vi. Mái nhà thường kéo dài tạo nên hiên để đặt khung cửi và các công cụ làm vải.

Phương tiện vận chuyển: Người Lào quen gùi, gánh đôi dậu, đặc biệt giỏi đi thuyền trên sông, ở một số nơi họ còn sử dụng ngựa thồ.

Quan hệ xã hội: Trước kia xã hội người Lào tuy phụ thuộc hệ thống tổ chức hành chính của phong kiến Thái nhưng được tự quản ở cấp bản. Mỗi bản có một người đứng đầu gọi là chẩu bản đại diện cho lợi ích cộng đồng. Thiết chế tự quản chi phối nhiều tới hoạt động kinh tế, đời sống tâm linh và đạo đức truyền thống.

Cũng như người Thái, người Lào quan niệm mỗi người có ba quan hệ họ hàng chính: ải Noọng - Lung Ta - Dinh Xao. Các dòng họ đều có tục kiêng cấm liên quan đến tô tem giáo.

Cưới xin: Theo nguyên tắc hôn nhân thuận chiều. Con trai phía họ Dinh Xao được phép và khuyến khích lấy con gái phía họ Lung Ta, nhưng nghiêm cấm lấy ngược lại. Không có tục hôn nhân anh em chồng hoặc hôn nhân chị em vợ. Gia đình của người Lào dù lớn hay nhỏ mang tính phụ quyền rõ rệt mặc dầu người phụ nữ vẫn được đề cao. Sau hôn nhân, cô dâu cư trú bên nhà chồng. Gia đình của họ thường bền vững, ít có trường hợp đa thê, ngoại tình hay ly dị. Quan hệ trong mỗi nhà thường hoà hiếu, con cái được chăm sóc như nhau không phân biệt trai gái.

Sinh đẻ: Phụ nữ mang thai và sinh đẻ được chăm sóc và quan tâm chu đáo. Họ cũng phải tuân theo nhiều kiêng cấm trong ăn uống cũng như hành vi ứng xử. Trẻ sơ sinh được đặt tên sau một tháng.

Ma chay: Tục thiêu xác chỉ thực hiện đối với người đứng đầu bản (chầu bản). Các trường hợp khác đều thổ táng. Lễ thiêu xác chầu bản do chẩu hua (ông sư) chủ trì với các nghi thức Phật giáo đã được hoà nhập và cải biến hợp với truyền thống tộc người. Người Lào không khóc trong các đám tang bởi họ quan niệm sự chết chỉ là quá trình thay đổi thế giới.

Lễ tết: Người Lào theo Phật lịch và ăn tết vào tháng 4 âm lịch hàng năm (Bun Pi May). Hàng tháng, vào ngày rằm và ba mươi có tục dâng lễ lên tháp theo nghi thức Phật giáo, lễ vật chỉ có hoa quả. Họ cũng có nhiều nghi thức tín ngưỡng khác liên quan đến nông nghiệp như lễ cầu mưa (Xo Nặm Phôn) hay có tục ăn cơm mới.

Thờ cúng: Mỗi gia đình đều có nơi thờ tổ tiên. Mỗi bản làng có một ông thầy cúng (món) chuyên việc cúng khi có người đau ốm. Phật giáo ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa và xã hội người Lào.

Học: Người Lào có chữ theo mẫu tự Sanscrit. Hiện nay vẫn còn nhiều sách viết trên lá cọ do các thầy cúng (mo lắm) giữ. Xưa, con trai đều phải kinh qua học sách Phật từ 3 đến 7 năm. Học xong thầy đặt cho học trò là Siêng nghĩa là người đã giỏi chữ.

Văn nghệ: Người Lào có vốn văn học dân gian phong phú với nhiều huyền thoại, cổ tích, dân ca... Phụ nữ Lào không chỉ hát hay mà còn rất giỏi các điệu dân vũ. Do sống xen kẽ lâu đời với người Thái, văn nghệ dân gian Lào ít nhiều chịu ảnh hưởng của văn hoá Thái. Chính điều đó đã làm cho văn nghệ của họ thêm phong phú.

Theo cema.gov.vn

Dân tộc Lào

Có thể bạn quan tâm

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Đồng bào Raglai sở hữu một kho tàng tri thức dân gian đồ sộ, từ sử thi, truyện cổ, dân ca đến luật tục… Không chỉ vậy, đồng bào còn lưu giữ nhiều lễ hội dân gian đặc sắc như Lễ ăn mừng đầu lúa mới, lễ bỏ mả, các nghi lễ vòng đời… Trong đó lễ ăn mừng đầu lúa mới đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, khẳng định gái trị văn hóa sâu sắc và vai trò quan trọng trong đời sống, tinh thần của cộng đồng người Ragalai.

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Ẩm thực của người Jrai ở Gia Lai luôn độc đáo với những món ăn ngon, dân dã, đậm nét truyền thống. Trong số đó, món cà đắng lòng gà bọc lá chuối nổi bật như một biểu tượng của sự sáng tạo và gắn kết với thiên nhiên.

Vui Tết rừng với đồng bào Mông Nà Hẩu

Vui Tết rừng với đồng bào Mông Nà Hẩu

Đến hẹn lại lên, cứ vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hằng năm, đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái) nô nức hội tụ tại các điểm trung tâm bản để tổ chức Lễ Cúng rừng hay còn gọi Tết rừng.

Gìn giữ món bánh bạc đầu truyền thống của người Sán Dìu

Gìn giữ món bánh bạc đầu truyền thống của người Sán Dìu

Văn hóa ẩm thực của người Sán Dìu tại Quảng Ninh sở hữu những đặc trưng riêng, thể hiện sự khéo léo, tinh tế trong chế biến, phối hợp các thực phẩm. Một trong những món ăn đặc sắc đó là bánh bạc đầu đã trở thành đặc sản nổi tiếng. Thưởng thức các món bánh thơm ngon và tìm hiểu về văn hóa độc đáo của người Sán Dìu ở vùng cao Quảng Ninh là trải nghiệm đáng nhớ.

Tái hiện lễ Khai hạ của đồng bào dân tộc Mường

Tái hiện lễ Khai hạ của đồng bào dân tộc Mường

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội " Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" xuân Ất Tỵ 2025, tại làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Mường đến từ tỉnh Hòa Bình đã tổ chức tái hiện lễ hội Khai hạ đặc sắc.

Nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông của đồng bào dân tộc Thái

Nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông của đồng bào dân tộc Thái

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” xuân Ất Tỵ 2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) bà con đồng bào dân tộc Thái đến từ huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tái hiện trích đoạn nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông (Kin Chiêng Boọc Mạy) đặc sắc.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp trang phục truyền thống của người Dao Thanh Y

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp trang phục truyền thống của người Dao Thanh Y

Người Dao Thanh Y sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhiều năm qua vẫn luôn giữ được bản sắc văn hóa riêng thông qua phong tục, tập quán hay nếp sinh hoạt hằng ngày và đặc sắc trong đó có bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Thanh Y là một di sản văn hóa độc đáo, mang đậm nét đặc trưng.

Lễ cúng rừng của người Mông nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu

Lễ cúng rừng của người Mông nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu

Đối với đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), lễ cúng rừng hay còn gọi Tết rừng có từ khi tổ tiên di cư đến nơi đây lập làng, lập bản và trở thành bản sắc văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng có.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Ngày 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2025. Đây là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của dân tộc Mường, đồng thời trở thành nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong dịp Tết đến, Xuân về của người Mường ở Hòa Bình. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia.

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Cộng đồng người Thái là một trong ba dân tộc chiếm phần lớn dân số của tỉnh Điện Biên. Nghề dệt thổ cẩm trang phục truyền thống của dân tộc Thái dù đã từng đối mặt với nguy cơ mai một nhưng hiện vẫn được gìn giữ. Những nghệ nhân lớn tuổi vẫn bền bỉ truyền nghề cho thế hệ trẻ từng họa tiết, hoa văn đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Hội làng mừng Gươl mới của đồng bào Cơ-tu thôn Aró. Ảnh: Khánh Nguyên

Người Cơ-tu vui hội mừng Gươl mới

Với đồng bào Cơ-tu ở thôn Aró, xã Lăng, huyện Tây Giang (Quảng Nam), Gươl là không gian sinh hoạt chung, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh. Để chào mừng công trình trọng đại này, đồng bào Cơ-tu thường tổ chức lễ mừng Gươl mới, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa cộng đồng.

Lễ sum họp của người M’nông

Lễ sum họp của người M’nông

Cứ từ 3 đến 5 năm, trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3, khi mùa màng thu hoạch xong, đồng bào M’nông ở tỉnh Đắk Nông lại tổ chức lễ sum họp nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Gìn giữ nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Thanh Y

Gìn giữ nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Thanh Y

Nếu như người đàn ông đóng vai trụ cột trong đời sống của người Dao Thanh Y thì phụ nữ ở dân tộc này lại nắm giữ những giá trị không thể thay thế, là người nuôi dưỡng phát huy nguồn văn hóa truyền thống trong mỗi gia đình và rộng hơn là bản sắc của cả một dân tộc. Một trong những nét văn hóa của phụ nữ Dao Thanh Y ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh còn giữ lại được là nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm, thể hiện sự khéo léo, tài tình của phụ nữ.

Đồng bào Mông ở Sơn La rộn ràng đón Tết cổ truyền

Đồng bào Mông ở Sơn La rộn ràng đón Tết cổ truyền

Ở Sơn La, đồng bào Mông thường đón Tết cổ truyền (Nào Pê Chầu) sớm hơn Tết Nguyên đán 1 tháng, bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên để giữ gìn nét văn hóa truyền thống, giáo dục cho con cháu luôn hướng về cội nguồn.

Độc đáo canh gà rượu Bâu bổ dưỡng của người Dao Thanh Y

Độc đáo canh gà rượu Bâu bổ dưỡng của người Dao Thanh Y

Tại chân núi Yên Tử, cộng đồng người Dao Thanh Y tuy không quá đông nhưng bà con nơi đây vẫn duy trì sinh hoạt và phát huy được nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc, trở thành một phần không thể thiếu khi nói về những giá trị văn hóa phi vật thể của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Nằm trong vùng núi cao của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, xã Hang Kia và Pà Cò là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Mông, một dân tộc có nền văn hóa lâu đời với những giá trị truyền thống đặc sắc. Trong đó, nghề dệt, thêu thổ cẩm là một phần quan trọng trong đời sống của người dân nơi đây.

Nét đẹp văn hóa trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì

Nét đẹp văn hóa trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì

Với sự tài hoa trong nghệ thuật thêu, can, ghép vải trên trang phục, người Hà Nhì đã tạo ra nét độc đáo riêng cho trang phục truyền thống của dân tộc mình, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú trong bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên.

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang. Kinh lá buông không chỉ là tài liệu ghi chép về các nghi lễ tôn giáo mà còn là kho tàng tri thức về văn học, y học, lịch pháp cũng như những câu chuyện dân gian phản ánh cuộc sống của cộng đồng.

Đặc sắc trang phục truyền thống của phụ nữ Pà Thẻn

Đặc sắc trang phục truyền thống của phụ nữ Pà Thẻn

Là dân tộc sống lâu đời trên vùng núi cao, người Pà Thẻn vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống, đặc biệt là trang phục của phụ nữ với màu sắc, họa tiết hoa văn đặc trưng, tạo nên nét độc đáo riêng.

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của đồng bào Mường ở Miền Đồi

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của đồng bào Mường ở Miền Đồi

Lễ mừng cơm mới là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng và mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc của đồng bào dân tộc Mường. Đây là dịp để tạ ơn thần linh, tổ tiên đã ban cho một vụ mùa bội thu, đồng thời cũng là cơ hội để cộng đồng gắn kết, gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc.

Ẩm thực của người Ê-đê

Ẩm thực của người Ê-đê

Người Ê-đê trên Cao nguyên Đắk Lắk không chỉ có truyền thống văn hóa lâu đời mà còn có nền ẩm thực đặc sắc với những món ăn độc đáo, là sự hòa quyện của hương vị núi rừng. Ẩm thực của người Ê-đê là sự hòa trộn tinh tế của các loại thực phẩm sẵn có của địa phương, các loại thảo mộc, gia vị cùng phong cách nấu nướng và chế biến đặc biệt.