Sơn La vài nét tổng quan

Sơn La vài nét tổng quan
Tỉnh Sơn La có 12 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm 1 thành phố (Sơn La) và 11 huyện (Bắc Yên, Mai Sơn, Mộc Châu, Mường La, Phù Yên, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Sốp Cộp, Thuận Châu, Vân Hồ, Yên Châu).
1. Vị trí địa lý: 

Sơn La là tỉnh miền núi cao nằm ở phía tây bắc Việt Nam trong khoảng 20039' – 22002' vĩ độ Bắc và 103011' – 105002' kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp hai tỉnh Yên Bái, Lào Cai.
Phía Đông giáp Hòa Bình, Phú Thọ.
Phía Tây giáp Lai Châu, Điện Biên.
Phía Nam giáp Thanh Hóa.
Sơn La có 250 km đường biên giới với nước bạn Lào.
Thị xã Sơn La cách thủ đô Hà Nội  320 km về phía tây bắc.
Diện tích tự nhiên 14.055 km2, chiếm 4,27% diện tích cả nước.

2. Điều kiện tự nhiên 

Địa hình: 

Sơn La có độ cao trung bình 600 – 700 m so với mực nước biển. Địa hình của Sơn La bị chia cắt và tạo thành ba vùng sinh thái: Vùng trục quốc lộ 6, vùng lòng hồ sông Đà và vùng cao biên giới. Riêng hai cao nguyên lớn Mộc Châu và Nà Sản với độ cao hàng trăm mét đã tạo nên nét đặc trưng cho địa hình Sơn La.

Trong đó:

Cao nguyên Mộc Châu: Cao 1.050 m so với mực nước biển, mang đặc trưng của vùng khí hậu cận ôn đới có nhiệt độ trung bình hàng năm là 18oC. Đất đai phì nhiêu, phù hợp với trồng cây công nghiệp như chè, cây ăn quả, chăn nuôi bò sữa, các loại gia súc ăn cỏ và phát triển du lịch.

Cao nguyên Nà Sản: Cao 800 m so với mực nước biển, đất đai phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp như mía, cà phê, dâu tằm và cây ăn quả.

Khí hậu

- Khí hậu Sơn La chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa  hè từ tháng 4 đến tháng 9.

- Nhiệt độ trung bình năm 21,4oC (nhiệt độ trung bình cao nhất là 27oC, thấp nhất trung bình là 16oC).

- Lượng mưa trung bình hàng năm 1.200 - 1.600 mm.

- Độ ẩm không khí trung bình là 81%.

Tài nguyên

Sơn La có tài nguyên động, thực vật phong phú và đa dạng, với nhiều loài động thực vật quý.

Rừng Sơn La có nhiều nguồn gen động thực vật quí hiếm và các khu rừng đặc dụng có giá trị nghiên cứu khoa học như Sốp Cộp, Xuân Nha (Mộc Châu), Tà Xùa (Bắc Yên), Co Pia (Thuận Châu).

- Thực vật: Có 161 họ, 645 chi, 1.187 loài, bao gồm cả thực vật hạt kín, hạt trần, nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Tiêu biểu có các họ như: lan, dẻ, tếch, sa mu, tử vi, dâu...

+ Các họ có nhiều loài như: cúc, cói, đậu, ba mảnh vỏ, long não, hoa môi, ráy, ngũ gia  bì, dâu, cà phê, lan, cam na, bông, vang, dẻ,...

+ Các loài thực vật quý hiếm gồm có pơ mu, thông tre, lát hoa, bách xanh, nghiến, chò chỉ, du sam, thông hai lá, thông ba lá, dâu, dổi, trai, sến, đinh hương, đinh thối, sa nhân, thiên niên kiện, ngũ gia bì, đẳng sâm, hà thủ ô...

+ Những loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng có: pơ mu, thông tre, lát hoa, bách xanh, nghiến, chò chỉ, thông ba lá, dổi, đinh hương, đinh thối, trai.

- Động vật rừng: có 101 loài thú, trong 25 họ, thuộc 8 bộ; chim có 347 loài, trong 47 họ, thuộc 17 bộ; bò sát có 64 loài, trong 15 họ thuộc 2 bộ, lưỡng thê có 28 loài, trong 5 họ, thuộc một bộ.

+ Các loài phát triển nhanh như dúi, nhím, don, chim, rắn.

+ Những loài động vật quí hiếm được ghi trong sách đỏ như: voi, bò tót, vượn đen, hổ, báo, gấu, cầy vằn, chó sói, sóc bay, cu li, chồn mực, dúi nâu, lượn rừng...

Tài nguyên đất đai

Sơn La có diện tích tự nhiên đứng thứ 5/64 tỉnh, thành phố. Trong đó, diện tích đất đang sử dụng chiếm 39,08%. Đất đai màu mỡ, tầng canh tác dày với nhiều loại thổ nhưỡng cho phép phát triển nhiều loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Diện tích đất chưa sử dụng và sông suối chiếm 60,92. Quỹ đất nông nghiệp rất hạn chế, diện tích bình quân đạt 0,2 ha/người.

Quỹ đất để phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, chè, cây ăn quả có diện tích 23.520. Quỹ đất để phát triển đồng cỏ phục vụ chăn nuôi có diện tích 1.167 ha.

Tài nguyên nước

Tài nguyên nước mặt của toàn tỉnh Sơn La hằng năm vào khoảng 19 tỷ m3 chủ yếu từ nguồn nước mưa tích trữ vào hai hệ thống sông chính là:

- Sông Đà bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc có lưu vực ở thuộc tỉnh Sơn La là 9.844 km2, đoạn chảy qua Sơn La dài 250 km, tổng lượng nước đến công trình thủy điện Sơn La là 47,6.109 m3.

- Sông Mã bắt nguồn từ huyện Điện Biên và Tuần Giáo - Lai Châu. Đoạn chảy qua Sơn La dài 93 km, có diện tích lưu vực 3.978 km2.

- Bên cạnh 2 hệ thống sông chính tỉnh Sơn La còn có 35 con suối lớn, hàng trăm con suối nhỏ nằm trên địa hình dốc với nhiều thác nước.

3. Các dân tộc tỉnh Sơn La

Dân tộc Xinh Mun
- Dân tộc Mường
Dân tộc La Ha
- Dân tộc Kháng
- Dân tộc Thái
- Dân tộc Mông
- Dân tộc Kinh
- Dân tộc Hoa
Dân tộc Tày
- Dân tộc Lào
- Dân tộc Khơ Mú
- Dân tộc Dao 

 
Theo sonla.gov.vn

Có thể bạn quan tâm