Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, số 4, tại huyện Sốp Cộp (tỉnh Sơn La) xảy ra mưa lớn kéo dài, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt, đi lại, sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Bên cạnh đó, tại các xã Sốp Cộp, Sam Kha, Nậm Lạnh đã xuất hiện vết nứt trên đồi và nền nhà, tường, sân nhà của nhiều hộ dân.
Sốp Cộp là huyện nghèo vùng cao, biên giới của tỉnh Sơn La, có 8 xã với 7 dân tộc anh em gồm Thái, Mông, Lào, Khơ Mú, Kinh, Tày, Mường cùng sinh sống. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc ở huyện Sốp Cộp được triển khai đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trên địa bàn.
Là huyện nghèo ở vùng biên của tỉnh Sơn La, những năm gần đây, Sốp Cộp đã và đang thay đổi từng ngày. Đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân các dân tộc trong huyện ngày được nâng lên. Cuộc sống vui tươi, ấm no hiện hữu trên các bản vùng cao.
Xác định công tác cải cách hành chính là khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, huyện vùng biên Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã luôn chú trọng thực hiện tốt từ cấp xã, giúp người dân thuận tiện, nhanh chóng hơn khi tiếp cận các dịch vụ hành chính công.
Cách thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La) 130 km về phía Tây Nam có một đơn vị hành chính non trẻ - huyện Sốp Cộp, được hình thành năm 2003, gồm các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Cho đến nay, đây vẫn là một trong 62 huyện nghèo của cả nước và chưa thành lập được một thị trấn nào.
Với mục tiêu mỗi năm có từ một đến hai công trình giúp địa phương hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới, những năm qua, bằng nhiều việc làm thiết thực, cán bộ, chiến sỹ Ban Chỉ huy Quân sự huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội và đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện biên giới.
Tại nhiều xã vùng biên của huyện Sốp Cộp (Sơn La), thời gian qua đã xuất hiện tình trạng trẻ em trong độ tuổi đến trường không có giấy khai sinh, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của các em, nhất là trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Ngày 27/10, tại tỉnh Sơn La, Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp đã tổ chức Lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận “Nếp Mường Và – Sốp Cộp” cho sản phẩm gạo nếp tan của địa phương.
Chiếc ô tô trắng chở chúng tôi vượt qua con đường sình lầy đất đá do sạt lở từ trận mưa bão trước. Sơn La hiện ra trước mắt hình ảnh một vùng cao còn đầy khó khăn về cuộc sống của đồng bào dân tộc. Phải đến đây mới thấy hết được nhu cầu có được một món hàng Việt chất lượng của bà con nơi đây quý đến nhường nào. Dường như "đón lõng" được tâm lý ấy, những chuyến hàng Việt đã len lỏi tới từng bản làng nhằm hiện thực hóa mong muốn của bà con đồng thời giúp chương trình bám rễ sâu trên đất bản.
Những năm qua, Sốp Cộp - huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới của tỉnh Sơn La đã triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiểu số; nhất là Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 135), Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (Nghị quyết 30a) của Chính phủ đến đúng đối tượng. Nhờ đó, người dân có điều kiện vươn lên trong lao động sản xuất, nâng cao thu nhập và từng bước xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống.
Hơn một năm qua, trên bản vùng cao xa xôi Co Muông, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp (Sơn La), nhiều học viên là người dân tộc Mông rủ nhau đi học lớp xóa mù chữ do Thiếu úy Vàng Lao Lừ của Đồn Biên phòng Mường Lạn đứng lớp kiêm nhiệm.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, về xã Sốp Cộp (huyện biên giới Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) ai cũng nhận thấy sự khởi sắc, "thay da đổi thịt" của một xã vùng xa mới được công nhận đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới hồi tháng 12/2017.
Sơn La là tỉnh miền núi, vùng cao biên giới, có đông đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Với sự quan tâm ưu tiên đầu tư phát triển miền núi của Đảng và Nhà nước, đời sống mọi mặt của đồng bào từng bước đổi thay. Đó là nhờ các chính sách đúng đắn, mang tính nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, trong đó có việc thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Tỉnh Sơn La có 12 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm 1 thành phố (Sơn La) và 11 huyện (Bắc Yên, Mai Sơn, Mộc Châu, Mường La, Phù Yên, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Sốp Cộp, Thuận Châu, Vân Hồ, Yên Châu).
Trải qua 400 năm dựng bản mường, bà con dân tộc Lào ở bản Mường Và (huyện Sốp Cộp - Sơn La) luôn trân trọng gìn giữ những nét văn hóa đặc trưng. Và ông Lò Văn Thoong là một trong những người đi đầu gìn giữ văn hóa Lào ở Mường Và.
Những năm trước đây, tình trạng học sinh ở huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La tự ý bỏ học diễn ra khá phổ biến. Từ khi chủ trương nấu ăn tập trung cho học sinh bán trú được triển khai, không những giảm hẳn tình trạng học sinh tự bỏ học giữa chừng, mà chất lượng học tập cũng dần được nâng cao.