Bài 4 (Bài cuối): Vượt qua lực cản
Huyện Sốp Cộp được thành lập trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sông Mã (tách 146.841 ha diện tích tự nhiên và 31.467 nhân khẩu của huyện Sông Mã). Hiện tại, đây là nơi sinh sống của khoảng 45.000 người thuộc các dân tộc: Thái, Mông, Kinh, Xinh Mun, Khơ Mú, Kháng… Ngoại trừ xã Sốp Cộp (trung tâm huyện), 7 xã còn lại của huyện đều thuộc diện xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II của Chính phủ.
Sốp Cộp có đường biên giới với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào dài 120 km, tạo nên vị trí an ninh – quốc phòng đặc thù.
Chuyện kể của Phó Bí thư Vàng A Tộng
Sam Kha là 1 trong 7 xã đặc biệt khó khăn của huyện Sốp Cộp. Xã có diện tích 130 km2 với 3.500 nhân khẩu, trong đó 92% dân số là đồng bào Mông. Hộ nghèo của xã chiếm hơn 80% với thu nhập bình quân 3 triệu đồng/năm, sản phẩm chủ yếu là lúa, ngô, sắn.
Ông Vàng A Tộng (dân tộc Mông, nhánh Mông Trắng), Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Sam Kha, thật thà tâm sự: Tròn 20 tuổi, đèo bòng vợ con rồi ông Tộng mới bắt đầu đi học cái chữ, cao lớn lộc ngộc và trông già hơn cả thầy giáo. Thời ấy, thanh niên Mông đến trường hiếm như sao mọc ban ngày. Đó cũng là nhờ sự giác ngộ của người cha, ông Vàng Bả Dơ, cán bộ UBND xã, sau này là Trưởng bản Huẩy Mi. Ông Tộng có 4 người con, trong đó người con cả sinh năm 1992 đã tốt nghiệp đại học, hiện là Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã.
Am hiểu phong tục, tập quán, mặt mạnh cũng như mặt hạn chế của dân tộc mình trong cuộc sống hiện tại, hơn ai hết ông Vàng A Tộng hiểu vì sao việc phát triển Đảng trong cộng đồng người Mông gặp nhiều lực cản.
Với gần 1,1 triệu người ở Việt Nam, đồng bào Mông sống tập trung chủ yếu ở miền núi phía Bắc, nhiều nhất là các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, ở độ cao từ 800m đến 1.700m.
Đồng bào Mông rất chăm chỉ, có sức chịu đựng gian khổ đáng kinh ngạc do môi trường cư trú khắc nghiệt: Thời tiết lạnh lẽo, thiếu đất, thiếu nước, xa trục giao thông. Bà con thạo trồng trọt, chăn nuôi, khai thác nguồn lợi tự nhiên, làm nghề phụ (trồng lanh, dệt vải, làm giấy, rèn, đúc, chạm bạc, mộc) và trao đổi hàng hóa. Cộng đồng người Mông gắn kết chặt chẽ với quan hệ gia đình, dòng họ và làng bản, thích ứng với điều kiện cư trú phân tán trên núi cao.
Gia đình người Mông truyền thống là gia đình phụ hệ, gồm nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà, làm chung, ăn chung, chi tiêu chung. Đặc điểm tiêu biểu của gia đình người Mông là tính chất phụ quyền, tư tưởng trọng nam khinh nữ thể hiện rõ trong đời sống hằng ngày, qua các nguyên tắc ứng xử, sự bố trí mặt bằng sinh hoạt trong gia đình…
Một đặc điểm nữa là gia đình của người Mông rất đông con. Trước đây, quy mô trung bình của mỗi gia đình từ 8 đến 10 người. Một cặp vợ chồng người Mông khoảng 30 - 35 tuổi đã có 6 hay 7 con. Tuổi kết hôn quá sớm, có tới gần 70% phụ nữ Mông kết hôn khi chưa đến tuổi trưởng thành. Cái lý “cha mẹ lấy vợ cho con trai, con trai phải có nghĩa vụ giết trâu làm ma cho cha mẹ” vẫn ngự trị, dẫn đến những tập quán cổ hủ, nặng nề, gây tốn kém cho người dân.
Sở dĩ gia đình người Mông đông con và có tình trạng kết hôn sớm vì cho đến nay gia đình vẫn là đơn vị kinh tế cơ bản. Mọi hoạt động sản xuất của gia đình hầu như vẫn dựa chủ yếu vào sức lao động của con người. Chính nhu cầu muốn có nhiều nhân lực tham gia lao động sản xuất đã góp phần hạ thấp tuổi kết hôn và tăng tỷ lệ sinh đẻ trong các gia đình người Mông. Hơn nữa, với phương thức sản xuất nương rẫy, đi rừng và cư trú ở vùng khí hậu, môi trường khắc nghiệt, tình trạng “hữu sinh vô dưỡng” thường xuyên xảy ra, nên việc đẻ nhiều cũng là một cách để đảm bảo duy trì nòi giống. Mặt khác, truyền thống văn hóa của người Mông cũng có những chi phối bởi quan niệm về số con trong gia đình.
Thêm vào đó, vì theo chế độ phụ hệ, ngoài mong muốn đông con nhiều cháu, người Mông quan niệm trong nhà nhất thiết phải có con trai. Con trai là trụ cột của gia đình, vì vậy khi sinh con trai, nhau thai sẽ được chôn dưới cột chính của ngôi nhà.
Đặc điểm cư trú của người Mông là theo cùng dòng họ, không cư trú đan xen với người khác tộc. Bản của người Mông thường nằm biệt lập, ít xen kẽ với các tộc người khác. Các dòng họ trong một bản của người Mông hợp thành một cộng đồng xã hội tự quản, vận hành theo nguyên tắc luật tục, với các phong tục, tập quán như sợi dây vô hình nhưng bền chặt cố kết các thành viên trong bản.
Với đồng bào Mông, thiết chế bản và các mối quan hệ trong đó bộc lộ những hạn chế trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, đổi mới bộ mặt nông thôn hiện nay. Tính chất khép kín (biệt lập), các mối quan hệ ràng buộc còn phổ biến, tập quán pháp vẫn là cơ sở vận hành xã hội... đã và đang tạo thành lực cản trong việc triển khai một số chủ trương, chính sách mới trong cuộc sống hiện đại.
Vượt qua lực cản
Đảng ủy tỉnh Sơn La cũng như Huyện ủy Sốp Cộp nhận thức rất rõ về những lực cản đối với việc phát triển Đảng trong các dân tộc thiểu số, đặc biệt là cộng đồng Mông ở vùng biên giới.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, nữ Bí thư Huyện ủy Bùi Thanh Thủy cho biết: Đời sống tinh thần, vật chất của bà con người Mông ở Sốp Cộp đã có sự tiến bộ rõ rệt so với trước đây. Tuy nhiên, nguồn phát triển Đảng ở các chi bộ bản Mông không dồi dào, do ảnh hưởng của quan niệm truyền thống, hủ tục lạc hậu.
Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Sam Kha Vàng A Tộng giải thích: Cho đến những năm gần đây, con trai ở các bản Mông nếu không đi học xa thì vẫn ít ai đợi đến 20 tuổi theo luật định để lấy vợ. Con gái thường 15 – 16 tuổi là đi lấy chồng. Nhà chưa có con trai thì cố đẻ thêm vì “đẻ con gái như gáo nước đổ đi”. Chưa kể, thanh niên có trình độ văn hóa thì thoát ly, rời bản...
Thực tế là nhiều thanh niên dân tộc Mông vẫn vướng vào tảo hôn, vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình, sinh nhiều con...
Theo cách tiếp cận lâu dài thì việc tạo nguồn phát triển Đảng trong các bản người Mông phải gắn liền với việc phát triển kinh tế, giáo dục, nâng cao trình độ nhận thức cho người dân. Việc xây dựng bản văn hóa là một trong những cách thức để thúc đẩy quá trình mở cửa và hòa nhập của đồng bào Mông. Cần có sự kết hợp hài hòa, vừa kế thừa được những điều hay của tập quán, quy ước dòng họ, vừa đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật, nhằm hạn chế những mặt tiêu cực trong tập tục...
Việc biên soạn, điều chỉnh các tiêu chí gia đình văn hóa, bản văn hóa, ngoài đội ngũ am hiểu luật pháp, am tường về phong tục tập quán, cần huy động sự hỗ trợ của các già bản, người có uy tín trong bản, trong dòng họ. Người dân phải được thảo luận, đưa ý kiến nói “không” hay “đồng ý” với các tiêu chí, quy ước để họ có ý thức thực hiện, thấy được lợi ích đối với cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Vai trò của các Trưởng bản, Trưởng họ, già bản... cần được hết sức coi trọng vì tiếng nói của họ tác động rất mạnh đến người dân. Điều cần thiết là phải tạo nên sự hài hòa giữa các thiết chế xã hội truyền thống với luật pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chủ trương, nghị quyết của tổ chức Đảng, chính quyền địa phương, cơ sở, sử dụng cách thức quản lý dòng họ, làng bản để dễ dàng tập hợp và vận động quần chúng, triển khai các hoạt động chung, giải quyết các mâu thuẫn, xây dựng quan hệ xã hội ổn định, hài hòa.
Phương thức tuyên truyền tốt nhất là tuyên truyền trực tiếp, thông qua chính các Trưởng bản, Trưởng họ, già bản; thông qua các thanh, thiếu niên người Mông được đi học. Một điều hết sức quan trọng là nâng cao dần dân trí để đồng bào Mông xây dựng được lối sống tuân theo luật pháp, chứ không chỉ nghiêng về tập quán pháp và các quy ước do bản và dòng họ xây dựng.
Việc giúp bà con người Mông chuyển sang cơ cấu kinh tế trang trại, dịch vụ, với những phương thức kỹ thuật mới như phát triển vùng trồng cây nông sản, trồng thảo quả, chè, cây ăn quả, cây dược liệu; hình thành mô hình trang trại du lịch, các điểm du lịch cộng đồng, phát triển các dịch vụ du lịch; khôi phục và phát triển các nghề thủ công truyền thống, hướng tới sản xuất hàng xuất khẩu, hàng lưu niệm phục vụ du lịch. Đây là giải pháp quan trọng, gốc rễ, giúp giải quyết được các vấn đề gia đình như kết hôn sớm, sinh đẻ nhiều, thất học…
Tỉnh ủy Sơn La từng tổ chức "Hội nghị Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, Già làng, Trưởng dòng họ và Người có uy tín dân tộc Mông"; thông qua và ký cam kết thực hiện nội dung “5 có, 5 không” trong đồng bào dân tộc Mông.
“5 có” là: có đổi mới tập quán sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật, thâm canh tăng vụ, làm ra nhiều hàng hóa để dùng và bán; có tinh thần đoàn kết giữa các dòng họ, các dân tộc và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có nếp sống văn hóa mới trong việc cưới, việc tang ma, lễ hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc Mông; có ý thức xây dựng bản mới phát triển toàn diện, ấm no, hạnh phúc, đảm bảo an ninh- trật tự; có nhiều người hiếu học, biết chữ, chăm làm, công tác tốt.
Còn “5 không” là: không du canh du cư, phá rừng làm nương, vượt biên trái phép và làm việc xấu; không truyền đạo trái phép và trái với phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc; không để người chết nhiều ngày, không để ngoài áo quan và mổ nhiều trâu, bò; không tái trồng cây thuốc phiện, buôn bán, vận chuyển, sử dụng các chất ma túy; không tảo hôn, thách cưới khi lấy vợ, gả chồng, sinh nhiều con.
Việc thực hiện cam kết “5 có, 5 không” đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong đời sống của cộng đồng người Mông ở Sơn La nói chung và huyện Sốp Cộp nói riêng. Công tác phát triển Đảng trong dân tộc Mông cũng vì thế đã đạt những thành công bước đầu.
Bí thư Huyện ủy Bùi Thanh Thủy cho biết: Đảng bộ huyện Sốp Cộp hiện có 3.050 đảng viên sinh hoạt tại 133 chi bộ trực thuộc 15 đảng bộ cơ sở và 8 chi bộ trực thuộc Huyện ủy. Trong nhiệm kỳ 2015 – 2020 của Đảng bộ huyện Sốp Cộp trên địa bàn huyện không có bản “trắng” chi bộ. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 2 chi bộ bản không có đảng viên người sở tại, mà các đảng viên đều là giáo viên, cán bộ biên phòng.
Xã Sam Kha của huyện Sốp Cộp có 9 bản (2 bản vừa sáp nhập với nhau), trong đó chỉ có 1 bản của người Thái, còn lại là địa bàn sinh sống của người Mông. Đảng bộ xã Sam Kha có 12 chi bộ (9 chi bộ bản, 2 chi bộ trường học, 1 chi bộ trạm y tế) với 183 đảng viên (80% đảng viên thuộc dân tộc Mông).
Bản Púng Báng (xã Sam Kha) có 43 hộ với 286 nhân khẩu là đồng bào Mông. Chi bộ bản được thành lập năm 2006 với 8 đảng viên, hiện đã có 20 đảng viên và được đánh giá là cơ sở Đảng vững mạnh. Bí thư Chi bộ Thào A Chu còn là tấm gương làm kinh tế giỏi của đồng bào Mông ở xã Sam Kha./. (HẾT)
Cán bộ Công an huyện Sốp Cộp và Bộ đội Biên phòng Mường Lạn tuyên truyền cho người dân hiểu về các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Ảnh: Nguyễn Cường - TTXVN |
Huyện Sốp Cộp được thành lập trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sông Mã (tách 146.841 ha diện tích tự nhiên và 31.467 nhân khẩu của huyện Sông Mã). Hiện tại, đây là nơi sinh sống của khoảng 45.000 người thuộc các dân tộc: Thái, Mông, Kinh, Xinh Mun, Khơ Mú, Kháng… Ngoại trừ xã Sốp Cộp (trung tâm huyện), 7 xã còn lại của huyện đều thuộc diện xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II của Chính phủ.
Sốp Cộp có đường biên giới với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào dài 120 km, tạo nên vị trí an ninh – quốc phòng đặc thù.
Chuyện kể của Phó Bí thư Vàng A Tộng
Sam Kha là 1 trong 7 xã đặc biệt khó khăn của huyện Sốp Cộp. Xã có diện tích 130 km2 với 3.500 nhân khẩu, trong đó 92% dân số là đồng bào Mông. Hộ nghèo của xã chiếm hơn 80% với thu nhập bình quân 3 triệu đồng/năm, sản phẩm chủ yếu là lúa, ngô, sắn.
Ông Vàng A Tộng (dân tộc Mông, nhánh Mông Trắng), Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Sam Kha, thật thà tâm sự: Tròn 20 tuổi, đèo bòng vợ con rồi ông Tộng mới bắt đầu đi học cái chữ, cao lớn lộc ngộc và trông già hơn cả thầy giáo. Thời ấy, thanh niên Mông đến trường hiếm như sao mọc ban ngày. Đó cũng là nhờ sự giác ngộ của người cha, ông Vàng Bả Dơ, cán bộ UBND xã, sau này là Trưởng bản Huẩy Mi. Ông Tộng có 4 người con, trong đó người con cả sinh năm 1992 đã tốt nghiệp đại học, hiện là Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã.
Am hiểu phong tục, tập quán, mặt mạnh cũng như mặt hạn chế của dân tộc mình trong cuộc sống hiện tại, hơn ai hết ông Vàng A Tộng hiểu vì sao việc phát triển Đảng trong cộng đồng người Mông gặp nhiều lực cản.
Với gần 1,1 triệu người ở Việt Nam, đồng bào Mông sống tập trung chủ yếu ở miền núi phía Bắc, nhiều nhất là các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, ở độ cao từ 800m đến 1.700m.
Đồng bào Mông rất chăm chỉ, có sức chịu đựng gian khổ đáng kinh ngạc do môi trường cư trú khắc nghiệt: Thời tiết lạnh lẽo, thiếu đất, thiếu nước, xa trục giao thông. Bà con thạo trồng trọt, chăn nuôi, khai thác nguồn lợi tự nhiên, làm nghề phụ (trồng lanh, dệt vải, làm giấy, rèn, đúc, chạm bạc, mộc) và trao đổi hàng hóa. Cộng đồng người Mông gắn kết chặt chẽ với quan hệ gia đình, dòng họ và làng bản, thích ứng với điều kiện cư trú phân tán trên núi cao.
Gia đình người Mông truyền thống là gia đình phụ hệ, gồm nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà, làm chung, ăn chung, chi tiêu chung. Đặc điểm tiêu biểu của gia đình người Mông là tính chất phụ quyền, tư tưởng trọng nam khinh nữ thể hiện rõ trong đời sống hằng ngày, qua các nguyên tắc ứng xử, sự bố trí mặt bằng sinh hoạt trong gia đình…
Một đặc điểm nữa là gia đình của người Mông rất đông con. Trước đây, quy mô trung bình của mỗi gia đình từ 8 đến 10 người. Một cặp vợ chồng người Mông khoảng 30 - 35 tuổi đã có 6 hay 7 con. Tuổi kết hôn quá sớm, có tới gần 70% phụ nữ Mông kết hôn khi chưa đến tuổi trưởng thành. Cái lý “cha mẹ lấy vợ cho con trai, con trai phải có nghĩa vụ giết trâu làm ma cho cha mẹ” vẫn ngự trị, dẫn đến những tập quán cổ hủ, nặng nề, gây tốn kém cho người dân.
Sở dĩ gia đình người Mông đông con và có tình trạng kết hôn sớm vì cho đến nay gia đình vẫn là đơn vị kinh tế cơ bản. Mọi hoạt động sản xuất của gia đình hầu như vẫn dựa chủ yếu vào sức lao động của con người. Chính nhu cầu muốn có nhiều nhân lực tham gia lao động sản xuất đã góp phần hạ thấp tuổi kết hôn và tăng tỷ lệ sinh đẻ trong các gia đình người Mông. Hơn nữa, với phương thức sản xuất nương rẫy, đi rừng và cư trú ở vùng khí hậu, môi trường khắc nghiệt, tình trạng “hữu sinh vô dưỡng” thường xuyên xảy ra, nên việc đẻ nhiều cũng là một cách để đảm bảo duy trì nòi giống. Mặt khác, truyền thống văn hóa của người Mông cũng có những chi phối bởi quan niệm về số con trong gia đình.
Thêm vào đó, vì theo chế độ phụ hệ, ngoài mong muốn đông con nhiều cháu, người Mông quan niệm trong nhà nhất thiết phải có con trai. Con trai là trụ cột của gia đình, vì vậy khi sinh con trai, nhau thai sẽ được chôn dưới cột chính của ngôi nhà.
Đặc điểm cư trú của người Mông là theo cùng dòng họ, không cư trú đan xen với người khác tộc. Bản của người Mông thường nằm biệt lập, ít xen kẽ với các tộc người khác. Các dòng họ trong một bản của người Mông hợp thành một cộng đồng xã hội tự quản, vận hành theo nguyên tắc luật tục, với các phong tục, tập quán như sợi dây vô hình nhưng bền chặt cố kết các thành viên trong bản.
Với đồng bào Mông, thiết chế bản và các mối quan hệ trong đó bộc lộ những hạn chế trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, đổi mới bộ mặt nông thôn hiện nay. Tính chất khép kín (biệt lập), các mối quan hệ ràng buộc còn phổ biến, tập quán pháp vẫn là cơ sở vận hành xã hội... đã và đang tạo thành lực cản trong việc triển khai một số chủ trương, chính sách mới trong cuộc sống hiện đại.
Vượt qua lực cản
Đảng ủy tỉnh Sơn La cũng như Huyện ủy Sốp Cộp nhận thức rất rõ về những lực cản đối với việc phát triển Đảng trong các dân tộc thiểu số, đặc biệt là cộng đồng Mông ở vùng biên giới.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, nữ Bí thư Huyện ủy Bùi Thanh Thủy cho biết: Đời sống tinh thần, vật chất của bà con người Mông ở Sốp Cộp đã có sự tiến bộ rõ rệt so với trước đây. Tuy nhiên, nguồn phát triển Đảng ở các chi bộ bản Mông không dồi dào, do ảnh hưởng của quan niệm truyền thống, hủ tục lạc hậu.
Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Sam Kha Vàng A Tộng giải thích: Cho đến những năm gần đây, con trai ở các bản Mông nếu không đi học xa thì vẫn ít ai đợi đến 20 tuổi theo luật định để lấy vợ. Con gái thường 15 – 16 tuổi là đi lấy chồng. Nhà chưa có con trai thì cố đẻ thêm vì “đẻ con gái như gáo nước đổ đi”. Chưa kể, thanh niên có trình độ văn hóa thì thoát ly, rời bản...
Thực tế là nhiều thanh niên dân tộc Mông vẫn vướng vào tảo hôn, vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình, sinh nhiều con...
Theo cách tiếp cận lâu dài thì việc tạo nguồn phát triển Đảng trong các bản người Mông phải gắn liền với việc phát triển kinh tế, giáo dục, nâng cao trình độ nhận thức cho người dân. Việc xây dựng bản văn hóa là một trong những cách thức để thúc đẩy quá trình mở cửa và hòa nhập của đồng bào Mông. Cần có sự kết hợp hài hòa, vừa kế thừa được những điều hay của tập quán, quy ước dòng họ, vừa đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật, nhằm hạn chế những mặt tiêu cực trong tập tục...
Việc biên soạn, điều chỉnh các tiêu chí gia đình văn hóa, bản văn hóa, ngoài đội ngũ am hiểu luật pháp, am tường về phong tục tập quán, cần huy động sự hỗ trợ của các già bản, người có uy tín trong bản, trong dòng họ. Người dân phải được thảo luận, đưa ý kiến nói “không” hay “đồng ý” với các tiêu chí, quy ước để họ có ý thức thực hiện, thấy được lợi ích đối với cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Vai trò của các Trưởng bản, Trưởng họ, già bản... cần được hết sức coi trọng vì tiếng nói của họ tác động rất mạnh đến người dân. Điều cần thiết là phải tạo nên sự hài hòa giữa các thiết chế xã hội truyền thống với luật pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chủ trương, nghị quyết của tổ chức Đảng, chính quyền địa phương, cơ sở, sử dụng cách thức quản lý dòng họ, làng bản để dễ dàng tập hợp và vận động quần chúng, triển khai các hoạt động chung, giải quyết các mâu thuẫn, xây dựng quan hệ xã hội ổn định, hài hòa.
Phương thức tuyên truyền tốt nhất là tuyên truyền trực tiếp, thông qua chính các Trưởng bản, Trưởng họ, già bản; thông qua các thanh, thiếu niên người Mông được đi học. Một điều hết sức quan trọng là nâng cao dần dân trí để đồng bào Mông xây dựng được lối sống tuân theo luật pháp, chứ không chỉ nghiêng về tập quán pháp và các quy ước do bản và dòng họ xây dựng.
Việc giúp bà con người Mông chuyển sang cơ cấu kinh tế trang trại, dịch vụ, với những phương thức kỹ thuật mới như phát triển vùng trồng cây nông sản, trồng thảo quả, chè, cây ăn quả, cây dược liệu; hình thành mô hình trang trại du lịch, các điểm du lịch cộng đồng, phát triển các dịch vụ du lịch; khôi phục và phát triển các nghề thủ công truyền thống, hướng tới sản xuất hàng xuất khẩu, hàng lưu niệm phục vụ du lịch. Đây là giải pháp quan trọng, gốc rễ, giúp giải quyết được các vấn đề gia đình như kết hôn sớm, sinh đẻ nhiều, thất học…
Tỉnh ủy Sơn La từng tổ chức "Hội nghị Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, Già làng, Trưởng dòng họ và Người có uy tín dân tộc Mông"; thông qua và ký cam kết thực hiện nội dung “5 có, 5 không” trong đồng bào dân tộc Mông.
“5 có” là: có đổi mới tập quán sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật, thâm canh tăng vụ, làm ra nhiều hàng hóa để dùng và bán; có tinh thần đoàn kết giữa các dòng họ, các dân tộc và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có nếp sống văn hóa mới trong việc cưới, việc tang ma, lễ hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc Mông; có ý thức xây dựng bản mới phát triển toàn diện, ấm no, hạnh phúc, đảm bảo an ninh- trật tự; có nhiều người hiếu học, biết chữ, chăm làm, công tác tốt.
Còn “5 không” là: không du canh du cư, phá rừng làm nương, vượt biên trái phép và làm việc xấu; không truyền đạo trái phép và trái với phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc; không để người chết nhiều ngày, không để ngoài áo quan và mổ nhiều trâu, bò; không tái trồng cây thuốc phiện, buôn bán, vận chuyển, sử dụng các chất ma túy; không tảo hôn, thách cưới khi lấy vợ, gả chồng, sinh nhiều con.
Việc thực hiện cam kết “5 có, 5 không” đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong đời sống của cộng đồng người Mông ở Sơn La nói chung và huyện Sốp Cộp nói riêng. Công tác phát triển Đảng trong dân tộc Mông cũng vì thế đã đạt những thành công bước đầu.
Bí thư Huyện ủy Bùi Thanh Thủy cho biết: Đảng bộ huyện Sốp Cộp hiện có 3.050 đảng viên sinh hoạt tại 133 chi bộ trực thuộc 15 đảng bộ cơ sở và 8 chi bộ trực thuộc Huyện ủy. Trong nhiệm kỳ 2015 – 2020 của Đảng bộ huyện Sốp Cộp trên địa bàn huyện không có bản “trắng” chi bộ. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 2 chi bộ bản không có đảng viên người sở tại, mà các đảng viên đều là giáo viên, cán bộ biên phòng.
Xã Sam Kha của huyện Sốp Cộp có 9 bản (2 bản vừa sáp nhập với nhau), trong đó chỉ có 1 bản của người Thái, còn lại là địa bàn sinh sống của người Mông. Đảng bộ xã Sam Kha có 12 chi bộ (9 chi bộ bản, 2 chi bộ trường học, 1 chi bộ trạm y tế) với 183 đảng viên (80% đảng viên thuộc dân tộc Mông).
Bản Púng Báng (xã Sam Kha) có 43 hộ với 286 nhân khẩu là đồng bào Mông. Chi bộ bản được thành lập năm 2006 với 8 đảng viên, hiện đã có 20 đảng viên và được đánh giá là cơ sở Đảng vững mạnh. Bí thư Chi bộ Thào A Chu còn là tấm gương làm kinh tế giỏi của đồng bào Mông ở xã Sam Kha./. (HẾT)
Trần Quang Vinh
TTXVN