Năm nay 67 tuổi, ông Lò Văn Thoong là thế hệ thứ 5 của người có công tạo dựng nên bản Mường Và hiện nay. Gia đình ông vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật cha ông truyền lại, như cồng, chiêng, tượng Phật, kiếm và áo của người có công lập nên bản mường.
Trong mỗi dịp lễ tết, nhất là dịp xên bản xên mường, các hiện vật luôn được mang ra hành lễ và được mọi người dân trong bản tôn kính.
Ông cũng là người am hiểu nhiều nét văn hóa phi vật thể của người Lào như: Múa Quan Tang, múa Lăm Vông, hát Đối, múa Xòe.v.v. Điệu múa Quan Tang thường được thể hiện để chào mừng vào các dịp lễ hội xên mường, tết Khẩu Hó và tết Nguyên đán. Tranh thủ những lúc nông nhàn, ông thường chỉ bảo, dạy lại cho con cháu, chị em trong bản.
Chị Lò Thị Tuyết bảo: "Ngày lễ, ngày hội thì các chị em với người già phải xuống nhà ông múa. Múa ở nhà ông Chẩu sửa thì ông dạy cho con cháu múa theo, làm theo".
Một trong những nét văn hóa đặc trưng nhất của người Lào ở Mường Và là lễ hội xên mường. Lễ hội này thường được tổ chức vào giữa tháng 2 âm lịch hàng năm, tái hiện các nghi lễ tín ngưỡng, văn hóa của dân tộc Lào.
Trong chiến tranh, lễ hội xên mường không tổ chức được hàng năm. Phải đến năm 1998, sau khi ông Lò Văn Thoong nghỉ công tác, trở về bản sinh sống, ông mới bàn với các cụ cao niên trong bản khôi phục lại lễ hội để tưởng nhớ những người đã xây dựng nên bản mường. Từ đó đến nay, lễ hội được tổ chức hằng năm. Các hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian cũng được khôi phục.
Ông Lò Văn Thoong cho biết: "Đặc sắc nhất của dân tộc Lào ở bản Mường Và là lễ hội xên mường. Dân tộc Lào ở đâu cũng có, nhưng ở bản Mường Và này tổ chức riêng. Bởi vì, thứ nhất, ở bản Mường Và này có cái tháp; thứ hai, là có chùa, tượng Phật".
Quá trình hình thành và phát triển bản Mường Và gắn liền với lịch sử của tháp Mường Và. Tháp đã được trùng tu 2 lần, vẫn giữ được kiến trúc cũ với những họa tiết mang đậm nét kiến trúc của người Lào. Hiện nay, với vai trò là Chẩu sửa - tức người chủ trì lễ hội của dòng họ, ông Lò Văn Thoong và người dân ở đây luôn coi trọng việc bảo tồn, gìn giữ tháp, tượng Phật.
Ông Lò Văn Bóng cho biết: "Bởi vì ông là Chẩu sửa, nghĩa là thầy cúng, cho nên là ông không thể nói thế nào cũng được, làm thế nào cũng được. Ông phải giữ cái tháp này đúng tâm linh, tục lệ. Ông làm như vậy là để giữ cho bản mường sống được ổn định, yên vui".
Trong mỗi dịp lễ tết, nhất là dịp xên bản xên mường, các hiện vật luôn được mang ra hành lễ và được mọi người dân trong bản tôn kính.
Ông cũng là người am hiểu nhiều nét văn hóa phi vật thể của người Lào như: Múa Quan Tang, múa Lăm Vông, hát Đối, múa Xòe.v.v. Điệu múa Quan Tang thường được thể hiện để chào mừng vào các dịp lễ hội xên mường, tết Khẩu Hó và tết Nguyên đán. Tranh thủ những lúc nông nhàn, ông thường chỉ bảo, dạy lại cho con cháu, chị em trong bản.
Chị Lò Thị Tuyết bảo: "Ngày lễ, ngày hội thì các chị em với người già phải xuống nhà ông múa. Múa ở nhà ông Chẩu sửa thì ông dạy cho con cháu múa theo, làm theo".
Ông Chẩu sửa Lò Văn Thoong và dân bản dâng cúng lễ vật tại tháp Mường Và. Ảnh:sopcop.sonla.gov.vn |
Một trong những nét văn hóa đặc trưng nhất của người Lào ở Mường Và là lễ hội xên mường. Lễ hội này thường được tổ chức vào giữa tháng 2 âm lịch hàng năm, tái hiện các nghi lễ tín ngưỡng, văn hóa của dân tộc Lào.
Trong chiến tranh, lễ hội xên mường không tổ chức được hàng năm. Phải đến năm 1998, sau khi ông Lò Văn Thoong nghỉ công tác, trở về bản sinh sống, ông mới bàn với các cụ cao niên trong bản khôi phục lại lễ hội để tưởng nhớ những người đã xây dựng nên bản mường. Từ đó đến nay, lễ hội được tổ chức hằng năm. Các hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian cũng được khôi phục.
Ông Lò Văn Thoong cho biết: "Đặc sắc nhất của dân tộc Lào ở bản Mường Và là lễ hội xên mường. Dân tộc Lào ở đâu cũng có, nhưng ở bản Mường Và này tổ chức riêng. Bởi vì, thứ nhất, ở bản Mường Và này có cái tháp; thứ hai, là có chùa, tượng Phật".
Quá trình hình thành và phát triển bản Mường Và gắn liền với lịch sử của tháp Mường Và. Tháp đã được trùng tu 2 lần, vẫn giữ được kiến trúc cũ với những họa tiết mang đậm nét kiến trúc của người Lào. Hiện nay, với vai trò là Chẩu sửa - tức người chủ trì lễ hội của dòng họ, ông Lò Văn Thoong và người dân ở đây luôn coi trọng việc bảo tồn, gìn giữ tháp, tượng Phật.
Ông Lò Văn Bóng cho biết: "Bởi vì ông là Chẩu sửa, nghĩa là thầy cúng, cho nên là ông không thể nói thế nào cũng được, làm thế nào cũng được. Ông phải giữ cái tháp này đúng tâm linh, tục lệ. Ông làm như vậy là để giữ cho bản mường sống được ổn định, yên vui".
Theo vov4.vov.vn