Hòa Bình vài nét tổng quan

Tỉnh Hòa Bình có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố (Hòa Bình) và 10 huyện (Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thuỷ, Lương Sơn, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thuỷ).
 
1. Vị trí địa lý

Tỉnh Hòa Bình phía bắc giáp tỉnh Phú Thọ; phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình; phía đông giáp thủ đô Hà Nội, Hà Nam; phía tây giáp tỉnh Sơn La, Thanh Hóa.

Trên bản đồ Việt Nam, tỉnh Hoà Bình nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc, có diện tích tự nhiên 4.662,53 km2. Xét về vị trí địa lý, Hoà Bình là vùng đệm trung gian giữa một bên là vùng đồng bằng Bắc Bộ và một bên là núi cao, rừng rậm của miền Tây Bắc, được thông giao qua quốc lộ 6 (đường bộ) và sông Đà (đường thủy) ở phía bắc. Hoà Bình giáp ranh  thủ đô Hà Nội và có vị trí quan trọng trong chiến lược phòng thủ của khu vực và cả nước.

2. Đặc điểm địa hình

Điểm nổi bật của địa hình Hoà Bình là núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng tây bắc - đông nam, chia thành 2 vùng:

Vùng núi cao Tây Bắc: bao gồm các huyện Mai Châu, Đà Bắc, kéo dài xuống huyện Tân Lạc, Lạc Sơn. Núi cao trung bình không quá 1.000 m, ngọn núi cao nhất là Pu Canh (cao 1.373 m). Độ cao trung bình của núi giảm dần xuống phía đông nam như: núi ở xã Bắc Sơn (huyện Tân Lạc) cao 1.136 m, núi ở xã Phú Lương (huyện Lạc Sơn) cao 934 m, núi ở xã Tự Do (huyện Lạc Sơn) cao 820 m,... Núi ở vùng này có cấu tạo bởi đá xâm nhập, chủ yếu là đá granít và gaborô.

Vùng núi thấp và đồi phía Đông Nam: bao gồm các huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ. Địa hình vùng này có sự xen kẽ giữa địa hình cáttơ và địa hình xâm thực, do đó có nhiều hang động, đất thường bị mất nước. Núi cao trung bình 200 - 500 m, bị chia thành nhiều khối rời rạc.

Về thổ nhưỡng: Do đặc điểm địa hình và khí hậu nên đất đai Hoà Bình chia thành hai vùng rõ rệt: Vùng núi cao trung bình, gồm đất feralít vàng đỏ có hàm lượng mùn 6 - 7%; do độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, vùng này rất thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp. Vùng đồi và núi thấp, gồm đất feralít vàng đỏ và vùng cỏ thứ sinh, trong đó đất bạc màu chiếm 45 - 80%. Vùng ven sông Đà và các suối khác do hàng năm được bồi một lớp phù sa khá dày nên rất thuận lợi cho việc trồng lúa, trồng màu.

Hệ thống sông, suối: Do địa hình bị chia cắt mạnh nên sông suối ở Hòa Bình thường dốc và ngắn. Mùa hè mưa nhiều, mực nước sông suối lên cao, chảy xiết gây ra lụt lội, ảnh hưởng đến nông nghiệp và giao thông trong vùng. Mùa đông thiếu nước, lượng nước ở các sông suối giảm mạnh, có nhiều suối nhỏ bị khô cạn. Hiện nay, Hoà Bình có 4 hệ thống sông chính:

Sông Đà: bắt nguồn từ vùng núi cao Vân Nam - Trung Quốc, chảy qua vùng Tây Bắc, đoạn này lòng sông hẹp, lắm thác ghềnh; đến địa phận tỉnh Hoà Bình lòng sông rộng, thác giảm nhiều, đáng kể nhất là Thác Bờ. Sông Đà chảy trên đất Hoà Bình với chiều dài 103 km, đến thị xã Hoà Bình, sông Đà chảy ngược lên hướng Bắc.

Hồ sông Đà (hồ Hoà Bình): có dung tích 9,5 tỉ m3 nước, phục vụ nhiều mục tiêu kinh tế và quốc phòng. Trong đó, nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ phát điện của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình - nguồn cung cấp điện năng quan trọng cho cả nước; ngoài ra có nhiệm vụ cắt lũ về mùa mưa, điều tiết nước chống hạn về mùa khô cho đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Sông Bôi: bắt nguồn từ xã Thượng Tiến thuộc huyện Kim Bôi. Sông dài khoảng 60 km, chảy qua nhiều dãy núi đá vôi phía nam của tỉnh Hoà Bình rồi đổ vào sông Hoàng Long của tỉnh Ninh Bình.

Sông Bưởi: bắt nguồn từ huyện Tân Lạc, Lạc Sơn do các suối Lồ, suối Cái, suối Nhân Nghĩa, suối Yên Phú và nhiều con suối nhỏ khác hội lưu ở thị trấn Vụ Bản (huyện Lạc Sơn) rồi chảy sang tỉnh Ninh Bình. Sông dài khoảng 38 km. Lòng sông hẹp, nên vào mùa mưa thường gây ra lụt lội ở hai bên bờ.

Sông Mã: đoạn chảy qua địa giới tỉnh Hoà Bình là từ xã Hang Kia đến xã Vạn Mai của huyện Mai Châu. Hầu hết các suối phía nam huyện Mai Châu đều đổ ra sông Mã.

3. Khí hậu:

Hoà Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng: nóng, ẩm, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình trong năm 230C; lượng mưa trung bình 1.800 mm/năm; độ ẩm tương đối 85%; lượng bốc hơi trung bình năm 704 mm. Khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt:

Mùa hè: bắt đầu từ tháng 4, kết thúc vào tháng 9. Nhiệt độ trung bình trên 250C, có ngày lên tới 430C. Lượng mưa trung bình trong tháng trên 100 mm, thời điểm cao nhất là 680 mm (năm 1985). Mưa thường tập trung vào tháng 7, 8. Lượng mưa toàn mùa chiếm 85 - 90% lượng mưa cả năm.

Mùa đông: bắt đầu từ tháng 10 năm trước, kết thúc vào tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong tháng dao động trong khoảng 16 - 200C. Ngày có nhiệt độ xuống thấp là 30C. Lượng mưa trong tháng 10 - 20mm.
 
Do đặc điểm địa hình, Hoà Bình còn có các kiểu khí hậu Tây Bắc với mùa đông khô và lạnh, mùa hè nóng ẩm (ở vùng núi cao phía Tây Bắc); kiểu khí hậu đồng bằng Bắc Bộ thời tiết ôn hoà hơn (ở vùng đồi núi thấp).

4. Tài nguyên thiên nhiên
 
Hòa Bình là mảnh đất có nguồn tài nguyên phong phú như: tài nguyên rừng, tài nguyên du lịch, khoáng sản, nước khoáng và hệ động vật
 
Tài nguyên rừng: Hòa Bình có trên 200 nghìn ha rừng với hệ thực vật phong phú, trong đó có nhiều loại gỗ có giá trị lớn như: lim, táu, sến, chò chỉ, nghiến, lát hoa,... Trong rừng còn có nhiều loại cây cho củ, quả, nuôi sống con người và làm thuốc chữa bệnh. Hiện nay, rừng Hòa Bình có 400 loài cây thuốc có giá trị. 
 
Nằm trong khu vực giáp ranh của 03 khu hệ động vật của miền Bắc là khu hệ Tây Bắc, khu hệ Trường Sơn Bắc và khu hệ Đông Bắc, hệ động vật của rừng Hoà Bình khá đa dạng. Trong đó, đại đa số các loài động vật (thú, chim, bò sát, ếch nhái) là những loài định cư. 
 
Tài nguyên du lịch: Hoà Bình có nhiều hang động và suối nước nóng cùng nhiều di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật kiến trúc có giá trị; hồ sông Đà và Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là những điểm du lịch hấp dẫn du khách muôn phương. Là nơi hội tụ, sinh sống của nhiều dân tộc (Mường, Thái, Dao, Tày, Mông,...), Hòa Bình có nền văn hóa đa dạng, rất giàu bản sắc với nhiều loại hình văn hoá lễ hội, nghệ thuật dân gian, phong tục tập quán, ngành nghề truyền thống phong phú, độc đáo. 
 
Khoáng sản: trong lòng đất Hoà Bình có chứa nhiều loại khoáng sản quý như: than, kẽm, a-mi-ăng, diêm trắng, vàng, đá vôi,... Trong đó đáng chú ý là than mỡ ở Kim Bôi có trữ lượng tương đối lớn, là nguyên liệu rất cần cho nghề luyện kim. Vàng sa khoáng có rải rác tại nhiều địa bàn trong tỉnh. Đá vôi, đá xanh có trữ lượng dồi dào phân bố ở các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Thuỷ và thị xã Hoà Bình. 
 
Nước khoáng cũng là nguồn tài nguyên quý của Hòa Bình, được phân bố ở các vùng Hạ Bì, Sào Báy (huyện Kim Bôi), Quý Hoà (huyện Lạc Sơn). Thành phần nước khoáng chia làm 02 loại: nước khoáng Bicacbonat- Sunphatcanxi và nước khoáng Sunphatcanxi, nhiệt độ 37 - 410C. 

5. Các dân tộc ở Hòa Bình

Hòa Bình là một trong các tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống. Theo số liệu tổng điều tra dân số tháng 4 năm 1999, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 15 dân tộc sinh sống (nếu tính các dân tộc có tổng số dân từ hàng chục trở lên). Tuy nhiên, thực chất, 6 dân tộc Mường, Kinh (Việt), Thái, Tày, Dao, Mông đã chiếm 99,92% tổng số dân của toàn tỉnh.
 
Theo hoabinh.gov.vn

Tin liên quan

Đông Bắc Bộ vài nét tổng quan

Đông Bắc Bộ gồm 9 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.


Hà Nội vài nét tổng quan

Hà Nội, Thủ đô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, có 30 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 12 quận (Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân), 1 thị xã (Sơn Tây) và 17 huyện (Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa).  


Nghệ An vài nét tổng quan

Tỉnh Nghệ An có 21 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm: 1 thành phố (Vinh), 3 thị xã (Thái Hòa, Cửa Lò, Hoàng Mai) và 17 huyện (Anh Sơn, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Con Cuông, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Quế Phong, Quỳ Hợp, Thanh Chương, Yên Thành, Nam Đàn, Đô Lương, Kỳ Sơn, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Tân Kỳ, Tương Dương).


Yên Bái vài nét tổng quan

Tỉnh Yên Bái có 9 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm: 1 thành phố (Yên Bái), 1 thị xã (Nghĩa Lộ) và 7 huyện (Lục Yên, Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Trấn Yên, Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình).


Đắk Lắk vài nét tổng quan

Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm 1 thành phố (Buôn Ma Thuột), 1 thị xã (Buôn Hồ) và 13 huyện (Buôn Đôn, Cư Kuin, Cư M’Gar, Ea H’Leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Ana, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Krông Pắk, Lắk, M’Đrắk).


Bắc Kạn vài nét tổng quan

Tỉnh Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm: 1 thành phố (Bắc Kạn) và 7 huyện (Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm).


Kiên Giang vài nét tổng quan

Tỉnh Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm 1 thành phố (Rạch Giá), 1 thị xã (Hà Tiên) và 13 huyện (An Biên, An Minh, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, Hòn Đất, Kiên Hải, Kiên Lương, Phú Quốc, Tân Hiệp, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng).


An Giang vài nét tổng quan

An Giang là tỉnh biên giới ở miền Tây Nam Bộ, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một phần nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên.


Bạc Liêu vài nét tổng quan

Tỉnh Bạc Liêu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm: 1 thành phố (Bạc Liêu), 1 thị xã (Giá Rai) và 5 huyện (Vĩnh Lợi, Hoà Bình, Đông Hải, Phước Long và Hồng Dân).


Hòa Bình vài nét tổng quan

Tỉnh Hòa Bình có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố (Hòa Bình) và 10 huyện (Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thuỷ, Lương Sơn, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thuỷ).


Nam Bộ vài nét tổng quan

Nam Bộ là khu vực phía cực nam của Việt Nam và chính là Nam Kỳ từ khi Việt Nam giành được độc lập vào năm 1945. Nam Bộ là một trong ba vùng chính của lãnh thổ Việt Nam (gồm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ).


Cao Bằng vài nét tổng quan

Tỉnh Cao Bằng có 13 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm 1 thành phố (Cao Bằng) và 12 huyện (Trùng Khánh, Hà Quảng, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Hòa An, Nguyên Bình, Phục Hòa, Quảng Uyên, Thạch An, Thông Nông, Trà Lĩnh).


Tuyên Quang vài nét tổng quan

Tỉnh Tuyên Quang, diện tích 5.867,9 km2, dân số 760.289 người (năm 2015), có 7 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố (Tuyên Quang) và 6 huyện (Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang và Lâm Bình).


Trung Bộ vài nét tổng quan

Miền Trung Việt Nam còn gọi là Trung Bộ, nằm ở phần giữa lãnh thổ và là một trong ba vùng chính (gồm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ) của Việt Nam.


Cần Thơ vài nét tổng quan

Thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 5 quận (Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt) và 4 huyện (Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai, Phong Điền).


Lai Châu vài nét tổng quan

Tỉnh Lai Châu có 8 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm 1 thành phố (Lai Châu) và 7 huyện (Mường Tè, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Tam Đường, Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên).


Bắc Giang vài nét tổng quan

Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Về quy hoạch kinh tế trước đây Bắc Giang nằm trong vùng trung du và miền núi phía Bắc, từ năm 2012 là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội.


Vĩnh Phúc vài nét tổng quan

Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm 2 thành phố (Vĩnh Yên, Phúc Yên) và 7 huyện (Tam Dương, Tam Đảo, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Lập Thạch, Sông Lô, Bình Xuyên).


Hà Giang vài nét tổng quan

Tỉnh Hà Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố (Hà Giang) và 10 huyện (Bắc Mê, Bắc Quang, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Quản Bạ, Quang Bình, Vị Xuyên, Xín Mần, Yên Minh).


Bình Phước vài nét tổng quan

Tỉnh Bình Phước có 11 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm 3 thị xã (Đồng Xoài, Bình Long, Phước Long) và 8 huyện (Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Chơn Thành, Đồng Phú, Hớn Quản, Lộc Ninh).


Thái Nguyên vài nét tổng quan

Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm 1 thành phố (Thái Nguyên), 1 thị xã (Sông Công) và 7 huyện (Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương).


Cà Mau vài nét tổng quan

Tỉnh Cà Mau có 9 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm 1 thành phố (Cà Mau) và 8 huyện (Thới Bình, U Minh, Cái Nước, Trần Văn Thời, Phú Tân, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển).


Sóc Trăng vài nét tổng quan

Tỉnh Sóc Trăng (diện tích hơn 3.311 km2, dân số gần 1,3 triệu người) có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố (Sóc Trăng), 02 thị xã (Ngã Năm, Vĩnh Châu) và 8 huyện (Châu Thành, Cù Lao Dung, Kế Sách, Long Phú, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Trần Đề).


Thanh Hóa vài nét tổng quan

Thanh Hoá có 27 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm: 2 thành phố (Thanh Hóa, Sầm Sơn), 2 thị xã (Bỉm Sơn, Nghi Sơn) và 23 huyện (Đông Sơn, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Hà Trung, Nga Sơn, Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Yên Định, Nông Cống, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát).


Bình Thuận vài nét tổng quan

Tỉnh Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 1 thành phố (Phan Thiết), 1 thị xã (La Gi) và 8 huyện (Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Hàm Tân, Đức Linh, Phú Quý).


Tây Nguyên vài nét tổng quan

Tây Nguyên gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với diện tích tự nhiên là 54.474 km2 chiếm 16,8% diện tích tự nhiên cả nước.


Ninh Bình vài nét tổng quan

Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Ninh Bình, Tam Điệp) và 6 huyện (Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn).


Thành phố Hồ Chí Minh vài nét tổng quan

Thành phố Hồ Chí Minh có 22 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố trực thuộc (Thủ Đức), 16 quận (1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Tân Phú, Gò Vấp, Tân Bình, Bình Thạnh, Bình Tân, Phú Nhuận) và 5 huyện (Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè, Củ Chi, Hóc Môn).


Bắc Bộ vài nét tổng quan

Bắc Bộ là một trong 3 vùng lãnh thổ chính (gồm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ) của Việt Nam. Bắc Bộ cùng với một phần của Bắc Trung Bộ thuộc địa danh Miền Bắc Việt Nam.



Đề xuất