Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần. Để người lao động, người nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện được đón Tết đủ đầy hơn, nhiều địa phương, cơ quan, tổ chức, nhà hảo tâm đã có các hoạt động chăm lo thiết thực.
Từ ngày 13/12, 70 hộ dân với hơn 330 nhân khẩu (đa phần là đồng bào Khơ Mú) bản Vàng Phao, xã Mường Típ, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An đã bắt đầu tháo dỡ nhà cửa, đồ đạc, vật dụng, chuồng trại chăn nuôi để di dời đến khu tái định cư mới.
Ngày 25/10, ông Thò Bá Rê, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) cho biết, cơ quan chức năng đã hỗ trợ di dời khẩn cấp 5 hộ dân với 26 nhân khẩu đang sinh sống dưới chân núi ở bản Xốp Phe, xã Mường Típ sau khi khu vực này xuất hiện vết nứt kéo dài hơn 100m ngang quả đồi.
Đã gần 3 năm kể từ ngày xảy ra lũ quét, hàng trăm hộ dân xã Tà Cạ, thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) vẫn phải đi ở nhờ, ở tạm trong những căn nhà chật chội, thiếu thốn cơ sở vật chất. Thêm một mùa mưa bão, người dân nơi đây phải sống trong thấp thỏm, lo âu thường trực. Dù chính quyền địa phương đã nỗ lực triển khai dự án tái định cư nhưng do vướng phải nhiều thủ tục, qua nhiều sở, ngành khiến dự án chưa thể hoàn thành.
Sau trận lũ quét lịch sử vào tháng 10/2022, hàng trăm hộ dân tại địa bàn các bản Hòa Sơn, Sơn Hà của xã Tà Cạ và một khu vực của thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn bị mất nhà cửa, đối diện với nguy cơ sạt lở đất buộc phải di dời đến nơi ở mới. Hơn một năm đã trôi qua, các khu tái định cư vẫn chưa thể hoàn thành, người dân ngày qua ngày phải sống trong cảnh thấp thỏm lo âu, nhất là những lúc trời mưa, gió.
Liên quan đến nguyên nhân gây lũ ống, lũ quét xảy ra trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đặc biệt là tại huyện Kỳ Sơn, ngày 13/10, trong buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh do UBND tỉnh tổ chức, ông Nguyễn Hào - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An cho biết, hiện tượng lũ ống, lũ quét thường xảy ra vào mùa mưa và ở các địa phương miền núi.
Sau hơn 1 tuần bị ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 gây mưa lớn, ngập lụt và chia cắt tại một số địa phương trong tỉnh Nghệ An khiến học sinh phải nghỉ học, ngày 10/10, học sinh nhiều trường học trên địa bàn đã đi học trở lại.
Ngày 4/10, ông Nguyễn Hữu Minh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) cho biết, sau hơn hai ngày xảy trận lũ quét kinh hoàng tại địa bàn, đến nay, công tác khắc phục hậu quả đang được chính quyền địa phương, người dân khẩn trương thực hiện. Thiệt hại ban đầu do trận lũ quét gây ra ước tính hơn 100 tỷ đồng.
Trận lũ quét rạng sáng 2/10 tại huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) đã làm chết 1 cháu bé 4 tháng tuổi; 14 ngôi nhà bị cuốn trôi; 85 nhà dân và cơ quan hành chính bị ngập. Hiện, nước đang rút, tuy nhiên với lượng bùn đất, đá khổng lồ, công tác khắc phục hậu quả mưa lũ đang được chính quyền địa phương huy động tối đa lực lượng khẩn trương thực hiện.
Tại Nghệ An, từ đêm 8/9 đến ngày 9/9 xuất hiện mưa lớn kéo dài khiến nhiều nơi trên địa bàn bị ngập, chia cắt; mưa lớn cũng đã khiến 1 người ở xã Thanh Nho, huyện Thanh Chương (Nghệ An) bị nước cuốn trôi, mất tích.
Kỳ Sơn là huyện biên giới khó khăn nhất của tỉnh Nghệ An. Để giúp đồng bào thoát nghèo, Kỳ Sơn xác định chăn nuôi đại gia súc là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Từ chăn nuôi nhỏ lẻ, đồng bào đã biết đầu tư chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại, rút ngắn chu kỳ sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế giúp nhiều hộ đồng bào thoát nghèo bền vững.
Là nơi hội tụ, sinh sống của nhiều dân tộc (Mường, Thái, Dao, Tày, Mông,...), Hòa Bình có nền văn hóa đa dạng, rất giàu bản sắc với nhiều loại hình văn hoá lễ hội, nghệ thuật dân gian, phong tục tập quán, ngành nghề truyền thống phong phú, độc đáo.
Được sự đồng ý của Hội đồng bầu cử Quốc gia, 207 khu vực thuộc 4 huyện miền núi, biên giới: Kỳ Sơn, Con Cuông, Quế Phong và Tương Dương của tỉnh Nghệ An sẽ được bỏ phiếu sớm vào ngày 21/5. Mặc dù điều kiện giao thông gặp nhiều khó khăn nhưng công tác tuyên truyền, vận động đã và đang được chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể gấp rút thực hiện, chuẩn bị đầy đủ để ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đúng theo thời gian được quy định và trở thành ngày hội của cử tri.
Cách thành phố Vinh hơn 200km, Hữu Kiệm là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện nghèo biên giới Kỳ Sơn. Sau 10 năm nỗ lực, Hữu Kiệm đã làm nên kỳ tích ở huyện nghèo nhất Nghệ An và cũng là huyện nghèo nhất nước khi đạt chuẩn nông thôn mới.
Nhằm sẻ chia, giúp đỡ người dân, học sinh địa bàn miền núi Nghệ An đón Tết Nguyên đán 2021 đầy đủ, ấm áp hơn, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Nghệ An đã phát động chương trình “Xuân ấm áp - Tết sẻ chia 2021”. Chương trình đã có nhiều cách làm thể hiện được sự sáng tạo, sức trẻ, phát huy được tinh thần trách nhiệm đối với cuộc sống cộng đồng.
Nhằm tạo thuận lợi cho người dân mua bán cây đào phục vụ Tết nguyên đán năm 2021, tỉnh Nghệ An yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương, ngành kiểm lâm và các chủ rừng trên địa bàn tỉnh nghiêm túc thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn liên quan đến bảo vệ rừng và quản lý, truy xuất nguồn gốc cây đào do người dân trồng dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Khoảng 16 giờ ngày 21/4 trên địa bàn các xã Xá Lượng, Lượng Minh, Lưu Kiền, Yên Na (huyện Tương Dương) xuất hiện lốc xoáy, gió giật mạnh, kèm theo mưa đá. Theo thống kê chưa đầy đủ của chính quyền địa phương đã có hàng chục ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng; nhiều diện tích hoa màu bị hư hại.
Giao thông cách trở, địa hình phức tạp, không có điện lưới quốc gia, không có sóng wifi, việc kết nối internet không thực hiện được, nhiều gia đình học sinh không có các thiết bị, phương tiện kết nối như điện thoại thông minh, máy tính… là những khó khăn khiến cho việc giao bài tập, hướng dẫn ôn tập và dạy học trực tuyến trong những ngày học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch COVID-19 ở các huyện miền núi Nghệ An. Vượt lên những trở ngại đó, nhiều địa phương, cơ sở giáo dục ở ùng dân tộc thiểu số, miền núi tỉnh Nghệ An đã có nhiều biện pháp để duy trì nền nếp học tập, rèn kỹ năng tự học của học sinh.
Khác với các cộng đồng dân tộc khác ở miền Tây Nghệ An, việc dựng nhà và bố trí trong căn nhà của người Mông gắn liền với cuộc sống quanh năm trên núi cao và mang một nét đặc trưng riêng tiêu biểu cho nền văn hóa lâu đời của họ.
Khi mùa lúa rẫy kết thúc, mâm cơm mới cúng tổ tiên đã xong, thì đó cũng là lúc người Thái ở vùng cao Tương Dương, Kỳ Sơn (Nghệ An) vào rừng chặt cây tre gai non về làm cơm lam - món ăn giản dị mang hương vị đặc trưng núi rừng của đồng bào.
Ngày 12/5, tại huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An (tiếp giáp với nước bạn Lào) đã diễn ra lễ đón 98 hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã anh dũng hy sinh tại nước bạn Lào.
Tại Nghệ An, nhất là ở các huyện miền núi có nhiều thuận lợi để phát triển các điểm du lịch sinh thái. Ở các huyện Tương Dương, Kỳ Sơn có những cánh rừng nguyên sinh, ruộng bậc thang, thảm thực vật đẹp, cây cổ thụ quý hiếm. Một số huyện miền núi như Con Cuông, Quỳ Châu, Quế Phong còn có nhiều hang động chưa được khai thác, nhiều thác nước đẹp.
Măng là một nguyên liệu để chế biến thức ăn rất quen thuộc, tuy nhiên, có một món ăn từ măng khá độc đáo, ít người đã từng được ăn và biết đến là món măng trộn tro bếp của người Khơ Mú ở Kỳ Sơn (Nghệ An).
Để bảo tồn nguồn gien quý cây bản địa quất hồng bì ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh phối hợp với Viện Di truyền nông nghiệp đã tiến hành lựa chọn những cây tốt nhất để bình tuyển giống. Qua 3 năm theo dõi và đánh giá 37 cây quất hồng bì trong vườn các hộ dân, ngày 10/8, Hội đồng Khoa học Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình đã lựa chọn, bỏ phiếu bình tuyển được 19 cây quất hồng bì đầu dòng, có tính đa dạng sinh học, thu hoạch rải vụ.
Sau hơn hai mươi năm nuôi trâu, đến nay ông Nguyễn Văn Mừng ở xóm Dễnh, xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình có đàn trâu, bò 50 con, trị giá nửa tỷ đồng. Đàn trâu bán hoang dã do ông Mừng chăn thả chỉ ăn cỏ uống nước lã, không bao giờ phải lo đầu ra.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ vừa phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 27 xã khu vực biên giới tỉnh Nghệ An, nhằm phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng giai đoạn 2018- 2020.
Nhằm tạo thêm thu nhập, giúp bà con đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện miền núi Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An), phòng Nông nghiệp huyện đã cùng bà con triển khai nhiều mô hình trồng rau an toàn với các giống bản địa đặc trưng và nhiều giống mới, thích hợp thổ nhưỡng, dễ chăm sóc cho năng suất cao.
Nghệ An là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Trong tỉnh hiện có trên 500.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (gồm các dân tộc Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông, Ơ Đu...) cùng sinh sống.