Đàn trâu của ông Mừng sống quanh năm ở trong rừng. Ảnh: danviet.vn |
Ông Mừng ở xóm Dễnh, xã Dân Hòa được coi là người có nhiều gia súc nhất huyện Kỳ Sơn. Cái hay là ngày ngày ông thả chúng trên rừng mà mất ít công chăm sóc. Do trâu được chăn thả hoang dã, nên thịt của chúng rất thơm ngon. Từ khi chăn gia súc đến giờ, chưa bao giờ ông phải lo về đầu ra cho sản phẩm. Bà con quanh vùng đều đến đặt hàng từ trước cả nửa năm trời.
Ông Mừng lên núi kiểm tra đàn trâu. Ảnh: danviet.vn |
Nơi ông Mừng thả trâu là thung Suối Cái. Đây là khu đất rộng vài trăm ha trồng keo của Nông trường huyện Lương Sơn. Đàn gia súc hầu như ở trên rừng quanh năm. Do ở hoang dã, nên sức đề kháng của đàn trâu rất khỏe. Hiện ông Mừng có 14 con trâu mẹ, còn lại là gần 30 con trâu đực và ghé. Cứ mỗi năm đàn trâu của ông lại được bổ sung thêm hàng chục con ghé.
Đàn trâu của ông Mừng có 42 con. Hàng ngày ông vào rừng kiểm tra. Ảnh:danviet.vn |
Nuôi cả một đàn trâu lớn, nhưng ông Mừng có cách quản lý chúng rất hiệu quả. Ngày ngày ông lên thung Suối Cái kiểm tra và dồn chúng về những địa điểm cố định cho quen nơi ở. Vào mùa đông ông có đuổi chúng về khu chuồng trại kiên cố để bổ sung thức ăn cho chúng.
Cách chăn thả hoàn toàn tự nhiên, nên thịt trâu rất thơm ngon. Ông Mừng chưa bao giờ phải lo nghĩ đến đầu ra của gia súc. Ảnh: danviet.vn |
Những năm trước đây, ông Mừng nuôi lợn không hiệu quả. Ông đã dồn toàn bộ vốn liếng để nuôi đám gia súc ăn cỏ uống nước lã này. Muốn đàn trâu phát triển tốt, một năm phải tiêm phòng cho chúng 2 lần. "Con trâu thả hoang dã, nên năm nào chúng cũng sinh con. Đám ghé con cũng nhanh lớn, chỉ sau 2 năm là xuất bán được", ông Mừng cho biết. Con trâu mà ông Mừng bán cao giá nhất 35 triệu đồng. Cách bán trâu thịt của ông Mừng rất đặc biệt. Bà con sống quanh vùng biết tiếng là ông nuôi được trâu béo tốt lại theo hình thức bán hoang dã, nên họ đến đặt trước cả nửa năm trời. Mỗi người đụng một phần thịt trâu, nên các lò mổ chẳng bao giờ đến lượt.
Theo danviet.vn