Xã Vân Sơn, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) đang vào mùa thu hoạch chính vụ quýt Nam Sơn. Hiện tổng diện tích trồng quýt Nam Sơn đạt hơn 100ha, có giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg. Với ưu điểm vỏ mỏng, múi dày, ít hạt, mọng nước, có mùi thơm đặc trưng, cây quýt Nam Sơn đang trở thành cây trồng có múi chủ lực đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo bền vững.
Khu xử lý rác thải tại Chiềng Khến, thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) gây ô nhiễm trong thời gian dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời và sản xuất nông nghiệp của hàng trăm hộ dân nơi đây. Điều đáng nói chính quyền địa phương vẫn đang loay hoay tìm ra phương án để giải quyết dứt điểm vấn đề này.
Mùa mưa bão năm 2023 đang đến gần, Hòa Bình là địa bàn chịu nhiều ảnh hưởng của các hình thái thời tiết phức tạp như hội tụ nhiệt đới, đường đứt, rãnh thấp, dông, bão... nên thường có những trận mưa lớn trên diện rộng kéo dài, tại những vùng xung yếu dễ xảy ra hiện tượng sạt lở đất đá với số lượng lớn.
Mô hình “Camera với an ninh trật tự” trên địa bàn huyện Tân Lạc (Hòa Bình) đã đem lại hiệu quả tích cực trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự, góp phần phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh, ngăn chặn kịp thời các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (tháng 9/2022), tuyến đường tỉnh 435 (kéo dài hơn 20 km từ thành phố Hòa Bình đi các xã Bình Thanh, Thung Nai, huyện Cao Phong và xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc) đã có hàng nghìn m3 đất đá hai bên đường sạt lở xuống lòng đường gây mất an toàn giao thông.
Là nơi hội tụ, sinh sống của nhiều dân tộc (Mường, Thái, Dao, Tày, Mông,...), Hòa Bình có nền văn hóa đa dạng, rất giàu bản sắc với nhiều loại hình văn hoá lễ hội, nghệ thuật dân gian, phong tục tập quán, ngành nghề truyền thống phong phú, độc đáo.
Vượt qua những làn sương sớm, trên những cung đường uốn lượn như đi trên mây, thung lũng Vân Sơn, thuộc xã Vân Sơn, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) dần hiện ra trước mắt du khách với nhiều cung bậc cảm xúc khác lạ bởi cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu trong lành mát mẻ. Cùng với những nét văn hóa truyền thống lâu đời, sự cởi mở và hiếu khách của người dân bản địa, tất cả đang tạo nên một điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Với lợi thế hồ Hòa Bình có diện tích trên 10.450 ha nằm ở địa bàn thành phố Hòa Bình và 4 huyện: Cao Phong, Đà Bắc, Tân Lạc, Mai Châu với chiều dài trên 80 km, hồ Hòa Bình có lưu vực rộng lớn, môi trường trong sạch, nguồn lợi phong phú và giàu dinh dưỡng, thuận lợi để phát triển nuôi cá lồng với các loài quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Đây là tiềm năng lớn, đang được các cấp chính quyền địa phương khuyến khích các hộ dân phát triển nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ, coi đây là giải pháp tạo đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế, du lịch của địa phương.
Những năm gần đây, với sự năng động, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng của đồng bào dân tộc, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) đã có nhiều đổi mới trong phát triển kinh tế - xã hội, là điểm đến tin cậy của các doanh nghiệp, nhà đầu tư phát triển du lịch…
Hòa Bình là địa phương có nhiều sản phẩm cây có múi nổi tiếng; trong đó, có bưởi đỏ Tân Lạc, cam Cao Phong đã trở thành đặc sản, thương hiệu của tỉnh và cả nước. Xác định cây có múi là sản phẩm nông nghiệp chủ lực, Hòa Bình tập trung quan tâm xây dựng các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, chính sách để đầu tư phát triển bền vững.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, gần sáng 19/9, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã có mưa vừa, mưa to đến rất to. Lượng mưa đo được tại: Kim Bôi 25 mm; Lạc Thủy 37 mm; Yên Thủy 30mm; Lạc Sơn 24mm… đến 5 giờ sáng 19/9 các khu vực này tiếp tục có mưa vừa, mưa to với lượng mưa từ 30-60mm. Do mưa lớn kéo dài, các khu vực này đề phòng lũ quét, sạt lở đất có nguy cơ cao xảy ra tại các huyện: Lạc Thủy, Lạc Sơn, Kim Bôi, Yên Thủy, Tân Lạc (Hòa Bình). Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1.
Theo ông Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình, hiện tỉnh có 35 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại hộ gia đình đầu tư thâm canh nuôi cá với quy mô khá lớn, chiếm 55% lồng nuôi và 67% sản lượng thủy sản cung ứng ra thị trường trong và ngoài tỉnh.
Ngày 25/11, tại xã Đông Lai, huyện Tân Lạc (Hòa Bình), UBND huyện Tân Lạc tổ chức Lễ công bố đón nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Bưởi đỏ Tân Lạc” cho sản phẩm bưởi đỏ của huyện.
Chiều 23/10, tỉnh Hòa Bình đã họp với Chủ tịch UBND các huyện Đà Bắc, huyện Kim Bôi, Tân Lạc, thành phố Hòa Bình và các sở, ngành liên quan để triển khai một số nhiệm vụ cấp bách ổn định đời sống nhân dân sau thảm họa thiên tai mưa lũ và sạt lở đất.
Tính đến 7 giờ ngày 12/10, toàn tỉnh Hòa Bình có 39 người chết, bị thương và mất tích do mưa lũ. Trong đó, huyện Đà Bắc có 8 người chết, 1 người mất tích, 7 người bị thương; huyện Tân Lạc 6 người chết, 12 người mất tích; huyện Kim Bôi 2 người chết; huyện Mai Châu 1 người chết, 2 người bị thương.