Tân Lạc – Điểm đến đầu tư phát triển du lịch

Tân Lạc là huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Hòa Bình, có đường giao thông nối với quốc lộ 1A, như cửa ngõ nối miền Tây Bắc với thủ đô Hà Nội. Ảnh: Trọng Đạt
Tân Lạc là huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Hòa Bình, có đường giao thông nối với quốc lộ 1A, như cửa ngõ nối miền Tây Bắc với thủ đô Hà Nội. Ảnh: Trọng Đạt

Những năm gần đây, với sự năng động, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng của đồng bào dân tộc, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) đã có nhiều đổi mới trong phát triển kinh tế - xã hội, là điểm đến tin cậy của các doanh nghiệp, nhà đầu tư phát triển du lịch…

Tân Lạc – Điểm đến đầu tư phát triển du lịch ảnh 1Tân Lạc là huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Hòa Bình, có đường giao thông nối với quốc lộ 1A, như cửa ngõ nối miền Tây Bắc với thủ đô Hà Nội. Ảnh: Trọng Đạt

Tân Lạc là vùng đất giàu tiềm năng, vùng lõi của văn hóa Hòa Bình nổi tiếng, giàu truyền thống lịch sử, có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 100 km. Sở hữu 19 danh lam thắng cảnh, di tích khảo cổ cùng lợi thế về cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa dân tộc Mường đặc sắc, Tân Lạc thu hút nhiều doanh nghiệp quan tâm, triển khai đầu tư, tập trung vào lĩnh vực du lịch.

Tân Lạc – Điểm đến đầu tư phát triển du lịch ảnh 2Sở hữu cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa dân tộc Mường đặc sắc, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) thu hút nhiều doanh nghiệp quan tâm, triển khai đầu tư tập trung vào lĩnh vực du lịch. Ảnh: Trọng Đạt
Tân Lạc – Điểm đến đầu tư phát triển du lịch ảnh 3Những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Tân Lạc (Hòa Bình) vẫn còn được bảo tồn, gìn giữ cho đến ngày nay. Ảnh: Trọng Đạt

Các nhà đầu tư đến Tân Lạc với nhiều dự án lớn, điển hình như: Dự án khu nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái hồ Hòa Bình diện tích 304,9 ha, vốn đăng ký 800 tỷ đồng; Dự án khu du lịch sinh thái Ngòi Hoa diện tích trên 115 ha, vốn đăng ký khoảng 475 tỷ đồng; Dự án khu du lịch sinh thái V’Star - Ngòi Hoa diện tích gần 184 ha, vốn đăng ký 125 tỷ đồng… Huyện đã triển khai xây dựng và hoàn thiện nhiều tuyến đường tới các xã vùng cao, mở ra cơ hội phát triển du lịch cho đồng bào dân tộc nơi đây.

Tân Lạc – Điểm đến đầu tư phát triển du lịch ảnh 4Vịnh Ngòi Hòa - vùng phát triển du lịch trọng tâm của huyện Tân Lạc (Hòa Bình). Ảnh: Trọng Đạt
Tân Lạc – Điểm đến đầu tư phát triển du lịch ảnh 5Hệ thống đường giao thông trên địa bàn huyện Tân Lạc (Hòa Bình) được nâng cấp, góp phần đẩy mạnh phát triển du lịch. Ảnh: Trọng Đạt

Ngay sau Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025, Tân Lạc là huyện đầu tiên của tỉnh Hòa Bình tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, thu hút tổng mức đầu tư của các dự án lên tới trên 4.239 tỷ đồng. Huyện đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với các nhà đầu tư xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, văn hóa cộng đồng tại xã Vân Sơn, xã Suối Hoa và một số dự án trong lĩnh vực dệt kim, ép ván xuất khẩu tại Cụm công nghiệp Đông Lai - Thanh Hối.

Tân Lạc – Điểm đến đầu tư phát triển du lịch ảnh 6Homestay đẹp và mang đậm kiến trúc văn hóa Mường của người dân xóm Chiến, xã Vân Sơn, huyện Tân Lạc (Hòa Bình). Ảnh: Trọng Đạt
Tân Lạc – Điểm đến đầu tư phát triển du lịch ảnh 7Toàn cảnh Khu công nghiệp Đông Lai - Thanh Hối, điểm đến thu hút đầu tư của huyện Tân Lạc (Hòa Bình). Ảnh: Trọng Đạt

Để tiếp tục cải thiện và nâng cao đời sống đồng bào dân tộc, Tân Lạc đang tăng cường thu hút đầu tư, quảng bá hình ảnh, kêu gọi những doanh nghiệp có thực lực đến triển khai các dự án du lịch, trong đó có du lịch văn hóa cộng đồng tại những khu vực lợi thế như hồ Hòa Bình, các xã vùng cao...

Trọng Đạt

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm