Được ví như Vịnh Hạ Long trên núi, hồ Hòa Bình có 47 đảo lớn nhỏ; trong đó có 11 đảo đá vôi với diện tích 116 ha và 36 đảo núi đất diện tích 157,5 ha. Nhiều đảo đã được đầu tư cải tạo thành các khu du lịch hấp dẫn với những nét đặc trưng riêng như: đảo Dừa, đảo Bè Bạn, đảo Cối Xay Gió...
Với phong cảnh sơn thủy hữu tình, hai bên hồ là những cánh rừng ngút ngàn, thơ mộng, hấp dẫn có nhiều điểm thăm quan tâm linh, văn hoá, du lịch nổi tiếng như đền Bờ, động Thác Bờ, vịnh Ngòi Hoa, động Hoa Tiên..., hàng năm, hồ Hòa Bình thu hút hàng trăm nghìn lượt khách tới thăm quan và làm lễ. Lễ hội đền Bờ được tổ chức mỗi năm một lần, diễn ra từ mùng 7 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng Ba Âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội lớn không phải riêng của người Mường Hòa Bình mà còn có sự tham gia của nhiều dân tộc anh em trong và ngoài tỉnh. Ngoài vẻ đẹp tự nhiên vùng hồ, du khách còn được thưởng thức những món ăn đặc trưng do chính người dân trên đảo nuôi, trồng và chế biến theo cách thức, gia vị truyền thống riêng của người dân bản địa như: cá hun khói, rau rừng đồ chấm lòng cá, thịt lợn nướng...
Ông Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình cho biết: Số lượt khách đến hồ Hòa Bình giai đoạn 2010 – 2016 tăng bình quân 11%; năm 2016 đạt 403.000 lượt, trong đó khách quốc tế chiếm 11%, khách nội địa chiếm 89%. Năm 2016 tổng thu từ du lịch của khu du lịch hồ Hòa Bình đạt 67,7 tỷ đồng, trong đó tổng thu từ khách quốc tế đạt 6,782 tỷ đồng, tổng thu từ khách nội địa đạt 60,918 tỷ đồng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình chia sẻ, ngày 1/8/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định Số 1528/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2030, Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình trở thành trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh Hòa Bình, là một trong 12 Khu du lịch quốc gia trọng tâm của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ với sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa Mường gắn với hệ sinh thái lòng hồ. Đây chính là cẩm nang để tỉnh thực hiện đồng bộ các giải pháp hướng đến mục tiêu năm 2020, Khu du lịch hồ Hòa Bình cơ bản đáp ứng các tiêu chí và trở thành Khu Du lịch quốc gia.
Khởi động chương trình phát triển du lịch vùng hồ Hòa Bình, từ năm 2017, Hòa Bình có cơ chế chính sách thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh làm du lịch.
Hiện nay, hàng chục dự án đầu tư phát triển du lịch hồ Hòa Bình đã được triển khai, trong đó lớn nhất thuộc về Công ty cổ phần Du lịch Hòa Bình. Ông Vũ Duy Bổng, Giám đốc Công ty cho biết: Công ty đã hoàn thành đầu tư đưa vào vận hành hai du thuyền 3 sao cao cấp phục vụ du lịch lòng hồ; đầu tư khu du lịch cộng đồng bản Ngòi, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc) đã hoàn thiện và đi vào hoạt động với 7 nhà sàn đạt chuẩn để đón khách trong nước và quốc tế. Công ty vừa khánh thành hạng mục Công viên nước nổi lớn nhất Việt Nam với 34 cụm trò chơi kết cấu phao nổi trên mặt nước và các môn thể thao dưới nước như mô tô, thuyền bơm hơi, cano câu cá, cụm bể bơi nổi cùng các môn thể thao truyền thống địa phương như đua bè mảng, chèo thuyền tôm, nhà hàng nổi trên sông. Công ty đang triển khai dự án tổ hợp khách sạn 5 sao tại đảo Sung, xã Tiền Phong (Đà Bắc) diện tích quy hoạch khoảng 150 ha với tổng mức đầu tư lên tới hàng trăm tỷ đồng; dự kiến chỉ trong vài năm tới sẽ hình thành sản phẩm du lịch đẳng cấp hướng tới phân khúc thị trường khách có thu nhập cao và khách từ châu Âu.
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hòa Bình quan tâm định hướng phát triển loại hình du lịch cộng đồng trên khu vực hồ Hòa Bình, ưu tiên phát triển loại hình lưu trú tại nhà dân (homestay) tại các bản du lịch cộng đồng. Đây là địa điểm lý tưởng cho những du khách muốn tạm xa ồn ào của đô thị, khám phá những điều mới lạ, tìm hiểu về đời sống văn hóa của dân tộc Mường. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh mới đây đã tổ chức trao tặng trang thiết bị hỗ trợ cho phát triển du lịch cộng đồng cho 15 hộ dân làm dịch vụ homestay tại các điểm du lịch cộng đồng thuộc hai huyện Tân Lạc và Đà Bắc mỗi hộ gồm: 9 bộ ga, màn, gối; 9 bộ chăn, ruột chăn; 5 đệm sông hồng; một tủ bảo quản thức ăn; tặng đội văn nghệ xóm các thiết bị loa đầu đĩa, thiết bị âm thanh, một bộ chiêng, một số đạo cụ dân tộc, 10 bộ trang phục biểu diễn để phục vụ các hoạt động văn nghệ quần chúng tại địa phương và du khách.
Hiện trong vùng đã có bản Đá Bia, xã Tiền Phong, xóm Ké xã Hiền Lương (Đà Bắc) và xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc) bước đầu thu hút khách du lịch loại hình homestay, góp phần cải thiện đời sống người dân địa phương. Ở xóm, người dân sẽ hướng dẫn khách tham gia sinh hoạt sản xuất và tìm hiểu đời sống, khám phá trải nghiệm cảnh quan hiếm có ở vùng hồ sông Đà; thưởng thức những món ăn bình dị gắn với cuộc sống của người dân địa phương.
Đáng lưu ý, hiện nay, khu du lịch hồ Hòa Bình vẫn chưa có ban quản lý riêng, do vậy, công tác tuyên truyền quảng bá thương hiệu du lịch chưa đủ mạnh, chưa huy động được sức mạnh xã hội hóa tham gia giới thiệu sản phẩm du lịch địa phương. Vấn đề vệ sinh, xử lý rác thải ở bến thuyền lên xuống chưa đảm bảo, mặt nước nhiều rác và chai lọ do du khách vứt xuống là vấn đề cần quan tâm giải quyết triệt để.
Với phong cảnh sơn thủy hữu tình, hai bên hồ là những cánh rừng ngút ngàn, thơ mộng, hấp dẫn có nhiều điểm thăm quan tâm linh, văn hoá, du lịch nổi tiếng như đền Bờ, động Thác Bờ, vịnh Ngòi Hoa, động Hoa Tiên..., hàng năm, hồ Hòa Bình thu hút hàng trăm nghìn lượt khách tới thăm quan và làm lễ. Lễ hội đền Bờ được tổ chức mỗi năm một lần, diễn ra từ mùng 7 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng Ba Âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội lớn không phải riêng của người Mường Hòa Bình mà còn có sự tham gia của nhiều dân tộc anh em trong và ngoài tỉnh. Ngoài vẻ đẹp tự nhiên vùng hồ, du khách còn được thưởng thức những món ăn đặc trưng do chính người dân trên đảo nuôi, trồng và chế biến theo cách thức, gia vị truyền thống riêng của người dân bản địa như: cá hun khói, rau rừng đồ chấm lòng cá, thịt lợn nướng...
Ông Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình cho biết: Số lượt khách đến hồ Hòa Bình giai đoạn 2010 – 2016 tăng bình quân 11%; năm 2016 đạt 403.000 lượt, trong đó khách quốc tế chiếm 11%, khách nội địa chiếm 89%. Năm 2016 tổng thu từ du lịch của khu du lịch hồ Hòa Bình đạt 67,7 tỷ đồng, trong đó tổng thu từ khách quốc tế đạt 6,782 tỷ đồng, tổng thu từ khách nội địa đạt 60,918 tỷ đồng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình chia sẻ, ngày 1/8/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định Số 1528/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2030, Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình trở thành trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh Hòa Bình, là một trong 12 Khu du lịch quốc gia trọng tâm của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ với sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa Mường gắn với hệ sinh thái lòng hồ. Đây chính là cẩm nang để tỉnh thực hiện đồng bộ các giải pháp hướng đến mục tiêu năm 2020, Khu du lịch hồ Hòa Bình cơ bản đáp ứng các tiêu chí và trở thành Khu Du lịch quốc gia.
Khởi động chương trình phát triển du lịch vùng hồ Hòa Bình, từ năm 2017, Hòa Bình có cơ chế chính sách thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh làm du lịch.
Hiện nay, hàng chục dự án đầu tư phát triển du lịch hồ Hòa Bình đã được triển khai, trong đó lớn nhất thuộc về Công ty cổ phần Du lịch Hòa Bình. Ông Vũ Duy Bổng, Giám đốc Công ty cho biết: Công ty đã hoàn thành đầu tư đưa vào vận hành hai du thuyền 3 sao cao cấp phục vụ du lịch lòng hồ; đầu tư khu du lịch cộng đồng bản Ngòi, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc) đã hoàn thiện và đi vào hoạt động với 7 nhà sàn đạt chuẩn để đón khách trong nước và quốc tế. Công ty vừa khánh thành hạng mục Công viên nước nổi lớn nhất Việt Nam với 34 cụm trò chơi kết cấu phao nổi trên mặt nước và các môn thể thao dưới nước như mô tô, thuyền bơm hơi, cano câu cá, cụm bể bơi nổi cùng các môn thể thao truyền thống địa phương như đua bè mảng, chèo thuyền tôm, nhà hàng nổi trên sông. Công ty đang triển khai dự án tổ hợp khách sạn 5 sao tại đảo Sung, xã Tiền Phong (Đà Bắc) diện tích quy hoạch khoảng 150 ha với tổng mức đầu tư lên tới hàng trăm tỷ đồng; dự kiến chỉ trong vài năm tới sẽ hình thành sản phẩm du lịch đẳng cấp hướng tới phân khúc thị trường khách có thu nhập cao và khách từ châu Âu.
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hòa Bình quan tâm định hướng phát triển loại hình du lịch cộng đồng trên khu vực hồ Hòa Bình, ưu tiên phát triển loại hình lưu trú tại nhà dân (homestay) tại các bản du lịch cộng đồng. Đây là địa điểm lý tưởng cho những du khách muốn tạm xa ồn ào của đô thị, khám phá những điều mới lạ, tìm hiểu về đời sống văn hóa của dân tộc Mường. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh mới đây đã tổ chức trao tặng trang thiết bị hỗ trợ cho phát triển du lịch cộng đồng cho 15 hộ dân làm dịch vụ homestay tại các điểm du lịch cộng đồng thuộc hai huyện Tân Lạc và Đà Bắc mỗi hộ gồm: 9 bộ ga, màn, gối; 9 bộ chăn, ruột chăn; 5 đệm sông hồng; một tủ bảo quản thức ăn; tặng đội văn nghệ xóm các thiết bị loa đầu đĩa, thiết bị âm thanh, một bộ chiêng, một số đạo cụ dân tộc, 10 bộ trang phục biểu diễn để phục vụ các hoạt động văn nghệ quần chúng tại địa phương và du khách.
Hiện trong vùng đã có bản Đá Bia, xã Tiền Phong, xóm Ké xã Hiền Lương (Đà Bắc) và xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc) bước đầu thu hút khách du lịch loại hình homestay, góp phần cải thiện đời sống người dân địa phương. Ở xóm, người dân sẽ hướng dẫn khách tham gia sinh hoạt sản xuất và tìm hiểu đời sống, khám phá trải nghiệm cảnh quan hiếm có ở vùng hồ sông Đà; thưởng thức những món ăn bình dị gắn với cuộc sống của người dân địa phương.
Đáng lưu ý, hiện nay, khu du lịch hồ Hòa Bình vẫn chưa có ban quản lý riêng, do vậy, công tác tuyên truyền quảng bá thương hiệu du lịch chưa đủ mạnh, chưa huy động được sức mạnh xã hội hóa tham gia giới thiệu sản phẩm du lịch địa phương. Vấn đề vệ sinh, xử lý rác thải ở bến thuyền lên xuống chưa đảm bảo, mặt nước nhiều rác và chai lọ do du khách vứt xuống là vấn đề cần quan tâm giải quyết triệt để.
Nhan Sinh