Phát triển du lịch bền vững gắn với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Phát triển du lịch bền vững gắn với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Năm 2024 và 3 tháng đầu của năm 2025, ngành du lịch Cao Bằng đón nhận nhiều tín hiệu tích cực, lượng khách đến đã phục hồi sau đại dịch COVID-19. Ban Quản lý, Công viên địa chất Non nước Cao Bằng đã nắm bắt cơ hội, định hướng, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch phát triển sản phẩm mới theo hướng bền vững, chất lượng cao, có đặc trưng riêng gắn với bảo vệ các giá trị di sản, giữ vững danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Thu hút đầu tư, phát triển "viên ngọc xanh" du lịch Khuôn Thần

Thu hút đầu tư, phát triển "viên ngọc xanh" du lịch Khuôn Thần

Bắc Giang đang vươn mình để trở thành một điểm sáng trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. Trên hành trình đó, tỉnh không ngừng chú trọng vào các dự án trọng điểm, đặc biệt là lĩnh vực du lịch. Trong số những điểm đến tiềm năng, khu du lịch Khuôn Thần đang được xem là "viên ngọc xanh" triển vọng, hứa hẹn trở thành điểm nhấn du lịch sinh thái của miền Bắc.

Bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc truyền thống gắn với phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn

Bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc truyền thống gắn với phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn

Hiện nay, ở Bắc Kạn có gần 9.300 công trình kiến trúc nhà ở truyền thống của các dân tộc Tày, Dao, Nùng, trong đó có 8.681 nhà sàn, 8 nhà trình tường, 605 nhà đất. Việc huy động nguồn lực để bảo tồn giá trị văn hóa, kiến trúc nhà ở truyền thống của các dân tộc đang được các địa phương chú trọng nhằm phát huy tiềm năng phát triển du lịch ở Bắc Kạn.

Nhiều hoạt động văn hóa tại Bắc Kạn trong tháng 4/2025

Nhiều hoạt động văn hóa tại Bắc Kạn trong tháng 4/2025

Chiều 18/3, UBND tỉnh Bắc Kạn thông tin, từ ngày 6/4 đến ngày 30/4, tỉnh sẽ tổ chức chuỗi các sự kiện văn hóa, với điểm nhấn "Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn năm 2025" có chủ đề "Sông Cầu - Nơi ngọn nguồn hội tụ", quy mô các tỉnh, thành phố lưu vực sông Cầu: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương và thành phố Hà Nội.

Hòa Bình bảo tồn nghề dệt thổ cẩm độc đáo gắn với phát triển du lịch vùng cao

Hòa Bình bảo tồn nghề dệt thổ cẩm độc đáo gắn với phát triển du lịch vùng cao

Nhiều năm qua, tỉnh Hòa Bình đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển làng nghề thổ cẩm truyền thống của các dân tộc Mường, Thái, Dao…, tạo nhiều cơ hội việc làm, giúp người dân tăng thêm thu nhập, từng bước nâng cao đời sống. Việc bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống đã được các cấp, ngành quan tâm và triển khai hiệu quả, gắn với giá trị văn hóa địa phương, phát triển du lịch.

Nhiều hộ dân chuyển sang làm những sản phẩm đan lát có giá trị cao phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Ảnh: Tuấn Kiệt - TTXVN

Bạc Liêu bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch

Dù tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng ngàn lao động tại khu vực nông thôn nhưng các làng nghề của tỉnh Bạc Liêu đang bị mai một, nhiều làng nghề hoạt động cầm chừng. Trước thực trạng như vậy, tỉnh Bạc Liêu đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp để duy trì và phát triển các làng nghề, trong đó xác định bảo tồn làng nghề phải gắn với phát triển du lịch.

Đắk Lắk kích cầu du lịch nội địa

Đắk Lắk kích cầu du lịch nội địa

Đắk Lắk có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguồn tài nguyên phong phú cùng sự đa dạng trong văn hóa của 49 dân tộc, truyền thống cách mạng hào hùng… đã tạo ra nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Bên cạnh khai thác các tiềm năng, lợi thế, ngành Du lịch Đắk Lắk cùng cộng đồng doanh nghiệp đang tích cực đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường hoạt động quảng bá và liên kết phát triển du lịch, chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ. Qua đó, góp phần tăng trưởng lượng khách du lịch.

Huế: Phát huy thế mạnh trong bảo tồn, trùng tu, phục hồi các điểm di tích

Huế: Phát huy thế mạnh trong bảo tồn, trùng tu, phục hồi các điểm di tích

Kế thừa và phát huy những kết quả đạt được thời gian qua, năm 2025, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các dự án bảo tồn, trùng tu, phục hồi các công trình thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế góp phần từng bước lấy lại diện mạo của Kinh đô xưa. Qua đó, thúc đẩy phát triển du lịch di sản của thành phố.

Phát triển du lịch phù hợp với xu thế hiện đại

Phát triển du lịch phù hợp với xu thế hiện đại

Ngày 15/1, UBND thành phố Tuyên Quang tổ chức Hội nghị gặp gỡ, kết nối với hơn 60 đơn vị là các công ty lữ hành nội địa giới thiệu Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La và những nét đặc sắc của du lịch thành phố.

Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Điện Biên

Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Điện Biên

Từng là “vùng trũng” về du lịch nhưng trong năm 2024, ngành Du lịch Điện Biên đã vươn mình khẳng định là điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua đối với du khách. Có thể khẳng định, việc tổ chức thành công Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” chính là bệ phóng vững chắc để ngành Du lịch có một năm bứt phá ngoạn mục với những con số ấn tượng và thành tựu đáng tự hào.

Phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long bằng công nghệ VR/AR

Phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long bằng công nghệ VR/AR

Công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) tạo ra trải nghiệm sống động, hấp dẫn, giúp hỗ trợ du khách khám phá các tour, tuyến, điểm đến, sản phẩm du lịch từ xa, tăng trải nghiệm cá nhân, làm phong phú các hoạt động du lịch. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng giàu tiềm năng du lịch, nhưng việc ứng dụng VR/AR phát triển du lịch còn nhiều hạn chế.

Phát triển Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng thành Khu du lịch quốc gia

Phát triển Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng thành Khu du lịch quốc gia

Sáng 27/12, tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 20, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên cho biết, tỉnh gấp rút hoàn thiện các thủ tục pháp lý đối với Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, làm cơ sở mời gọi đầu tư, để phát triển thành Khu du lịch quốc gia. Tỉnh khai thác hợp lý, hiệu quả tiềm năng, tạo việc làm và tăng thu ngân sách nhà nước, đảm bảo phát triển hiệu quả, bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng và sinh kế cho cộng đồng dân cư. Đồng thời làm cơ sở để các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê môi trường rừng của Khu bảo tồn lập dự án đầu tư du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

Ông Lê Hoàng Xuyên, Chủ tịch UBND thành phố Ngã Bảy phát biểu. Ảnh: Hồng Thái - TTXVN

Hậu Giang phát triển du lịch gắn với giá trị văn hóa, lịch sử

Sáng 29/6, UBND thành phố Ngã Bảy (Hậu Giang) tổ chức Hội thảo "Sức bật du lịch và xúc tiến đầu tư thành phố Ngã Bảy". Các diễn giả, chuyên gia trình bày nhiều ý kiến về giải pháp phát triển du lịch gắn với phát huy giá trị văn hóa, lịch sử; định hướng, giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch đường sông.

Đồng bào các dân tộc anh em huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) biểu diễn tại Hội voi Buôn Đôn. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN

Đưa Đắk Lắk trở thành điểm đến đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch

Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 1747/QĐ-TTg phê duyệt, trong đó xác định phát triển du lịch toàn diện cả về phạm vi, quy mô, chất lượng nhân lực và dịch vụ, đa dạng hóa chuỗi sản phẩm du lịch, kết cấu hạ tầng du lịch hiện đại, đồng bộ ở tầm quốc tế.
Các thiếu nữ dân tộc Hà Nhì rạng rỡ trong trang phục truyền thống. Ảnh: An Hiếu

Rực rỡ sắc màu Điện Biên - Tây Bắc tại Thành phố Hồ Chí Minh

Là cơ hội kết nối sản phẩm văn hóa, du lịch, góp phần đẩy mạnh liên kết, phát triển du lịch Điện Biên-Tây Bắc với cả nước và quốc tế, Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Điện Biên và các tỉnh Tây Bắc tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra từ ngày 4 - 6/12/2023 với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc vùng cao.
Đa dạng hóa sản phẩm du lịch hướng đến phát triển bền vững

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch hướng đến phát triển bền vững

Để khai thác tiềm năng phát triển du lịch bền vững, tỉnh Tiền Giang đang tập trung triển khai các giải pháp cần thiết như đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tăng cường liên kết vùng, thu hút đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, mở thêm các tour, tuyến, phát triển những sản phẩm du lịch mới để thu hút, giữ chân du khách.
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Ánh Tuyết - TTXVN

Xúc tiến hợp tác liên kết phát triển du lịch Lâm Đồng - Đồng Tháp - Cần Thơ

Ngày 22/9, tại Cần Thơ, UBND tỉnh Lâm Đồng phối hợp cùng UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị xúc tiến hợp tác liên kết phát triển du lịch Lâm Đồng - Đồng Tháp - Cần Thơ. Đây là dịp để các doanh nghiệp du lịch hai địa phương kết nối, thiết kế các chương trình hợp tác dựa trên thế mạnh đặc thù của hai bên, gia tăng sự hài lòng trong trải nghiệm cho du khách.
Ông Trần Việt Phường, Chủ tịch Hiệp Hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long phát biểu. Ảnh: Văn Sĩ - TTXVN

Cụm phía Tây Đồng bằng sông Cửu Long đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch

Ngày 14/7, Sở Du lịch Kiên Giang phối hợp với thành phố Hà Tiên tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch Cụm phía Tây Đồng bằng sông Cửu Long, đề ra phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023; đồng thời, công bố biểu trưng (logo) du lịch tỉnh.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN

Đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch Nghệ An – Thanh Hóa – Đà Nẵng

Ngày 10/12, tại Đà Nẵng, Sở Du lịch tỉnh Nghệ An phối hợp với Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị "Giới thiệu, quảng bá du lịch Nghệ An tại Đà Nẵng năm 2022". Tham dự hội nghị có Lãnh đạo Tổng cục Du lịch, đại diện các Vụ thuộc Tổng cục Du lịch, Lãnh đạo Hiệp hội Du lịch Việt Nam; các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, du lịch…
Đại biểu tham quan gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP của tỉnh Thái Bình. Ảnh: Thế Duyệt - TTXVN

Thái Bình giới thiệu, kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch

Chiều 5/12, tại Khu du lịch sinh thái Cồn Đen (huyện Thái Thụy), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình tổ chức hội nghị giới thiệu, kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch. Đây là hoạt động vừa giúp quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP đặc trưng trên địa bàn tỉnh, vừa góp phần phát triển du lịch địa phương, từ đó tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất OCOP mở rộng thị trường.
Khách du lịch tham quan Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh. Ảnh: baoquangngai.vn

Quảng Ngãi xây dựng thị xã Đức Phổ trở thành điểm du lịch hấp dẫn

Thiên nhiên ưu đãi cho thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi bờ biển đẹp, nhiều điểm đến hấp dẫn và hàng chục di tích lịch sử; trong đó có nhiều khu di tích mang tầm quốc gia. Tuy nhiên, trong những năm qua, du lịch nơi đây vẫn phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có.
Giải đua ghe Ngo Khu vực ĐBSCL lần thứ V-2022 t. Ảnh: Trung Hiếu - TTXVN

Trà Vinh: Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, phát triển du lịch

Tỉnh Trà Vinh đang tập trung nhiều giải pháp phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Địa phương phấn đấu đến năm 2025 sẽ đón hơn 1,7 triệu khách với tổng doanh thu trên 930 tỷ đồng; đến năm 2030 đón hơn 2,5 triệu lượt khách, tổng doanh thu trên 1.850 tỷ đồng.
Xã Hồng Vân, huyện Thường Tín (Hà Nội) phát triển du lịch sinh thái làng nghề.

Hà Nội gắn xây dựng nông thôn mới với phát triển du lịch

Hà Nội có 18 huyện, thị xã ngoại thành với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp. Trong đó, du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu nông nghiệp là hướng đi mới. Thời gian qua, nhiều mô hình du lịch nông thôn đã trở thành điểm nhấn, góp phần thay đổi bộ mặt làng quê.
Tọa đàm khuyến nông.

Hà Nội tổ chức tọa đàm phát triển nông nghiệp sinh thái gắn với du lịch

Ngày 21/9, tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội) tổ chức tọa đàm khuyến nông về chủ đề “Phát triển nông nghiệp sinh thái gắn với du lịch”. Tọa đàm thu hút đông đảo bà con nông dân, chuyên gia, lãnh đạo các đơn vị, sở, ngành tham gia…