Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Điện Biên

Từng là “vùng trũng” về du lịch nhưng trong năm 2024, ngành Du lịch Điện Biên đã vươn mình khẳng định là điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua đối với du khách. Có thể khẳng định, việc tổ chức thành công Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” chính là bệ phóng vững chắc để ngành Du lịch có một năm bứt phá ngoạn mục với những con số ấn tượng và thành tựu đáng tự hào.

potal-soi-noi-ngay-hoi-van-hoa-dan-toc-mong-o-vung-bien-gioi-dien-bien-7780944.jpg
Ngày 29/12/2024, tại bản Na Ư, xã biên giới Na Ư, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên), UBND huyện tổ chức khai mạc Ngày hội Giao lưu văn hóa dân tộc Mông lần thứ 5. Ngày hội nhằm tôn vinh, giới thiệu, quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, hết sức phong phú và đa dạng về cả giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào dân tộc Mông huyện Điện Biên. Trong ảnh: Thi giã bánh dày tại Ngày hội. Ảnh: Xuân Tư - TTXVN

Những con số ấn tượng

Các hoạt động của Năm Du lịch quốc gia, gắn với kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tạo ra sức hút mạnh mẽ để lần đầu tiên Điện Biên đón lượng khách du lịch cao nhất, đạt hơn 1,85 triệu lượt, vượt xa kế hoạch đưa ra (kế hoạch là 1,3 triệu lượt khách), trong đó khách du lịch quốc tế đạt 11.500 lượt. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt hơn 3.321 tỷ đồng (kế hoạch là 2.200 tỷ đồng), góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, đưa tăng trưởng GRDP năm 2024 của tỉnh Điện Biên đạt hơn 10%... Đây chính là những con số biết nói, minh chứng rõ nét cho sức hút mới về du lịch của mảnh đất lịch sử anh hùng nơi cực Tây Tổ quốc.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô, Trưởng Ban tổ chức Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024, ngành Du lịch tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thông qua chuỗi các sự kiện trong Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 góp phần tạo bước đột phá về du lịch, động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên những năm tiếp theo.

Với các hoạt động quy mô lớn, sự kiện tầm quốc gia lần đầu được tổ chức tại Điện Biên đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh mảnh đất, con người Điện Biên đến bạn bè, du khách trong nước, quốc tế. Qua đó, du khách, bạn bè trong nước, quốc tế cảm nhận sâu sắc hơn về mảnh đất Điện Biên - mảnh đất của lịch sử hào hùng, thiên nhiên hùng vỹ, văn hóa đặc sắc và người dân thân thiện, mến khách…

potal-soi-noi-ngay-hoi-van-hoa-dan-toc-mong-o-vung-bien-gioi-dien-bien-7780942.jpg
Ngày 29/12/2024, tại bản Na Ư, xã biên giới Na Ư, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên), UBND huyện tổ chức khai mạc Ngày hội Giao lưu văn hóa dân tộc Mông lần thứ 5. Ngày hội nhằm tôn vinh, giới thiệu, quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, hết sức phong phú và đa dạng về cả giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào dân tộc Mông huyện Điện Biên. Đồng bào dân tộc Mông ném pao tại Ngày hội. Ảnh: Xuân Tư - TTXVN

Đặc biệt, Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu, với hàng loạt các hoạt động ý nghĩa, sôi động đã thổi làn gió mới vào đời sống văn hóa - du lịch và thu hút nhiều du khách đến Điện Biên. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh nỗ lực đầu tư cơ sở hạ tầng mạnh mẽ, trong đó có hệ thống đường giao thông, cảng hàng không, cầu Thanh Bình, chỉnh trang đô thị cũng như nhiều công trình hạ tầng khác đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Các hoạt động quảng bá và phát triển thị trường, thiết kế nhiều tour, tuyến hấp dẫn được triển khai đồng bộ như: Khai thác các di tích lịch sử chiến trường Điện Biên Phủ, các sự kiện văn hóa dân tộc, lễ hội truyền thống, hoạt động quảng bá giới thiệu, khai thác tour du lịch sinh thái…

Ông Bùi Anh Tiến, Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch tỉnh Điện Biên, Giám đốc Khối Thương mại và Dịch vụ của Him Lam Resort cho biết, để chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024, đơn vị đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ tại các cơ sở kinh doanh lưu trú, nhà hàng, điểm mua sắm; cử nhân sự tham gia khóa đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… Đồng thời, đơn vị phối hợp đẩy mạnh thông tin, truyền thông, quảng bá về chương trình, sự kiện trong Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 với nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Do đó, bốn khu tổ hợp du lịch Khu nghỉ dưỡng Him Lam - Him Lam Resort, Trung tâm sự kiện Him Lam Grand Center, Khu du lịch Khoáng nóng Uva và Khu Văn hóa - Ẩm thực Thái có mức tăng trưởng về doanh thu, đạt 170% so với năm 2023.

Động lực để du lịch “cất cánh”

Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 không chỉ là cơ hội quảng bá hình ảnh mảnh đất, con người tỉnh Điện Biên mà còn tạo ra môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo và mở rộng quy mô hoạt động.

Đặc biệt, việc mở rộng hợp tác, liên kết với các đơn vị, địa phương được xem như động lực mới để ngành Du lịch Điện Biên tiếp tục phát triển. Có thể kể đến như: Liên kết, hợp tác du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và Thành phố Hồ Chí Minh; ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch với tỉnh Thanh Hóa, thành phố Hà Nội, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Vietravel…

Ông Nguyễn Hà Trung, Phó Tổng Giám đốc Vietravel cho biết, Du lịch Điện Biên có tiềm năng to lớn với những giá trị lịch sử, văn hóa và thiên nhiên phong phú, độc đáo hiếm nơi nào sánh kịp. Nói đến Điện Biên, chúng ta không chỉ nhắc đến Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, biểu tượng của lòng yêu nước và tinh thần bất khuất của dân tộc mà còn là vùng đất với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, bản sắc văn hóa phong phú của các dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Dao… Đây chính là những thế mạnh riêng có, nền tảng để phát triển du lịch một cách bền vững.

Ngay sau lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với tỉnh Điện Biên, Vietravel hợp tác chặt chẽ để xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo của địa phương nhằm tạo nên những trải nghiệm mới lạ, hấp dẫn du khách. Song song đó, Vietravel đẩy mạnh hoạt động quảng bá và xúc tiến du lịch thông qua mạng lưới truyền thông rộng khắp và các đối tác quốc tế; hợp tác tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch trong và ngoài nước đưa hình ảnh Điện Biên đến gần hơn với bạn bè trong nước và thế giới.

vna-potal-soi-noi-ngay-hoi-van-hoa-dan-toc-mong-o-vung-bien-gioi-dien-bien-7780933.jpg
Ngày 29/12/2024, tại bản Na Ư, xã biên giới Na Ư, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên), UBND huyện tổ chức khai mạc Ngày hội Giao lưu văn hóa dân tộc Mông lần thứ 5. Ngày hội nhằm tôn vinh, giới thiệu, quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, hết sức phong phú và đa dạng về cả giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào dân tộc Mông huyện Điện Biên. Trong ảnh: Giao lưu văn nghệ tại Ngày hội. Ảnh: Xuân Tư - TTXVN

Đơn vị cam kết đồng hành cùng tỉnh trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm du lịch thông qua lớp tập huấn chuyên sâu về quản trị, nghiệp vụ lữ hành và kỹ năng phục vụ khách hàng. Đặc biệt, Vietravel phối hợp hỗ trợ tỉnh trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của vùng bản địa, kết hợp giải pháp phát triển bền vững, hài hòa giữa du lịch và kinh tế - xã hội.

“Tôi tin rằng, thông qua sự hợp tác này, chúng ta sẽ đưa tỉnh Điện Biên trở thành một điểm sáng trên bản đồ du lịch quốc gia và quốc tế thời gian tới”, ông Nguyễn Hà Trung khẳng định.

Theo ông Phạm Văn Thăng, Trưởng phòng Quản lý Du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên), năm 2025, ngành Du lịch tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Tạo tiền đề phát triển toàn diện cả về phạm vi, quy mô, tính chất, đưa du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ngành Du lịch phấn đấu thu hút hơn 1.450 triệu lượt khách; trong đó khách quốc tế đạt trên 300.000 lượt. Tổng thu từ du lịch đạt trên 2.400 tỷ đồng và số ngày lưu trú bình quân của khách du lịch đạt trên 3 ngày.

Với những bước đi chiến lược và tầm nhìn dài hạn, du lịch Điện Biên đang từng bước hiện thực hóa khát vọng trở thành trung tâm du lịch của tiểu vùng Tây Bắc. Không chỉ là mảnh đất anh hùng với Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, Điện Biên còn là nơi hội tụ những giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc, nơi lịch sử và hiện tại giao hòa, tạo nên một điểm đến đầy màu sắc, đáng nhớ với những trải nghiệm bất tận đang chờ đón mọi du khách gần xa.

Trung Kiên

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Phát triển du lịch phù hợp với xu thế hiện đại

Phát triển du lịch phù hợp với xu thế hiện đại

Ngày 15/1, UBND thành phố Tuyên Quang tổ chức Hội nghị gặp gỡ, kết nối với hơn 60 đơn vị là các công ty lữ hành nội địa giới thiệu Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La và những nét đặc sắc của du lịch thành phố.

Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025

Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025

Ngày 11/1, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) tổ chức Khai mạc Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025 và chương trình nghệ thuật với chủ đề “Bản mường vào xuân - Anh Đào khoe sắc” tại đảo Hoa, xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ.

Độc đáo "vương quốc rắn" ở miền Tây

Độc đáo "vương quốc rắn" ở miền Tây

Trại rắn Đồng Tâm (hay Trung tâm Nuôi trồng, nghiên cứu, chế biến dược liệu, Cục Hậu cần Quân khu 9) tại xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang không chỉ nổi tiếng là một bảo tàng rắn phong phú mà còn là một khu du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Hoa mua nhuộm tím nông trường chè B’Lao

Hoa mua nhuộm tím nông trường chè B’Lao

Những ngày cuối năm, hoa mua bung nở rực rỡ trên nhiều đồi chè ở thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), thu hút đông đảo khách tham quan. Để tạo điều kiện cho du khách, các chủ nông trường chè cũng mở cửa cho khách vào tự do để chụp ảnh, quay phim thoải mái.

Du lịch Yên Bái biến "di sản" thành "tài sản"

Du lịch Yên Bái biến "di sản" thành "tài sản"

Năm 2024, Yên Bái trở thành điểm đến hấp dẫn bởi sự phát triển đa dạng các sản phẩm và loại hình du lịch, cùng nhiều chính sách kích cầu thị trường hiệu quả; vận dụng, phát huy giá trị di sản văn hóa, danh thắng, làng nghề, từ đó thu hút lượng du khách cao nhất từ trước đến nay, tạo mức tăng trưởng ấn tượng. Để biến "di sản" thành "tài sản", năm 2025, Yên Bái tiếp tục thực hiện toàn diện 11 chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, đầu tư hơn nữa cho việc hình thành các loại hình du lịch mới.

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Chung tay ”níu chân” du khách

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Chung tay ”níu chân” du khách

Thực tế, xuất phát từ nhiều điều kiện liên quan đặc thù quy trình sản xuất, cơ sở hạ tầng, không phải làng nghề hay nghề truyền thống nào cũng trở thành sản phẩm du lịch. Song du lịch làng nghề vẫn một trong những nhóm sản phẩm du lịch quan trọng, làm nên giá trị đặc sắc cho điểm đến. Hiện nay, phát triển du lịch gắn với làng nghề, nghề truyền thống ở nhiều địa phương đang có nhiều cơ hội nhưng cũng gặp nhiều thách thức, đòi hỏi sự chung tay từ cộng đồng người dân làng nghề, các cấp, ngành chức năng, các doanh nghiệp thu mua sản phẩm làng nghề cũng như các doanh nghiệp dịch vụ du lịch.

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa

Nhìn từ góc độ văn hóa, làng nghề, nghề thủ công là những di sản văn hóa cần được bảo tồn, phát huy giá trị, góp phần phát triển kinh tế- xã hội, trong đó có kinh tế du lịch. Từ nguyên liệu cho đến các công đoạn sáng tạo, làm nên sản phẩm hoặc quan niệm về tín ngưỡng, nhân sinh thể hiện qua sản phẩm cùng các nghi thức tôn vinh tổ nghề đều thể hiện bản sắc văn hóa của cộng đồng cư dân làng nghề, có thể trở thành sản phẩm du lịch độc đáo.

Xây dựng Bích Đầm trở thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Xây dựng Bích Đầm trở thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Ngày 3/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa phối hợp các đơn vị tổ chức hội nghị tổng kết Dự án thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa cộng đồng và khối tư nhân với cơ quan nhà nước trong bảo tồn rạn san hô và phát triển bền vững khu vực biển Hòn Mun, vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Để du lịch sông nước luôn là “đặc sản” hấp dẫn của Đồng bằng sông Cửu Long

Để du lịch sông nước luôn là “đặc sản” hấp dẫn của Đồng bằng sông Cửu Long

Với lợi thế có gần 28.000 km đường thủy, du lịch sông nước gắn với nét văn hóa miệt vườn là những sản phẩm du lịch nổi bật thu hút du khách của Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, lợi thế này vẫn còn rất nhiều tiềm năng cần được các địa phương khai thác, phát huy hiệu quả hơn để sản phẩm du lịch tránh đơn điệu, trùng lặp khiến du khách cho rằng “chỉ cần đến một lần cho biết, đi một nơi biết được cả vùng”.

Hà Giang chào đoàn khách du lịch đầu tiên của năm mới 2025

Hà Giang chào đoàn khách du lịch đầu tiên của năm mới 2025

Ngày 1/1, trong không khí rộn ràng của ngày đầu năm mới, tỉnh Hà Giang hân hoan chào đón đoàn khách du lịch đầu tiên đến tham quan và trải nghiệm tại mảnh đất cực Bắc Tổ quốc. Sự kiện do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang tổ chức nhằm khởi đầu cho chuỗi hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch trong suốt năm 2025.

Tăng sức hút du lịch vùng Đông Nam Bộ

Tăng sức hút du lịch vùng Đông Nam Bộ

Kết thúc năm 2024, lĩnh vực du lịch của vùng Đông Nam Bộ - khu vực kinh tế năng động của cả nước tiếp tục ghi nhận nhiều kết quả nổi bật. Phát huy kết quả đạt được, đồng thời nhìn rõ những “gam trầm” trong bức tranh sáng, năm 2025 các địa phương có giải pháp tăng sức hút, giữ vững vị thế du lịch Đông Nam Bộ trên bản đồ du lịch cả nước.

Cao Bằng gắn văn hóa truyền thống với phát triển du lịch cộng đồng

Cao Bằng gắn văn hóa truyền thống với phát triển du lịch cộng đồng

Cao Bằng là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, không chỉ hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên mà còn thu hút bởi những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc. Văn hóa truyền thống đang dần trở thành thế mạnh để ngành du lịch Cao Bằng khai thác, phát triển thành sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt…

Vẻ đẹp lung linh Đêm hoa đăng Ninh Kiều năm 2024

Vẻ đẹp lung linh Đêm hoa đăng Ninh Kiều năm 2024

Tối 30/12, tại thành phố Cần Thơ, Ủy ban nhân dân quận Ninh Kiều phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố tổ chức khai mạc Ngày hội Du lịch - Đêm hoa đăng Ninh Kiều lần thứ 7 năm 2024.

Sắc màu văn hóa độc đáo tại chợ phiên Mường Chon

Sắc màu văn hóa độc đáo tại chợ phiên Mường Chon

Từ tháng 11/2020, chợ phiên Mường Chon đi vào hoạt động, bày bán các sản phẩm đặc trưng trong đời sống, sinh hoạt của cộng đồng các dân tộc tại các huyện Con Cuông, Quỳ Hợp, Tương Dương và là nơi bảo lưu, trao truyền, phát huy những giá trị văn hóa độc đáo mang đậm sắc màu văn hóa vùng cao miền Tây xứ Nghệ.

Phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long bằng công nghệ VR/AR

Phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long bằng công nghệ VR/AR

Công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) tạo ra trải nghiệm sống động, hấp dẫn, giúp hỗ trợ du khách khám phá các tour, tuyến, điểm đến, sản phẩm du lịch từ xa, tăng trải nghiệm cá nhân, làm phong phú các hoạt động du lịch. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng giàu tiềm năng du lịch, nhưng việc ứng dụng VR/AR phát triển du lịch còn nhiều hạn chế.

Yên Bái lần đầu tiên tổ chức Hội thi hướng dẫn viên du lịch tiêu biểu

Yên Bái lần đầu tiên tổ chức Hội thi hướng dẫn viên du lịch tiêu biểu

Ngày 29/12, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái tổ chức Hội thi Hướng dẫn viên du lịch tiêu biểu lần thứ Nhất. Đây là cơ hội để các hướng dẫn viên du lịch trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp, qua đó quảng bá hình ảnh đẹp, địa điểm du lịch hấp dẫn của Yên Bái đến với du khách trong và ngoài tỉnh.

Cần Thơ lần đầu tổ chức Giải đua thuyền buồm trên sông Hậu

Cần Thơ lần đầu tổ chức Giải đua thuyền buồm trên sông Hậu

Ngày 29/12, tại thành phố Cần Thơ, UBND quận Ninh Kiều phối hợp cùng nhiều đơn vị tổ chức Giải đua thuyền buồm trên sông Hậu, đánh dấu lần đầu tiên môn thể thao này xuất hiện tại thành phố Cần Thơ. Ngoài theo dõi cuộc đua, người dân và du khách còn có cơ hội trải nghiệm cảm giác lướt sóng trên sông Hậu với những chiếc thuyền buồm hiện đại.

Lễ hội hủ tiếu Mỹ Tho: Tinh hoa từng sợi gạo

Lễ hội hủ tiếu Mỹ Tho: Tinh hoa từng sợi gạo

Nhằm tôn vinh thương hiệu “Hủ tiếu Mỹ Tho” trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 345 năm đô thị Mỹ Tho (1679 - 2024) gắn với xúc tiến du lịch và chào đón năm mới Ất Tỵ 2025, chiều 27/12, tại Công viên Tết Mậu Thân, UBND thành phố Mỹ Tho tổ chức khai mạc Lễ hội hủ tiếu Mỹ Tho với chủ đề “Tinh hoa từng sợi gạo”.

Liên kết phát triển du lịch mang đến trải nghiệm mới mẻ cho du khách

Liên kết phát triển du lịch mang đến trải nghiệm mới mẻ cho du khách

Chiều 27/12, tại thành phố Đồng Hới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu chủ trì, phối hợp Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu - Quảng Bình năm 2024. Sự kiện có sự tham dự của đại diện Hiệp hội Du lịch, đơn vị hoạt động du lịch tại các tỉnh Lai Châu, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Trà Vinh và Quảng Bình.

Phát triển Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng thành Khu du lịch quốc gia

Phát triển Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng thành Khu du lịch quốc gia

Sáng 27/12, tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 20, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên cho biết, tỉnh gấp rút hoàn thiện các thủ tục pháp lý đối với Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, làm cơ sở mời gọi đầu tư, để phát triển thành Khu du lịch quốc gia. Tỉnh khai thác hợp lý, hiệu quả tiềm năng, tạo việc làm và tăng thu ngân sách nhà nước, đảm bảo phát triển hiệu quả, bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng và sinh kế cho cộng đồng dân cư. Đồng thời làm cơ sở để các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê môi trường rừng của Khu bảo tồn lập dự án đầu tư du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.