Quýt Nam Sơn tạo thu nhập bền vững cho người dân vùng cao Tân Lạc

Xã Vân Sơn, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) đang vào mùa thu hoạch chính vụ quýt Nam Sơn. Hiện tổng diện tích trồng quýt Nam Sơn đạt hơn 100 ha, có giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg. Với ưu điểm vỏ mỏng, múi dày, ít hạt, mọng nước, có mùi thơm đặc trưng, cây quýt Nam Sơn đang trở thành cây trồng có múi chủ lực đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo bền vững.

potal-nguoi-dan-hoa-binh-thu-hoach-quyt-co-nam-son-7765289.jpg
Người dân thu hoạch quýt Nam Sơn. Ảnh: Thanh Hải - TTXVN

Trước đây, xã Vân Sơn là một trong những xã nghèo, đặc biệt khó khăn của tỉnh Hòa Bình với 98% dân số là người dân tộc Mường, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn do kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Từ năm 2009, được sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, toàn xã đã áp dụng mô hình trồng quýt và đạt hiệu quả rõ rệt. Nhiều hộ dân trồng quýt đã có thu nhập ổn định từ 30 - 100 triệu đồng/năm.

Quýt Nam Sơn thường được người dân địa phương gọi là “quýt cổ”, vì chẳng ai biết cây quýt có trên đất Vân Sơn từ bao giờ, chỉ biết cây quýt đã ở đất Vân Sơn từ trước năm 1950.

potal-nguoi-dan-hoa-binh-thu-hoach-quyt-co-nam-son-7765294.jpg
Quýt Nam Sơn chín vàng, vỏ mỏng, ngọt thanh. Ảnh: Thanh Hải - TTXVN

Thời điểm này, khắp các sườn đồi dọc các xóm Tớn, Bương, Rồ, Xôm… ở xã Vân Sơn, huyện Tân Lạc, quýt Nam Sơn sai trĩu cành, vàng rực cả một vùng đồi núi, các nhà vườn phải sử dụng que chống để cây không bị gãy, đổ. Dọc theo tuyến đường liên xóm, xe tải nối đuôi nhau thu mua quýt tận vườn. Bà con phấn khởi bởi quýt Nam Sơn năm nay được mùa, được giá, có thời điểm đầu mùa giá quýt lên đến hơn 40.000 đồng/kg.

Thực hiện Nghị quyết của xã Vân Sơn tập trung phát triển cây có múi, đặc biệt là cây quýt Nam Sơn, nhiều hộ gia đình nơi đây mở rộng diện tích, thực hiện áp dụng công nghệ vào gieo trồng.

potal-nguoi-dan-hoa-binh-thu-hoach-quyt-co-nam-son-7765265.jpg
Người dân thu hoạch quýt Nam Sơn bằng cách đổi công giữa các hộ gia đình. Ảnh: Thanh Hải - TTXVN

Từ trung tuần tháng 11, hộ gia đình anh Bùi Văn Tuấn, xóm Xôm, xã Vân Sơn (Tân Lạc) đang cùng người dân đã tập trung thu hái để đảm bảo nguồn cung cho tư thương thu mua tại vườn. Bình quân mỗi ngày gia đình xuất ra thị trường 1 tấn quýt, giá bán ổn định 30.000 đồng/kg, tư thương chủ yếu đến từ Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên và các tỉnh miền Nam.

Anh Bùi Văn Tuấn chia sẻ, gia đình trồng quýt Nam Sơn từ năm 2013, đến nay tổng diện tích trồng quýt Nam Sơn của gia đình đạt hơn 2ha, cây quýt hợp thổ nhưỡng, khí hậu nên phát triển nhanh, nhưng cũng khó tính nếu không biết cách chăm bón. Quýt Nam Sơn có nhiều chủng loại như quýt đường, quýt chua, quýt bánh xe...

potal-nguoi-dan-hoa-binh-thu-hoach-quyt-co-nam-son-7765281.jpg
Quýt Nam Sơn là giống quýt cổ, có vỏ mỏng, múi dày, mọng nước với mùi thơm đặc trưng. Ảnh: Thanh Hải - TTXVN

Quýt Nam Sơn năm nay chất lượng và mẫu mã đẹp, do đó người dân thu hoạch đến đâu thì tư thương thu mua đến đấy, không phải mang ra chợ phiên để tiêu thụ hoặc bày bán dọc đường như trước kia.

potal-nguoi-dan-hoa-binh-thu-hoach-quyt-co-nam-son-7765275.jpg
Rửa quýt Nam Sơn bằng nước sạch, để khô sau đó đóng thùng mang đi tiêu thụ. Ảnh: Thanh Hải - TTXVN

Chị Hà Thị Lành, xã Vân Sơn (Tân Lạc) cho biết, năm nay, thời tiết thuận lợi, cùng với việc chăm sóc đảm bảo đúng kỹ thuật, nên cây quýt không bị sâu bệnh. Chất lượng quả cũng đẹp hơn, quýt có vị ngọt thanh, múi mọng nước. Vụ quýt nhà chị Lành, đến cuối tháng 12 mới chín rộ, hiện đã có nhiều thương lái đã đặt hàng mua cả vườn.

potal-nguoi-dan-hoa-binh-thu-hoach-quyt-co-nam-son-7765280.jpg
Phân loại quýt Nam Sơn để bán cho thương lái. Ảnh: Thanh Hải - TTXVN

Anh Lương Đình Cương, thương lái tại chợ Long Biên (Hà Nội) cho biết: "Được sự giới thiệu từ bạn bè, năm nay tôi vào tận xã Vân Sơn để mua quýt, nhìn chung chất lượng, mẫu mã rất đạt tiêu chuẩn, nên được người tiêu dùng ưu chuộng, hàng về đến đâu là được tiêu thụ đến đấy. Về lâu dài, mong bà con phát huy giá trị quýt Nam Sơn để sản phẩm có cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm quýt các địa phương khác trong nước".

Thương lái từ Hà Nội chọn mua quýt Nam Sơn. Ảnh: Thanh Hải - TTXVN

Thương lái từ Hà Nội chọn mua quýt Nam Sơn. Ảnh: Thanh Hải - TTXVN

Hiện nay, quýt Nam Sơn đã được trồng phổ biến tại 17/17 xóm trên địa bàn xã Vân Sơn. Một số hộ đã cải tạo, xóa bỏ diện tích vườn tạp để trồng quýt cổ và chủ động học hỏi kinh nghiệm của các nhà vườn làm trước để áp dụng vào quá trình trồng, chăm sóc, do đó hạn chế tối đa sâu bệnh trên cây. Bên cạnh đó, nhiều nhà vườn tạo mối liên kết với các doanh nghiệp thu mua sản phẩm, đảm bảo giá thành ổn định, không bị tư thương ép giá.

potal-nguoi-dan-hoa-binh-thu-hoach-quyt-co-nam-son-7765273.jpg
Người dân bán quýt Nam Sơn tại chợ phiên xã Vân Sơn. Ảnh: Thanh Hải - TTXVN

Ngoài ra, xã Vân Sơn đã nhân rộng diện tích trồng cây có múi khác như cam canh, cam lòng vàng... sản lượng trên 1 ha trong thời kỳ kinh doanh có thể thu về từ 3 - 4 tấn quả.

Phó Chủ tịch UBND xã Vân Sơn, ông Hà Văn Hà cho biết, xác định quýt cổ Nam Sơn là một trong những cây trồng chủ lực, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xã đã làm tốt tuyên truyền, vận động nhân dân cải tạo vườn tạp, nhân rộng diện tích. Thời gian tới, xã mong muốn các sở, ban, ngành quan tâm, hỗ trợ tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để bảo tồn giống và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tạo mối liên kết với các doanh nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ với giá thành ổn định.

potal-nguoi-dan-hoa-binh-thu-hoach-quyt-co-nam-son-7765290.jpg
Cán bộ chính quyền xã Vân Sơn (Tân Lạc, Hòa Bình) trao đổi với chủ vườn về việc bảo tồn và phát triển giống quýt cổ Nam Sơn. Ảnh: Thanh Hải - TTXVN

Quýt Nam Sơn dễ trồng, được thiên nhiên ưu đãi, ít sâu bệnh lại có sức đề kháng tốt, chu kỳ thu hoạch của cây kéo dài, cho hiệu quả kinh tế cao. Năm 2018, UBND huyện Tân Lạc đã đón nhận bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Quýt Nam Sơn - xã Tân Lạc”.

Quýt Nam Sơn có vỏ mỏng, múi dày, mọng nước, mùi thơm đặc trưng. Ảnh: Thanh Hải - TTXVN

Quýt Nam Sơn có vỏ mỏng, múi dày, mọng nước, mùi thơm đặc trưng. Ảnh: Thanh Hải - TTXVN

Những nỗ lực của chính quyền và người dân Vân Sơn đã giúp cây quýt có điều kiện phát triển, vươn xa ra thị trường trong nước; đồng thời, hướng đến xây dựng quýt Nam Sơn trở thành nông sản đặc trưng chất lượng cao, giúp các hộ nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Thanh Hải

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Quảng Ngãi tăng cường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm dịp Tết

Quảng Ngãi tăng cường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm dịp Tết

Hơn 1 tháng nữa sẽ đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đây cũng là thời điểm nhu cầu tiêu dùng thịt gia súc, gia cầm tăng cao. Vì vậy các hộ chăn nuôi cũng liên tục tăng đàn vật nuôi. Điều này đồng nghĩa dịch bệnh dễ phát sinh. Do đó, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi đã và đang tăng cường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Đầu tư phát triển sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Phú Yên

Đầu tư phát triển sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Phú Yên

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Phú Yên, chính quyền địa phương đã hỗ trợ người dân nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, tăng thu nhập. Tỉnh chú trọng phân bổ nguồn vốn đầu tư hạ tầng cơ sở nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

Nông dân Tiền Giang chuyển gần 4.000 ha sang trồng rau màu để “chung sống với lũ”

Nông dân Tiền Giang chuyển gần 4.000 ha sang trồng rau màu để “chung sống với lũ”

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, để phát huy tiềm năng đất đai, lao động theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu và “chung sống với lũ”, các huyện, thị vùng kiểm soát lũ đầu nguồn sông Tiền (Tiền Giang) như: Cai Lậy, Cái Bè, Tân Phước, thị xã Cai Lậy khuyến khích nông dân chuyển đổi sang trồng rau màu ở những địa bàn khó khăn thông qua các mô hình phù hợp và hiệu quả: chuyên canh màu, luân canh 1 vụ màu trong mùa lũ kết hợp 2 vụ lúa/năm… giúp nâng cao thu nhập cho nông dân vừa tạo nguồn nông sản hàng hóa có giá trị tham gia thị trường.

Nuôi cua biển lãi hơn 100.000 đồng/kg thương phẩm

Nuôi cua biển lãi hơn 100.000 đồng/kg thương phẩm

Giá cua biển thương phẩm tại thị trường Trà Vinh trong những ngày cuối tháng 12/2024 đã bắt đầu tăng lên 10.000 – 15.000 đồng/kg. Cua gạch, cua thịt hiện được thu mua ở mức 250.000 – 350.000 đồng/kg (tùy loại), nông dân nuôi cua biển ở Trà Vinh đạt lợi nhuận bình quân 100.000 đồng/kg cua thương phẩm, tương đương lãi ròng khoảng 150 – 160 triệu đồng/ha/vụ.

Làng miến Chi Lăng “sáng đèn” chạy đơn hàng Tết

Làng miến Chi Lăng “sáng đèn” chạy đơn hàng Tết

Thời điểm giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng miến Chi Lăng tại phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk lại “sáng đèn” cả ngày lẫn đêm để “chạy” đơn hàng Tết. Sau hàng chục năm hình thành và phát triển, người làm miến ở Chi Lăng không chỉ giữ được nghề truyền thống mà còn hướng đến sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Mô hình tôm - lúa được đánh giá là mô hình phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Ảnh: TTXVN

Trà Vinh khuyến khích sản xuất bền vững mô hình rừng – tôm, lúa – thủy sản

Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang vận động, khuyến khích nông dân trong tỉnh tiếp tục giữ vững diện tích hơn 11.350 ha mô hình sản xuất rừng - tôm, lúa - thủy sản trong năm 2025. Đây là mô hình sản xuất bền vững vừa đem lại mức thu nhập cao về giá trị sản phẩm, vừa tạo sự bền vững hệ sinh thái vùng ngập mặn của tỉnh.

Khuyến nông cộng đồng tích cực hỗ trợ cho nông dân ở 5 tỉnh miền núi phía Bắc

Khuyến nông cộng đồng tích cực hỗ trợ cho nông dân ở 5 tỉnh miền núi phía Bắc

Chiều 19/12, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Điện Biên tổ chức Tọa đàm truyền thông mô hình khuyến nông cộng đồng. Dự tọa đàm có ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, hơn 100 khuyến nông viên tiêu biểu của tỉnh Điện Biên; đại diện 5 Trung tâm khuyến nông cộng đồng thuộc 5 tỉnh miền núi phía Bắc: Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai, Phú Thọ và Điện Biên.

Cam Xã Đoài “tiến Vua” rụng hàng loạt trước vụ Tết

Cam Xã Đoài “tiến Vua” rụng hàng loạt trước vụ Tết

Hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, những ngày này, các vườn cam Xã Đoài, xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc bắt đầu chín và cho thu hoạch. Tuy nhiên, nhiều diện tích cam của các nhà vườn đang đối diện với hiện tượng cam rụng hàng loạt, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người dân, nguy cơ thất thu vụ Tết. Do lo ngại số lượng cam trên cây không đủ để cung ứng dịp Tết, nhiều nhà vườn buộc phải từ chối nhận cọc từ khách hàng.

Lạng Sơn phòng chống đói rét, bảo vệ đàn vật nuôi ở vùng núi cao

Lạng Sơn phòng chống đói rét, bảo vệ đàn vật nuôi ở vùng núi cao

Những ngày gần đây, nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giảm sâu, một số khu vực núi cao ở nhiều thời điểm đã ghi nhận nhiệt độ chỉ ở mức khoảng 4 - 5 độ C. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh cùng chính quyền địa phương đã hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp chăm sóc, bảo vệ để đàn vật nuôi không bị chết vì đói, rét...

Lần tiên đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Lần tiên đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc” với sự tham gia của 120 người đến từ 36 đội thuộc các huyện, thành phố, đơn vị, nhà hàng…

Cần quy hoạch phát triển vùng sản xuất lúa giống

Cần quy hoạch phát triển vùng sản xuất lúa giống

Tại hội thảo tham vấn "Định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao của thành phố Cần Thơ từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ tổ chức chiều 16/12, Tiến sĩ Nguyễn Thúy Kiều Tiên, Phó Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long nhấn mạnh, quy hoạch phát triển vùng sản xuất lúa giống cung ứng cho thành phố Cần Thơ nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung là điều rất cần thiết.

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế - Chìa khóa tăng trưởng cho tỉnh Kon Tum

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế - Chìa khóa tăng trưởng cho tỉnh Kon Tum

Nhiệm kỳ 2020 – 2025 được xem là một nhiệm kỳ thành công của tỉnh Kon Tum trong tăng trưởng kinh tế, khi liên tiếp tạo ra sức đột phá, dẫn đầu khu vực Tây Nguyên. Có được thành quả đó, không chỉ là sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, mà còn là sự chung sức, đồng lòng của toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Một trong những dấu ấn quan trọng để kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển chính là việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy tối đa giá trị của các ngành kinh tế mũi nhọn, tạo ra sức bật cho nền kinh tế của Kon Tum – một trong những tỉnh nghèo của cả nước.

Các huyện vùng cao Hà Giang chủ động chống rét bảo vệ đàn gia súc

Các huyện vùng cao Hà Giang chủ động chống rét bảo vệ đàn gia súc

Nằm ở địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, Hà Giang nổi bật với những dãy núi đá hùng vĩ, sương mù dày đặc và mùa đông giá lạnh, nơi nhiệt độ có thể xuống dưới 10 độ C, và những đợt rét đậm, rét hại có thể khiến nhiệt độ giảm sâu hơn nữa, đôi khi chỉ còn 2-3 độ C. Với khí hậu khắc nghiệt như vậy, đàn gia súc ở đây luôn đối mặt với nguy cơ chết rét và thiếu thức ăn. Tuy nhiên, sự chủ động của chính quyền địa phương và ý thức bảo vệ tài sản của đồng bào dân tộc thiểu số đã giúp giảm thiểu thiệt hại đáng kể, đồng thời bảo vệ được nguồn sinh kế bền vững cho người dân.

Quảng Trị dành gần 180 tỷ đồng phát triển lúa hữu cơ liên kết theo chuỗi giá trị

Quảng Trị dành gần 180 tỷ đồng phát triển lúa hữu cơ liên kết theo chuỗi giá trị

Từ năm 2025 – 2030, tỉnh Quảng Trị đầu tư gần 180 tỷ đồng để phát triển lúa hữu cơ gắn với liên kết theo chuỗi giá trị bền vững; trong đó, năm 2025 tỉnh đầu tư trên 16 tỷ đồng để phát triển thêm 684 ha lúa hữu cơ, qua đó đưa tổng diện tích lúa loại này lên 1.000 ha. Từ năm 2026 – 2030 tỉnh đầu tư hơn 163 tỷ đồng để phát triển thêm 1.000 ha lúa hữu cơ, qua đó đưa tổng diện tích lúa loại này lên 2.000 ha.

Tiền Giang khẩn trương dập dịch sâu đầu đen hại dừa

Tiền Giang khẩn trương dập dịch sâu đầu đen hại dừa

Bùng phát trong những tháng đầu năm 2024, dịch sâu đầu đen hại dừa tập trung tấn công các vườn dừa ở các vùng chuyên canh lớn của tỉnh Tiền Giang với diện tích gần 280 ha; trong đó, huyện Chợ Gạo trên 245 ha, huyện Tân Phú Đông trên 33ha, còn lại nằm rải rác ở các địa phương khác, tăng trên 242 ha so với năm 2023.

An Giang nghiên cứu 2 giống lúa lai có khả năng nhân rộng trong mùa nước nổi

An Giang nghiên cứu 2 giống lúa lai có khả năng nhân rộng trong mùa nước nổi

Tận dụng mùa nước nổi kéo dài từ 5- 6 tháng, người dân trên cồn Phước sống dọc theo sông Mỹ Luông, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang gieo trồng lúa mùa nổi. Đây là giống lúa độc đáo, trong suốt quá trình canh tác không cần bón phân, xịt thuốc, làm cỏ. Khi lúa chín, người dân chỉ cần ra đồng thu hoạch, giá bán cao gấp đôi so với lúa cao sản thông thường.

Gắn lợi ích của dân với rừng ở Yên Bái

Gắn lợi ích của dân với rừng ở Yên Bái

Chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao để phù hợp với từng loại rừng, liên tục mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng rừng, từ đó cải thiện hiệu quả cho sự cân bằng của hệ sinh thái và tạo sinh kế cho người dân. Lợi ích mang lại từ rừng ở Yên Bái từng bước đáp ứng mục tiêu “người trồng rừng phải sống được từ rừng” để rừng phát triển ngày càng bền vững.

Nâng tầm vị thế sâm Ngọc Linh

Nâng tầm vị thế sâm Ngọc Linh

Ngày 10/12, tại làng Tu Thó (xã Tê Xăng), Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tổ chức Hội thảo “Sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn”.

Tăng lợi nhuận khi sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại Sóc Trăng

Tăng lợi nhuận khi sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại Sóc Trăng

Tại Sóc Trăng, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đang đẩy mạnh mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ. Đây là mô hình sản xuất giúp tăng độ màu mỡ của đất, hạn chế ô nhiễm môi trường, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất cho nông dân.

Quảng Ngãi chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ớt giúp tăng thu nhập cho người dân. Ảnh: TTXVN phát

Quảng Ngãi tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững

Thời gian qua, ngành nông nghiệp Quảng Ngãi tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng toàn diện, hiện đại và bền vững, gắn sản xuất liên kết với tiêu thụ. Qua đó từng bước gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai xây dựng mã số vùng trồng cho nông sản chủ lực

Gia Lai xây dựng mã số vùng trồng cho nông sản chủ lực

Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường xuất khẩu, những năm vừa qua, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân ở tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh việc xây dựng mã số vùng trồng cho các nông sản chủ lực. Từ đó, nhiều nông sản của tỉnh Gia Lai đã được xuất khẩu chính ngạch tới các thị trường trên thế giới.

Sẽ tổ chức nhiều chương trình nông sản, sản phẩm OCOP chào năm mới 2025

Sẽ tổ chức nhiều chương trình nông sản, sản phẩm OCOP chào năm mới 2025

Dịp cuối năm 2024, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Hà Nội sẽ tổ chức nhiều chương trình liên quan đến tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP và văn hóa, du lịch. Đây là các hoạt động có ý nghĩa đón chào năm mới 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.

Trồng dược liệu Thìa Canh nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Trồng dược liệu Thìa Canh nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Xác định phát triển cây dược liệu là một trong những hướng đi mới góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo cú hích trong phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã vận động người dân hình thành các vùng dược liệu tập trung, từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế.

Biến đất bạc màu thành vùng cây ăn quả trù phú

Biến đất bạc màu thành vùng cây ăn quả trù phú

Nhờ sự cần cù, chăm chỉ và có hướng đi đúng đắn, nhiều nông dân ở xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã biến vùng đất khô cằn, đồi dốc trở thành vùng cây ăn quả "hái" ra tiền, phủ một màu xanh trên đất nông nghiệp kém hiệu quả.