Tối 6/12, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh Hòa Bình phối hợp với UBND huyện Cao Phong đã tổ chức khai mạc Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 8 và Hội chợ Thương mại - Du lịch tỉnh Hòa Bình. Lễ hội đã thu hút được hàng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia.
Huyện Cao Phong từ lâu vốn nổi tiếng là vùng đất của sản phẩm cam Cao Phong trứ danh của tỉnh Hòa Bình, tuy nhiên hiện nay nhiều mô hình chuyển đổi cây trồng ngoài cam như: mía, ổi, na… đang mang lại hiệu quả kinh tế cao giúp người dân nơi ổn định cuộc sống vươn lên làm giàu.
Những ngày cuối tháng 8, trên thủ phủ đất cam Cao Phong (Hòa Bình), người dân nơi đây đang phấn khởi bắt tay vào thu hoạch giống cây xen canh - quýt Ôn Châu vụ mùa 2023.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (tháng 9/2022), tuyến đường tỉnh 435 (kéo dài hơn 20 km từ thành phố Hòa Bình đi các xã Bình Thanh, Thung Nai, huyện Cao Phong và xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc) đã có hàng nghìn m3 đất đá hai bên đường sạt lở xuống lòng đường gây mất an toàn giao thông.
Là nơi hội tụ, sinh sống của nhiều dân tộc (Mường, Thái, Dao, Tày, Mông,...), Hòa Bình có nền văn hóa đa dạng, rất giàu bản sắc với nhiều loại hình văn hoá lễ hội, nghệ thuật dân gian, phong tục tập quán, ngành nghề truyền thống phong phú, độc đáo.
Với lợi thế hồ Hòa Bình có diện tích trên 10.450 ha nằm ở địa bàn thành phố Hòa Bình và 4 huyện: Cao Phong, Đà Bắc, Tân Lạc, Mai Châu với chiều dài trên 80 km, hồ Hòa Bình có lưu vực rộng lớn, môi trường trong sạch, nguồn lợi phong phú và giàu dinh dưỡng, thuận lợi để phát triển nuôi cá lồng với các loài quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Đây là tiềm năng lớn, đang được các cấp chính quyền địa phương khuyến khích các hộ dân phát triển nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ, coi đây là giải pháp tạo đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế, du lịch của địa phương.
Theo thông tin từ cơ quan chức năng, vào khoảng 16 giờ 30 phút ngày 31/5, tại huyện Cao Phong (Hòa Bình) xảy ra vụ đuối nước thương tâm làm 4 học sinh tử vong.
Tối 6/11, tại Trung tâm văn hóa huyện Cao Phong (Hòa Bình) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình phối hợp với UBND huyện Cao Phong tổ chức Khai mạc “Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du miền núi phía Bắc - Tuần lễ cam Cao Phong năm 2020”.
Theo ông Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình, hiện tỉnh có 35 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại hộ gia đình đầu tư thâm canh nuôi cá với quy mô khá lớn, chiếm 55% lồng nuôi và 67% sản lượng thủy sản cung ứng ra thị trường trong và ngoài tỉnh.
Cao Phong trước đây là huyện nghèo của tỉnh Hòa Bình, bây giờ địa danh này đã được nhiều người trong cả nước biết đến với thương hiệu cam Cao Phong nổi tiếng.
Ông Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình cho biết, hiện tỉnh Hòa Bình đã cải tạo được trên 6.000 ha vườn tạp thành vườn cây đặc sản. Nhiều hộ gia đình chuyển đổi, cải tạo vườn tạp sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả (nhãn, na, cây ăn quả có múi), rau, hoa, cây cảnh hay cây dược liệu...
Đến bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong (Hoà Bình), du khách được tìm hiểu lối kiến trúc nhà ở, cách giao tiếp, ứng xử cùng nhiều phong tục, tập quán đặc sắc của người Mường.