Chiều 26/3, theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, trận dông lốc, mưa đá xảy ra trên địa bàn chiều tối 25/3, đã làm anh Quàng Văn Ươm (sinh năm 1978, xã Mường É) bị thương do gió to làm tấm lợp pro-xi-măng rơi vào đầu. Hiện anh đang được điều trị tại Bệnh viện Việt Đức Hà Nội.
Ngày 9/1, tại Trường Tiểu học Chiềng Ngàm, xã Chiềng Ngàm, huyện Thuận Châu, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam, Hội đồng đội tỉnh Sơn La phối hợp với một số đơn vị, nhà tài trợ tổ chức các hoạt động chăm lo, hỗ trợ cho thiếu nhi nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Ngày 9/8, Đoàn công tác của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã đến kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả mưa lũ; thăm hỏi, động viên người dân vùng bị thiên tai, ngập lụt, sạt lở đất tại xã Mường Chanh, huyện Mai Sơn và xã Bản Lầm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
Năm 2023, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản nâng cao chất lượng cuộc sống. Huyện cũng chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; đa dạng hóa sinh kế, phát triển sản xuất, giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm, thu nhập. Qua đó, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững.
Gần 6 năm qua, hàng chục hộ dân ở điểm điểm tái định cư Tèn Pá Hu, xã Liệp Tè, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La thường xuyên sống trong lo lắng vì nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở. Nhiều công trình trong bản đã bị đổ sập, nứt vỡ. Người dân đã nhiều lần kiến nghị được chuyển đến nơi ở mới an toàn hơn. Tuy nhiên, đến nay, việc di chuyển vẫn chưa thể thực hiện do thiếu kinh phí.
Nhằm tăng diện tích, nâng cao độ che phủ rừng, những năm qua, Ban Quản lý rừng đặc dụng - phòng hộ Thuận Châu (Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La) luôn quan tâm đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Nhờ đó đến nay, tỷ lệ che phủ rừng của huyện Thuận Châu ngày càng được nâng lên, góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và tạo sinh kế, thu nhập cho người dân.
Thực hiện dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La, từ năm 2001, hơn 12.500 hộ dân tại tỉnh Sơn La đã nhường đất, di chuyển đến nơi ở mới. Đến nay, với sự hỗ trợ của Nhà nước, đời sống của họ đã có những đổi thay rõ nét. Người dân các vùng tái định cư đang tích cực xây dựng quê hương mới, tạo nên những bản làng giàu đẹp.
Hình ảnh các thầy, cô giáo “cõng chữ” lên non mang một vẻ đẹp hết sức thiêng liêng. Song để có được điều đó, những thầy, cô giáo đã trải qua nhiều gian nan, vất vả, kham khổ. Chỉ có những giáo viên tâm huyết với nghề mới dám chịu, dám chấp nhận một cuộc sống thiếu thốn như vậy!
Bằng nhiều hình thức, phong trào thi đua thiết thực và giải pháp sáng tạo, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La đã chủ động triển khai các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế… tạo cơ hội cho chị em vươn lên xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội, đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn mới.
Những năm trước đây ở vùng cao tỉnh Sơn La cây sơn tra (táo mèo) được biết đến là cây trồng đa mục tiêu vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, vừa phủ xanh đất rừng. Tuy nhiên, khoảng 2 năm trở lại đây, giá sơn tra liên tục xuống thấp, thậm chí mùa sơn tra năm nay không có người mua khiến người dân hết sức lo lắng.
Ngày 5/4, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Sơn La phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức Chương trình “Trường đẹp cho em” tại điểm trường Củ Sát, Trường Tiểu học Mường Khiêng 1 và điểm trường Hốc Bon, Trường Tiểu học Mường Khiêng 2, xã Mường Khiêng, huyện Thuận Châu.
Tại một số địa bàn vùng cao của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, các trường học tổ chức theo mô hình bán trú vẫn còn gặp nhiều khó khăn về bố trí chỗ ở cho học sinh. Nguyên nhân do các trường học này chưa được đầu tư đầy đủ các phòng ở bán trú.
Thuận Châu là huyện miền núi của tỉnh Sơn La, có địa hình rộng lớn, đời sống, trình độ dân trí chưa cao, việc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn gặp nhiều khó khăn. Với sự nỗ lực, không ngừng đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền, thời gian qua, Bảo hiểm xã hội huyện Thuận Châu luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào việc tăng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn.
Theo Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, vào khoảng 7 giờ 55 phút 56 giây (giờ Hà Nội) ngày 3/1, tại tọa độ 21.333 độ vĩ Bắc, 103.600 độ kinh Đông, đã xảy ra một trận động đất có độ lớn 2.6, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1 km. Với tọa độ vị trí này, trận động đất được xác định xảy ra tại khu vực huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
Sơn La là tỉnh miền núi, đời sống người dân ở nhiều nơi vẫn còn khó khăn, việc chăm lo cho các con đến trường chưa được chú trọng. Trước thực trạng đó, những năm qua, với sự tận tình, quan tâm giúp đỡ của các thầy cô thông qua hoạt động đỡ đầu, nhiều học sinh khó khăn ở các bản vùng sâu, vùng xa của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã có điều kiện để đến trường.
Cách đây 60 năm, ngày 7/5/1959, nhân dịp kỷ niệm 5 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 1959), Bác Hồ và Đoàn công tác của Trung ương đã về thăm, nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ và đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại Khu tự trị Thái - Mèo, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Đó là sự kiện có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với Đảng bộ, chính quyền, chiến sỹ lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Tây Bắc nói chung, Sơn La nói riêng.
Ngày 13/10, tại xã Phổng Lái, UBND huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã tổ chức Ngày hội nông sản tiêu biểu năm 2018 gắn với công bố nhãn hiệu chứng nhận chè Phổng Lái và khoai sọ Thuận Châu.
Chính sách bảo hiểm y tế đang phát huy hiệu quả trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh Sơn La. Theo đó, tỷ lệ học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế trong những năm qua không ngừng tăng. Năm học 2018 - 2019, toàn tỉnh Sơn La phấn đấu 100% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế.
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sơn La, tính đến trưa 24/8, mưa lũ ở huyện Thuận Châu đã làm một người chết, 2 người bị thương; 36 nhà bị ngập; một số tuyến đường liên xã, liên bản bị sạt lở; một đầu mối công trình thủy lợi bị cuốn trôi, sạt lở 300m kênh. Mưa lũ ở Thuận Châu cũng làm 85 ha lúa bị vùi lấp, ngập; 23 ha ao cá bị ngập.
Những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Sơn La chú trọng triển khai tu sửa cơ sở vật chất và thực hiện chủ trương kiên cố hóa trường lớp học nhằm mang lại môi trường học tập tốt hơn cho học sinh vùng cao.
Ngày 20/3, Lễ tổng kết Dự án hỗ trợ cải thiện thu nhập của người nông dân thông qua tái thiết nông nghiệp tổng hợp khu vực đồi núi (SFIRIA) đã diễn ra tại Trường Đại học Tây Bắc (thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La). Dự án nằm trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác giữa thành phố Kasama (Nhật Bản) với tỉnh Sơn La, dưới sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).
Đến bản Mô Cổng, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, nhiều người sẽ cảm nhận được cuộc sống no ấm và bình yên đang hiện hữu nơi đây. Có được điều đó phải nói đến sự đóng góp của ông Sùng Sái Tồng, 68 tuổi, dân tộc Mông - một đảng viên, già làng mẫu mực, có uy tín, được bà con trong bản kính nể, nghe theo.
Tỉnh Sơn La có 12 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm 1 thành phố (Sơn La) và 11 huyện (Bắc Yên, Mai Sơn, Mộc Châu, Mường La, Phù Yên, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Sốp Cộp, Thuận Châu, Vân Hồ, Yên Châu).