Huyện Bắc Yên (Sơn La) là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với sự phát triển của cây sơn tra (táo mèo). Những năm qua, UBND huyện đã rà soát, cải tạo, lai ghép giống cây sơn tra, hướng tới hình thành vùng nguyên liệu tập trung tại các xã vùng cao: Tà Xùa, Làng Chếu, Xím Vàng, Hang Chú, Háng Đồng. Qua đó, từng bước đưa sơn tra thành cây trồng chủ lực, hướng tới mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng, giá trị quả, sản phẩm sơn tra. Hiện huyện Bắc Yên có khoảng 2.600ha diện tích sơn tra, trong đó có hơn 1.500ha cho thu hoạch, sản lượng ước đạt khoảng 1.900 tấn/năm.
Khoảng 16 giờ 25 phút ngày 24/2, tại Km 445+380 Quốc lộ 37, thuộc khu vực đèo Chẹn, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, một xe đầu kéo đang lưu thông trên đường bất ngờ lao xuống vực sâu khiến 2 người tử vong.
Cuối Thu, khi tiết trời bắt đầu se lạnh, khắp các rẻo cao của huyện Bắc Yên (Sơn La) như được dát vàng lên những sườn núi, thung lũng bởi ruộng lúa trĩu bông, báo hiệu mang đến no ấm, bình yên cho đồng bào dân tộc Mông. Đồng thời, cũng là dịp cho những người đam mê khám phá, “săn ảnh” đến và trải nghiệm.
Hàng năm, cứ vào tháng 5, tháng 6, mùa nước đổ lại tràn về khắp các thửa ruộng bậc thang tại các xã, bản vùng cao của tỉnh Sơn La khiến khung cảnh trở nên thơ mộng. Những triền ruộng bậc thang đầy ắp nước từ những khe lạch nhỏ trên núi cao đổ về, lung linh như những tấm gương phản chiếu, nối dài tới tận chân trời. Vào thời điểm này, mỗi người một việc, tất bật, khẩn trương tập trung cho việc khơi dẫn nước, đắp bờ, cày, nhổ mạ để đi cấy, hướng tới một mùa vụ bội thu.
Với tôi, lần thứ 9 lên Tà Xùa, một xã vùng cao thuộc huyện Bắc Yên (Sơn La) không chỉ là để “săn” những búp chè shan “lấp lánh” tuyết cuối vụ mà còn là dịp rảo bước ở các bản Chung Chinh, Mống Vàng, Bẹ,… chung vui, đón Tết truyền thống của đồng bào dân tộc Mông.
Những ngày này, đồng bào dân tộc Mông ở huyện vùng cao Bắc Yên, tỉnh Sơn La, đang tưng bừng đón Tết cổ truyền. Phong tục đón tết cổ truyền của đồng bào Mông vùng cao đã trở thành nét văn hóa đặc trưng được lưu giữ qua các thế hệ. Trong đó tiêu biểu như các hoạt động giã bánh dày, cúng tổ tiên... Đây cũng là dịp để du khách gần xa trải nghiệm những phong tục độc đáo của đồng bào vùng cao.
Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, Trường Trung học Cơ sở Tạ Khoa, xã Tạ Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La lại bị ngập trong biển nước. Đây là lần thứ 2 trong vòng 1 tuần qua, thầy và trò ở đây phải chịu cảnh ngập lụt.
Từ những chủ trương lớn, các chính sách cụ thể của Đảng và Nhà nước, dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Sơn La, Đảng bộ, chính quyền huyện vùng cao Bắc Yên đã phát huy vai trò lãnh đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, tạo sức lan tỏa, thu hút đồng bào các dân tộc thiểu số noi theo…
Bắc Yên là huyện vùng cao của tỉnh Sơn La, địa hình dốc, nhiều núi cao, khe sâu, độ cao trung bình hơn 1.000 m so với mặt nước biển và có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với phát triển cây sơn tra (còn gọi là táo mèo). Một sản vật đặc trưng vùng cao đã được Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận Nhãn hiệu táo sơn tra Sơn La năm 2018; trong đó có huyện Bắc Yên - địa phương có diện tích cây sơn tra lớn nhất tỉnh Sơn La.
Sơn La là một tỉnh nằm ở miền núi phía Tây Bắc có nhiều sông, suối với độ dốc lớn, tạo tiềm năng phát triển thủy điện, đặc biệt thủy điện nhỏ. Việc vận hành của các nhà máy thủy điện phần nào đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phát triển kinh tế của tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, những hệ lụy về môi trường, ảnh hưởng tới sinh kế của người dân tại khu vực này đã và đang tồn tại từ nhiều năm nay.
Xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La được biết đến với tên gọi quê hương của “Vợ chồng A Phủ” bởi nguyên mẫu các nhân vật trong tác phẩm văn học của Nhà văn Tô Hoài đều sinh sống tại đây. Ngày nay, cuộc sống của người dân Hồng Ngài đã từng bước chuyển mình, bản làng ngày càng giàu đẹp, ấm no.
Bắc Yên là một trong những huyện có nhiều gương điển hình được tôn vinh tại Hội nghị biểu dương phụ nữ các dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi lần thứ nhất do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La tổ chức. Những năm qua, phụ nữ huyện Bắc Yên đã chung tay phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm, góp phần giảm nghèo bền vững.
Tỉnh Sơn La có 12 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm 1 thành phố (Sơn La) và 11 huyện (Bắc Yên, Mai Sơn, Mộc Châu, Mường La, Phù Yên, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Sốp Cộp, Thuận Châu, Vân Hồ, Yên Châu).
Theo Đề án ổn định dân cư phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân sông Đà xây dựng thủy điện Hòa Bình tại tỉnh Sơn La (gọi tắt là Đề án 1460) của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Sơn La đã được phê duyệt và điều chỉnh tổng mức đầu tư gần 1.400 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2011-2017.
“Hơn 9.100 hộ dân thuộc 120 bản của tỉnh Sơn La đã được cấp điện lưới Quốc gia trước dịp Tết Nguyên đán 2017”. Đây là thông tin được Tổng Công ty Điện lực miền Bắc công bố tại lễ khánh thành Dự án cung cấp điện lưới Quốc gia cho các hộ dân chưa có điện tỉnh Sơn La năm 2015, 2016 và khởi động Dự án cấp điện cho các hộ dân ở các huyện Thuận Châu, Mường La, Bắc Yên, Phù Yên tổ chức tại tỉnh Sơn La.
Mô hình trường học, bếp ăn bán trú được triển khai tại các trường học ở vùng cao của huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La từ năm 2011 đến nay đã từng bước phát huy hiệu quả. Nhờ có mô hình này, các học sinh vùng cao vùng sâu, vùng xa yên tâm đến trường bởi các em sẽ ở lại trường và được chăm lo bữa ăn hằng ngày.
Trong khá nhiều danh trà Shan Tuyết ở Việt Nam, trà Tà Xùa của người Mông ở xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) là một trong những loại trà có hương vị độc đáo nhất theo phong cách uống trà, lấy cả hương lẫn vị đậm của người Việt.