Lai Châu vài nét tổng quan

Lai Châu vài nét tổng quan
1. Vị trí địa lý


Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 400 km về phía Đông Nam, có toạ độ địa lý từ 21051’ đến 22049’ vĩ độ Bắc và 102019’ đến 103059’ kinh độ Đông; phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, phía Đông và phía Đông Nam tiếp giáp với hai tỉnh Lào CaiYên Bái, phía Nam tiếp giáp với tỉnh Sơn La.


2. Điều kiện tự nhiên

Địa hình

Tỉnh Lai Châu có 9.068,78 km2 diện tích tự nhiên.

Địa hình được tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Pu Sa Leng cao 3.096 m. Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, phía Đông là dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía Tây là dãy núi Sông Mã, giữa hai dãy núi trên là phần đất thuộc vùng núi thấp tương đối rộng lớn thuộc lưu vực sông Đà với nhiều cao nguyên đá vôi dài 400 km chạy suốt từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Quan Sơn, Quan Hóa…(Thanh Hóa). Có nhiều cao nguyên, sông suối, sông có nhiều thác gềnh, dòng chảy lưu lượng lớn nên có tiềm năng thuỷ điện rất lớn. Có 265,095 km đường biên giới giáp với Trung Quốc, là tỉnh có vị trí quan trọng về địa lý và an ninh quốc phòng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tài nguyên

Lai Châu - có một nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú bao gồm: tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch... Đây là những sản vật vô giá mà tạo hoá đã ban tặng cho Lai Châu. 

Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 9.065,123 km2, chủ yếu là các loại đất đỏ và vàng nhạt phát triển trên đá, cát, đá sét và đá vôi, có kết cấu khá chặt chẽ. Đất nông nghiệp đã sử dụng khoảng 64.299,9 ha, chiếm 7,09% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất ruộng lúa, màu là 13.781,44 ha, đất nương rẫy 32.225,91 ha, đất trồng cây hàng năm khác 7.898,56 ha, đất trồng cây lâu năm (chủ yếu là chè) 3.066,88 ha, đất vườn tạp 1.093 ha, đất đồng cỏ chăn nuôi 5.978 ha, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 409 ha. Đất lâm nghiệp đang có rừng 283.667 ha, độ che phủ đạt 31,3%, hầu hết là rừng phòng hộ, trong đó rừng tự nhiên là 274.651 ha, rừng trồng 9.015,94 ha. Đất chuyên dùng có khoảng 4.489,61 ha, trong đó đất giao thông 2.982,52 ha, đất xây dựng 377,26 ha, đất ở 1.918,443 ha. Đất trống đồi núi trọc có khả năng sử dụng còn rất lớn khoảng 525.862 ha (chiếm 58% diện tích tự nhiên), trong đó đất bằng chưa sử dụng là 1.743,69 ha và đất đồi núi chưa sử dụng là rất lớn, khoảng 524.118,87 ha.

Tài nguyên rừng: Diện tích rừng và đất rừng của Lai Châu chiếm tới 35% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, thuộc loại rừng nhiệt đới với quần thể thực vật rất phong phú, trong đó có nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao như lát, trò chỉ, nghiến, táu, pơ mu…các loại đặc sản như thảo quả, cọ khiết (cây cánh kiến), song, mây, sa nhân…và nhiều loại động vật quý hiếm như tê giác, bò tót, vượn, hổ, công, gấu…

Tài nguyên nước: là vùng thượng lưu sông Đà, lượng mưa lớn nên mật độ sông suối cao từ 5,5- 6 km/km2, ngoài ra còn có nhiều sông, suối khác có lưu lượng nước lớn như:

+ Sông Nậm Na (diện tích lưu vực khoảng 2.190 km2) chảy qua các địa bàn gồm toàn bộ huyện Phong Thổ, khu vực Tam Đường, phần tây Bắc của Sìn Hồ với mô đun dòng chảy trung bình 40-80 m3/s.

+ Sông Nậm Mạ chảy qua toàn bộ các xã vùng thấp huyện Sìn Hồ, tổng diện tích lưu vực khoảng 930 km2, độ dốc khá nhỏ, chế độ dòng chảy thuận, mô đun trung bình đạt 50 m3/s.

+ Sông Nậm Mu chảy dọc theo thung lũng Bình Lư, Than Uyên có diện tích lưu vực khoảng 170 km2, mô đun dòng chảy mùa kiệt đạt 8 m3/s, mùa lũ đạt 12-14 m3/s.

Nước mặt là nguồn tài nguyên lớn để phục vụ sản xuất và sinh hoạt, đồng thời là nguồn thuỷ năng lớn để phát triển thuỷ điện, trong đó có thuỷ điện Lai Châu với công suất 1.200MW, lượng điện bình quân 4.704 triệu kWh/năm, thuỷ điện Huổi Quảng 560MW, thuỷ điện Bản Chát 200MW và khoảng 20 công trình thuỷ điện nhỏ có công suất từ 3-30MW.

Tài nguyên khoáng sản: Lai Châu với hơn 120 điểm khoảng sản, chủng loại rất phong phú, phân bố đều khắp ở các địa phương: đất hiếm (trữ lượng trên 20 triệu tấn) tập trung ở xã Nậm Xe (Phong Thổ); các điểm quặng kim loại màu (đồng, chì, kẽm) với trữ lượng khoảng 6.000-8.000 tấn tập trung ở khu vực Sin Cai, Bản Lang, Tam Đường; các điểm quặng sắt (Huổi Luông-Sìn Hồ), đồng (Ma Ly Pho-Phong Thổ), nhôm (Nậm Mạ - Sìn Hồ)…vàng ở Chinh Sáng, Bản Bo (Tam Đường), Noong Hẻo, Pu Sam Cáp (Sìn Hồ); nguyên vật liệu xây dựng: đá lợp, đá vôi, đá đen, đá trắng, trong đó đá vôi có trữ lượng lớn, hàm lượng ôxít can xi cao có thể phát triển công nghiệp sản xuất xi măng với quy mô lớn; nước khoáng với các điểm ở Vàng Bó, Mường So (Phong Thổ), Nà Đông, Nà Đon (Tam Đường), Vàng Bơ (Than Uyên)…

3. Dân cư

Các thành phần dân tộc cư trú trên địa bàn tỉnh Lai Châu gồm: 
Dân tộc Thái
- Dân tộc Kinh (Việt)
Theo laichau.gov.vn

Có thể bạn quan tâm

Cao nguyên Đắk Lắk rực rỡ sắc Xuân

Cao nguyên Đắk Lắk rực rỡ sắc Xuân

Cùng với trăm hoa khoe sắc, các tiểu cảnh ngày Xuân được trang trí, nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk hồ hởi, phấn khởi đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với khát vọng về một năm mới đủ đầy, vui tươi, đất nước phồn vinh, phát triển.

Xuân về trên các khu tái định cư vùng biên giới tỉnh Thanh Hóa

Xuân về trên các khu tái định cư vùng biên giới tỉnh Thanh Hóa

Những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, thông qua các dự án xây dựng các khu tái định cư tại khu vực biên giới của tỉnh Thanh Hóa, nhiều hộ dân là đồng bào dân tộc thiểu số đã được di dời khỏi vùng có nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét về khu tái định cư mới an toàn.

Xuân tình nguyện hướng về cộng đồng

Xuân tình nguyện hướng về cộng đồng

Những ngày cuối năm, tuổi trẻ tỉnh Vĩnh Long tích cực thực hiện các công trình, phần việc thanh niên ý nghĩa để góp phần làm đẹp quê hương. Với tinh thần xung kích, những "bóng áo xanh" đã có mặt ở nhiều nơi, cùng tham gia Chiến dịch Xuân tình nguyện để mang những món quà đầy ý nghĩa đến với người dân, để mọi người đều được vui Xuân, đón Tết.

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra thiệt hại về người, cây trồng, vật nuôi

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra thiệt hại về người, cây trồng, vật nuôi

Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường có cường độ mạnh, những ngày qua trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã xuất hiện rét đậm, rét hại. Để chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất đối với sản xuất nông nghiệp, bảo vệ an toàn sức khỏe và sinh kế của người dân, tỉnh Tuyên Quang đã chủ động nhiều biện pháp ứng phó với rét đậm, rét hại.

Các bệnh viện Lào Cai nỗ lực chống rét cho bệnh nhân

Các bệnh viện Lào Cai nỗ lực chống rét cho bệnh nhân

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025, vùng cao Lào Cai rét đậm, nhiều nơi xảy ra rét hại. Nhiệt độ đêm và sáng sớm một số nơi giảm xuống 1-2 độ C, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân. Để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già, các bệnh viện của Lào Cai đã triển khai nhiều biện pháp đảm bảo phòng, chống rét cũng như điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Xuân về trên miền quê nông thôn mới Sóc Trăng

Xuân về trên miền quê nông thôn mới Sóc Trăng

Những ngày tháng 1/2025, không khí mùa Xuân tràn ngập trên khắp nẻo đường tại của Sóc Trăng. Đón Xuân Ất Tỵ 2025, người dân ở những xã nông thôn mới thêm vui và phấn khởi khi quê hương yêu dấu đổi thay từng ngày.* Đón Xuân trên xã nông thôn mới.

Gieo hạt giống tri thức tại vùng dân tộc thiểu số

Gieo hạt giống tri thức tại vùng dân tộc thiểu số

Là vùng đất Tây Nguyên với sự đa dạng văn hóa của 49 dân tộc anh em, những năm qua, tỉnh Đắk Lắk nỗ lực từng bước xây dựng nền tảng tri thức giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số. Những nỗ lực không ngừng của các đơn vị đã giúp ngành Giáo dục tỉnh đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào, tạo tiền đề quan trọng để nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực và bảo tồn bản sắc văn hóa.

Quảng Ninh kịp thời dập tắt 2 đám cháy rừng dịp cận Tết

Quảng Ninh kịp thời dập tắt 2 đám cháy rừng dịp cận Tết

Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh cho biết, ngày 27/1, trên địa bản xảy ra hai vụ cháy rừng tại thành phố Hạ Long và huyện Đầm Hà. Đến sáng 28/1, đám cháy đã được dập tắt, thiệt hại khoảng 20 ha rừng tạp, không có thiệt hại về người.

Nghĩa tình từ những ngôi nhà mới dịp Tết

Nghĩa tình từ những ngôi nhà mới dịp Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, không khí chuẩn bị Tết tại Đắk Lắk không chỉ rộn ràng mà còn đậm nghĩa tình. Tinh thần "tương thân tương ái" đã và đang được lan tỏa mạnh mẽ trong phong trào thi đua “Chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau.” Các cấp, ngành và toàn xã hội tại tỉnh Đắk Lắk đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, góp phần mang đến một cái Tết đủ đầy hơn cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số.

Những vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang thay da đổi thịt

Những vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang thay da đổi thịt

Bình Thuận là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Những năm qua, tỉnh Bình Thuận đã triển khai kịp thời các chính sách an sinh xã hội, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào tiếp tục khởi sắc, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn; phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng.

Thời tiết ngày 28/1/2025 (29/12 âm lịch): Bắc Bộ duy trì rét đậm, rét hại

Thời tiết ngày 28/1/2025 (29/12 âm lịch): Bắc Bộ duy trì rét đậm, rét hại

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ảnh hưởng của không khí lạnh, vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 8, giật cấp 9-10; trạm Cồn Cỏ có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8; trạm Phú Quý có gió giật mạnh cấp 8; trạm Lý Sơn có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7; trạm Trường Sa có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7; trạm Huyền Trân có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9.

Bảo vệ đàn gia súc giữa mùa đông khắc nghiệt nơi địa đầu Tổ quốc

Bảo vệ đàn gia súc giữa mùa đông khắc nghiệt nơi địa đầu Tổ quốc

Là tỉnh vùng cao, núi đá nằm ở địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, Hà Giang nổi tiếng với khí hậu khắc nghiệt trong mùa đông, đặc biệt là các đợt rét đậm, rét hại kèm mưa phùn, nhiệt độ xuống rất thấp. Để bảo vệ đàn gia súc trong những ngày giá rét, UBND tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo ngành nông nghiệp phối hợp chặt chẽ với các địa phương đẩy mạnh kiểm tra, tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân tăng cường các biện pháp phòng chống đói rét, giữ ấm cho đàn vật nuôi.

Ấm áp những món quà “Tết nhân ái”

Ấm áp những món quà “Tết nhân ái”

Với phương châm “Không có người nghèo, người khó khăn nào không nhận được quà Tết”, phong trào “Tết Nhân ái” Xuân Ất Tỵ 2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long được các cấp Hội Chữ thập đỏ lan tỏa mạnh mẽ. Thông qua nhiều mô hình, cách làm mới, các cấp hội đã huy động và kết nối rộng rãi sự tham gia, đóng góp của cộng đồng, cùng chung tay mang đến một cái Tết sung túc, đủ đầy cho những hoàn cảnh khó khăn.

Những bước chân tuần tra của cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng A Pa Chải luôn có sự đồng hành của lực lượng dân quân và nhân dân địa phương. Ảnh: Hồng Sáng

Tết của những người lính nơi biên cương Tổ quốc

Một mùa Xuân mới đang về, không khí Tết tràn ngập khắp mọi miền đất nước. Đối với các chiến sỹ quân hàm xanh nơi biên cương Tổ quốc, “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”. Bởi vậy, Tết nơi biên cương vẫn tràn đầy sự chia sẻ, ấm cúng và ý nghĩa.

Tiểu khu 119 thuộc thôn Hai Căn (xã Phú Nghĩa, huyện biên giới Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) đang “thay da, đổi thịt” từng ngày. Trong ảnh: Con đường khu dân cư được bê tông hóa khang trang. Ảnh: K GỬIH - TTXVN

Sắc Xuân nơi biên cương Tổ quốc

Không khí đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang rộn ràng trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Tại Bình Phước, những khu dân cư biên giới từng bước vượt lên mọi khó khăn và sẵn sàng đón Tết ấm áp và đầy đủ hơn.

Vượt qua điều kiện khí hậu khắc nghiệt của khu vực biên giới, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk luôn tổ chức hiệu quả các hoạt động tăng gia sản xuất. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN

Bộ đội biên phòng Đắk Lắk tích cực tăng gia sản xuất, nâng cao sức chiến đấu

Tỉnh Đắk Lắk có hơn 71 km đường biên tiếp giáp với tỉnh Mundulkiri (Vương quốc Campuchia). Địa bàn biên giới có 4 xã thuộc 2 huyện Buôn Đôn và Ea súp. Dù điều kiện tự nhiên ở khu vực biên giới khắc nghiệt nhưng với sự quyết tâm của người lính, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã tổ chức hiệu quả các hoạt động tăng gia sản xuất. Từ đó, góp phần đảm bảo đời sống cán bộ, chiến sỹ và củng cố sức mạnh quân đội, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Băng giá xuất hiện tại các đỉnh Trống Páo Sang, Khau Phạ và Kháu Nha thuộc xã La Pán Tẩn; đỉnh Lùng Cúng thuộc xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái). Ảnh: TTXVN phát

Xuất hiện băng giá ở huyện Mù Cang Chải

Ông Lương Văn Thư, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh khiến nhiệt độ giảm sâu, tại các đỉnh núi cao của huyện xuất hiện băng giá vào đêm 26/1.

Lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát giao thông trên Quốc lộ 26 ngăn ngừa tai nạn giao thông. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán và các lễ hội Xuân

Theo Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh Đắk Lắk), nhằm đảm bảo an toàn giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lực lượng Cảnh sát giao thông triển khai đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát giao thông, phục vụ nhân dân vui Xuân, đón Tết và tham gia các lễ hội Xuân.

Người dân bản Dốc Mây, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) vui mừng đón Tết trong ngôi nhà mới Đại đoàn kết. Ảnh: Tá Chuyên - TTXVN

Niềm vui đón Tết trong những ngôi nhà đại đoàn kết

Đón Tết Ất Tỵ 2025, niềm vui của nhiều hộ đồng bào Bru - Vân Kiều (bản Dốc Mây, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) như nhân lên gấp bội khi được ở trong những ngôi nhà mới đại đoàn kết. Đây là kết quả của sự chung tay hỗ trợ của Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình, chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm.

Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên bố trí 50% lực lượng trực 24/24h tại các trạm, chốt bảo vệ rừng trong dịp Tết. Ảnh: Trần Trang - TTXVN

Tết của những người gác rừng

Những ngày Tết đến, khi người người đoàn tụ cùng gia đình vui xuân, thì những người “gác rừng” tại Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng vẫn leo núi, bám rừng, bảo vệ khu rừng tự nhiên lớn nhất còn lại của tỉnh, nơi được xem như “lá phổi xanh tự nhiên” của tỉnh Thái Nguyên.

Trường Sa - những hòn ngọc xanh giữa trùng khơi

Trường Sa - những hòn ngọc xanh giữa trùng khơi

Nằm giữa biển khơi quanh năm khí hậu khắc nghiệt, những hòn đảo ở huyện đảo Trường Sa luôn là “viên ngọc xanh”. Những năm qua, chương trình “Xanh hóa Trường Sa” được triển khai nhằm khẳng định chủ quyền, đồng thời tạo ra không gian sống xanh nơi đầu sóng, ngọn gió.

Tiếp niềm tin, thêm động lực giúp người nghèo đón Tết đầm ấm

Tiếp niềm tin, thêm động lực giúp người nghèo đón Tết đầm ấm

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ Trung ương đến địa phương đã tích cực vận động, cùng với sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước để tặng quà cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với tổng 7.894.249 suất quà, trị giá trên 4.742 tỷ đồng.

Trong ngôi nhà mới bà Nguyễn Thị Thanh Hòa (61 tuổi), khu tái định cư Đồng Giá, xã Hành Minh, huyện Nghĩa Hành đã chuẩn bị đầy đủ hoa, bánh kẹo, mứt cho những ngày Tết. Ảnh: TTXVN

Mùa Xuân đầu tiên trong những ngôi nhà mới

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đã cận kề mang theo niềm vui cho mỗi người. Đối với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông (dự án thành phần Quảng Ngãi - Hoài Nhơn) mùa Xuân này rất ý nghĩa bởi họ đã hoàn thiện việc xây dựng và sống trong ngôi nhà mới ấm cúng, khang trang hơn nơi ở cũ.

Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên thăm hỏi và tặng quà Tết đến bà con huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Ảnh: Giang Phương - TTXVN

Trao quà Tết và Nhà Đại đoàn kết cho người dân Tây Ninh

Chiều 26/1, đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn công tác của Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh đã đến thăm, trao quà và trao tặng Nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, công nhân lao động tại tỉnh Tây Ninh nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025.