Giao thông mở hướng phát triển kinh tế mới cho vùng biên Phong Thổ

Giao thông mở hướng phát triển kinh tế mới cho vùng biên Phong Thổ

Nhiều bản xa của xã biên giới Huổi Luông như bản Hoàng Chù Sào, Chang Hỏng 2, U Gia có đường giao thông thuận lợi khiến người dân rất phấn khởi trong việc lưu thông và phục vụ sản xuất, tiêu thụ nông sản. Có được điều này là nhờ những năm gần đây, huyện Phong Thổ (Lai Châu) tập trung dồn lực đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông liên xã, liên bản. Đặc biệt, nhiều tuyến đường thiết yếu đến các khu sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa tập trung. Nhiều dự án đã hoàn thiện, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn.

Phát triển nghề nuôi cá nước lạnh ở vùng cao Lai Châu

Phát triển nghề nuôi cá nước lạnh ở vùng cao Lai Châu

Những năm gần đây, nhiều địa phương như huyện Tam Đường, Phong Thổ, Tân Uyên… của tỉnh Lai Châu đẩy mạnh phát triển nghề nuôi cá nước lạnh. Nhiều người dân đã vươn lên thoát nghèo, đời sống kinh tế ổn định. Nghề nuôi cá nước lạnh đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng đất biên giới này.

"Biên cương - Đêm hội trăng rằm" ở xã Sì Lở Lầu

"Biên cương - Đêm hội trăng rằm" ở xã Sì Lở Lầu

Tối 7/9, tại xã biên giới Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu, UBND huyện Phong Thổ cùng Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh tỉnh Lai Châu phối hợp tổ chức chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm” năm 2024 cho các thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn.

Lai Châu chủ động phòng, chống rét cho học sinh

Lai Châu chủ động phòng, chống rét cho học sinh

Thời điểm này, nhiệt độ tại các vùng cao ở Lai Châu giảm sâu, trường học chủ động phương án phòng, chống rét cho học sinh để đảm bảo công tác dạy và học đúng theo quy định.
Tạo dựng thương hiệu trà cổ thụ vùng biên

Tạo dựng thương hiệu trà cổ thụ vùng biên

Huyện biên giới Phong Thổ là một trong 4 huyện của tỉnh Lai Châu được thiên nhiên ưu đãi ban tặng tài nguyên chè cổ thụ quý dưới những cánh rừng già nguyên sinh. Theo khảo sát, đánh giá, toàn huyện có khoảng 8.000 cây chè cổ thụ, tập trung ở các xã Mồ Sì San, Sì Lở Lầu, Pa Vây Sử, Tung Qua Lìn, Sin Suối Hồ và Hoang Thèn. Đây là địa phương có số lượng chè cổ thụ lớn nhất tỉnh.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lai Châu Tống Thanh Hải cùng bà con dân tộc xã Khổng Lào múa xòe. Ảnh: Việt Hoàng-TTXVN

Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại xã Khổng Lào

Sáng 7/8, tại xã Khổng Lào, huyện biên giới Phong Thổ (Lai Châu), Đoàn công tác do Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng làm Trưởng đoàn đã dự Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Đây là địa phương được tỉnh Lai Châu chọn làm điểm để tổ chức Ngày hội.
Do thiếu nước, học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở Hồng Thu, huyện Sìn Hồ sau giờ tan học phải đi hơn 1 km để tắm rửa. Ảnh: Việt Hoàng-TTXVN

Thiếu nước sinh hoạt ở vùng cao Lai Châu

Hiện nay, Lai Châu đang trong giai đoạn nắng nóng cuối mùa khô, tại một số bản thuộc các xã vùng cao của tỉnh luôn trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Điều này làm ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, sản xuất của người dân.
Mô hình trồng chanh leo tại xã Bản Lang, huyện Phong Thổ (Lai Châu). Ảnh: Việt Hoàng

Lai Châu khai thác thế mạnh thúc đẩy kinh tế vùng cao biên giới

Sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết số 39/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Lai Châu về việc thông qua Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp các xã đặc biệt khó khăn và xã biên giới tỉnh Lai Châu giai đoạn 2020 - 2025, tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các xã biên giới Lai Châu có nhiều chuyển biến tích cực. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, nâng cao, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc.
Bảo tồn “lộc trời” trên đất Mồ Sì San

Bảo tồn “lộc trời” trên đất Mồ Sì San

Nhiều năm nay, cây chè Shan tuyết có vai trò quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ đồng bào dân tộc ở xã Mồ Sì San, huyện Phong Thổ (Lai Châu). Bởi vậy, công tác bảo tồn và phát huy giống chè đặc sản này luôn được chính quyền và người dân nơi đây quan tâm…
Lai Châu đẩy nhanh tiến độ thi công đường hành lang biên giới

Lai Châu đẩy nhanh tiến độ thi công đường hành lang biên giới

Bước qua mùa mưa lũ, tranh thủ thời tiết thuận lợi, tỉnh Lai Châu đang chỉ đạo các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ dự án đường hành lang biên giới đoạn Phong Thổ (tỉnh Lai Châu) - Bát Xát (tỉnh Lào Cai) nhằm sớm đưa vào sử dụng; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch và đảm bảo quốc phòng - an ninh khu vực biên giới.
Xây dựng và phát triển thương hiệu gạo tẻ râu Phong Thổ

Xây dựng và phát triển thương hiệu gạo tẻ râu Phong Thổ

Gạo tẻ râu là giống lúa chất lượng cao đã nhanh chóng trở thành cây trồng tiềm năng trên vùng đất biên giới Phong Thổ (Lai Châu). Nhằm nâng cao giá trị, thu nhập cho người dân, những năm qua huyện Phong Thổ đã có nhiều giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu gạo tẻ râu. Từ đó, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của địa phương ngày càng phát triển và trở thành sản phẩm đặc sản của huyện, được khách hàng gần xa ưa chuộng.
Lễ hội Then Kin Pang ở Phong Thổ thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. Ảnh: Nguyễn Oanh-TTXVN

Huyện biên giới Phong Thổ khai thác tiềm năng du lịch góp phần xóa đói giảm nghèo

Phát huy lợi thế, tiềm năng du lịch, huyện biên giới Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã thực hiện nhiều giải pháp phát triển thương mại dịch vụ, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng. Từ đó, các sản phẩm du lịch của huyện từng bước được hình thành, các khu, điểm du lịch sinh thái, văn hóa được đầu tư xây dựng. Các hoạt động du lịch, dịch vụ đã thu hút đông đảo du khách tới thăm quan, trải nghiệm, góp phần tăng doanh thu từ du lịch, giúp người dân xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương.
Lai Châu tập trung phòng trừ sâu bệnh gây hại cây trồng

Lai Châu tập trung phòng trừ sâu bệnh gây hại cây trồng

Hiện nay, nhiều diện tích cây trồng vụ Xuân trên địa bàn tỉnh Lai Châu bị sâu bệnh gây hại. Ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tích cực thăm đồng, hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời, góp phần bảo đảm năng suất, chất lượng cây trồng.
Giáo viên Trường Tiểu học Đoàn Kết, huyện Phong Thổ (Lai Châu) hướng dẫn học sinh viết chữ. Ảnh: Việt Hoàng-TTXVN

Lai Châu tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

Thực hiện đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025” của tỉnh Lai Châu, những năm qua, ngành Giáo dục Lai Châu đã có nhiều giải pháp tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh ở hai cấp học này. Qua đó, học sinh mầm non, tiểu học dân tộc thiểu số đã mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn.
Chị Nùng Thị Phương tại bản Cang Mường, xã Mường Cang (Than Uyên, Lai Châu) nuôi 15 con trâu, 5 con bò và 3 con dê cho thu lãi từ 100 đến 200 triệu đồng/năm. Ảnh: Đinh Thùy - TTXVN

Lai Châu giảm nghèo bền vững

Trong những năm qua, tỉnh Lai Châu triển khai hiệu quả các chính sách, giải pháp giảm nghèo bền vững. Nhờ vậy, hệ thống cơ sở hạ tầng vùng nông thôn, đặc biệt các xã biên giới được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4,76%/năm.
Nhiều học viên lớp kỹ thuật gò hàn ở xã Sùng Phài, thành phố Lai Châu chưa nhận được chứng chỉ nghề và hỗ trợ sau gần hai năm học. Ảnh: Việt Hoàng - TTXVN

Sau gần 2 năm học nghề, hơn 500 người dân Lai Châu vẫn chưa được cấp chứng chỉ (Bài cuối)

Sau gần hai năm học nghề, một nửa số học viên vẫn chưa được nhận chứng chỉ nghề và chế độ hỗ trợ theo quy định. Phóng viên TTXVN thực hiện loạt 3 bài với chủ đề: "Sau gần 2 năm học nghề, hơn 500 người dân Lai Châu vẫn chưa được cấp chứng chỉ" để phản ánh về sự việc này.
Sau gần 2 năm học nghề, hơn 500 người dân Lai Châu vẫn chưa được cấp chứng chỉ (Bài 2)

Sau gần 2 năm học nghề, hơn 500 người dân Lai Châu vẫn chưa được cấp chứng chỉ (Bài 2)

Sau gần hai năm học nghề, một nửa số học viên vẫn chưa được nhận chứng chỉ nghề và chế độ hỗ trợ theo quy định. Phóng viên TTXVN thực hiện loạt 3 bài với chủ đề: "Sau gần 2 năm học nghề, hơn 500 người dân Lai Châu vẫn chưa được cấp chứng chỉ" để phản ánh về sự việc này.
Sau gần 2 năm học nghề, hơn 500 người dân Lai Châu vẫn chưa được cấp chứng chỉ (Bài 1)

Sau gần 2 năm học nghề, hơn 500 người dân Lai Châu vẫn chưa được cấp chứng chỉ (Bài 1)

Sau gần hai năm học nghề, một nửa số học viên vẫn chưa được nhận chứng chỉ nghề và chế độ hỗ trợ theo quy định. Phóng viên TTXVN thực hiện loạt 3 bài với chủ đề: "Sau gần 2 năm học nghề, hơn 500 người dân Lai Châu vẫn chưa được cấp chứng chỉ" để phản ánh về sự việc này.
Mưa kéo dài gây staj lở ta luy dương tại km62+250, Quốc Lộ 12 (Đoạn Phong Thổ - Pa Tần - Chăn Nưa - Điện Biên) thuộc địa phận bản Pa Bon, xã Tả Phìn, huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Ảnh: TTXVN phát

Khắc phục sạt lở tại nhiều tuyến đường giao thông ở Lai Châu

Ngày 17/8, ông Nguyễn Văn Hưởng, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Lai Châu cho biết: Do mưa to kéo dài trong nhiều ngày qua trên địa bàn tỉnh Lai Châu liên tiếp xảy ra sạt lở đất, đá tại nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và đường liên xã, liên bản. Hiện Sở đã chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ huy động phương tiện, máy móc và nhân lực để tập trung khắc phục các điểm sạt lở, đảm bảo giao thông thông suốt.
Lực lượng đoàn viên, thanh niên huyện Phong Thổ phối hợp với Đồn Biên phòng Sin Suối Hồ trao quà cho người dân, trẻ em khi đến đổi nhựa. Ảnh: Đinh Thùy-TTXVN

Lan tỏa chương trình “Đổi rác thải nhựa lấy quà” nơi vùng cao Lai Châu

Hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa” do Tỉnh Đoàn Lai Châu phát động, Huyện Đoàn Phong Thổ đã phối hợp với Đoàn xã Sin Suối Hồ tổ chức chương trình “Đổi rác thải nhựa lấy quà” tại chợ phiên Sin Suối Hồ. Đây là chương trình lần đầu tiên triển khai trên địa bàn tỉnh Lai Châu, đã nhận được sự hưởng ứng đông đảo của người dân biên giới và kỳ vọng có thể thay đổi thói quen phân loại rác tại nguồn.
Lai Châu: Mưa lớn gây ngập, chia cắt nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ

Lai Châu: Mưa lớn gây ngập, chia cắt nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ

Thông tin từ Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Lai Châu cho biết, mưa lớn trên diện rộng suốt từ đêm 4/7 đến sáng 5/7 đã gây ngập nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh khiến giao thông bị ách tắc trong nhiều giờ, đe dọa an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Sản phẩm bày bán tại chợ phiên Sin Suối Hồ chủ yếu là nông sản do đồng bào Mông nuôi trồng, thu hái từ rừng hoặc những bộ trang phục truyền thống do các bà, các mẹ thêu thùa, may dệt. Ảnh: Nguyễn Oanh

Đặc sắc chợ phiên Sin Suối Hồ

Chợ Sin Suối Hồ thuộc địa phận xã biên giới Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (Lai Châu). Chợ họp phiên thứ bảy hàng tuần và diễn ra từ sáng sớm đến 11 - 12 giờ trưa, không chỉ là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa mà còn là không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào Mông.
Người dân vùng cao xã Nậm Cha, huyện Sìn Hồ làm lều, đót lửa chống rét cho trâu. Ảnh: Nguyễn Oanh-TTXVN

Hơn 100 con gia súc ở Lai Châu bị chết do rét

Ngày 13/1, ông Phạm Anh Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu) cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh liên tục tăng cường trong những ngày qua, nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Lai Châu giảm mạnh. Nhiệt độ phổ biến từ 4 - 7 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ C và xảy ra băng giá, sương muối, trời rét đậm, rét hại bao phủ trên diện rộng. Rét đậm, rét hại đã làm hơn 100 con gia súc bị chết, gây thiệt hại đến chăn nuôi, ảnh hưởng tới đời sống của người dân.
Lực lượng công an chính quy xã thường xuyên xuống bản tuyên truyền người dân không tái trồng cây thuốc phiện và tác hại của ma túy tại bản Sin Suối Hồ. Ảnh: Quý Trung - TTXVN

Bản Sin Suối Hồ - điểm sáng phòng, chống ma túy ở vùng biên Lai Châu

Phong Thổ là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu, với hơn 93% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây còn hạn chế, nên nhiều địa phương xuất hiện các tệ nạn xã hội, đặc biệt là nghiện ma túy. Những năm qua, với sự nỗ lực của các cấp chính quyền địa phương, người có uy tín trong bản, nên tỷ lệ người nghiện ma túy giảm rõ rệt, góp phần phát triển kinh tế, xây dựng nếp sống văn minh, điển hình như bản Sin Suối Hồ, thuộc xã Sin Suối Hồ.