Ngày 21/1 (ngày 22 tháng Chạp), không khí Tết Nguyên Đán đã tràn ngập khắp các nẻo đường, cánh đồng hoa Tân Ba ở thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Tại đây, những người nông dân tất bật thu hoạch hoa để kịp cung cấp cho người dân trong dịp tiễn ông Công ông Táo, và các chuyến hoa xuôi ngược càng làm cho không khí Tết thêm phần nhộn nhịp.
Những năm gần đây, nhiều địa phương như huyện Tam Đường, Phong Thổ, Tân Uyên… của tỉnh Lai Châu đẩy mạnh phát triển nghề nuôi cá nước lạnh. Nhiều người dân đã vươn lên thoát nghèo, đời sống kinh tế ổn định. Nghề nuôi cá nước lạnh đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng đất biên giới này.
Phong trào nông dân thi đua phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ và xuất hiện nhiều tấm gương làm kinh tế giỏi. Điển hình là ông Kim Văn Tân với mô hình trồng, sản xuất chè, kết hợp cung ứng vật tư nông nghiệp cho cây chè, đem lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Những ngày đầu tháng 8, do ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, mưa lớn kéo dài gây ra lũ quét, sạt lở đất làm ảnh hưởng, thiệt hại đến hệ thống lưới điện do Công ty Điện lực Lai Châu quản lý, vận hành. Đặc biệt, gây gián đoạn tạm thời việc cung cấp điện cho khách hàng tại một số khu vực, nhất là huyện Tân Uyên, Than Uyên.
Vụ ớt năm nay, nông dân trồng ớt ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tân Uyên (Lai Châu) rất phấn khởi, bởi ớt được mùa, được giá. Trừ chi phí, mỗi sào ớt mang về cho mỗi hộ gia đình vài chục triệu đồng/vụ; người nông dân có thêm niềm tin vào cây trồng mới đem lại năng suất và giá trị kinh tế cao.
Tần Mai Xuân hiện đang là học sinh lớp 4a3 trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Hoang Thèn (xã Hoang Thèn, huyện Phong Thổ). Cứ cuối tuần, Mai Xuân sẽ về với gia đình sau những ngày học tại trường bán trú. Nhờ có các phòng học bán trú được ngành điện xây dựng, quãng đường dài gần 20km từ trường về nhà ở bản Mồ Sì Câu (xã Hoang Thèn) giờ đây đã không còn là khó khăn hàng ngày với gia đình Mai Xuân...
Trong những năm qua, tỉnh Lai Châu triển khai hiệu quả các chính sách, giải pháp giảm nghèo bền vững. Nhờ vậy, hệ thống cơ sở hạ tầng vùng nông thôn, đặc biệt các xã biên giới được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4,76%/năm.
Thông tin từ Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Lai Châu cho biết, mưa lớn trên diện rộng suốt từ đêm 4/7 đến sáng 5/7 đã gây ngập nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh khiến giao thông bị ách tắc trong nhiều giờ, đe dọa an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Ông Nguyễn Văn Hưởng, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lai Châu cho biết, từ đêm ngày 23 đến sáng 24/6, trên địa bàn tỉnh xuất hiện mưa to trên diện rộng, gây ngập úng, sạt lở nhiều tuyến đường.
Ngày 13/1, ông Phạm Anh Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu) cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh liên tục tăng cường trong những ngày qua, nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Lai Châu giảm mạnh. Nhiệt độ phổ biến từ 4 - 7 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ C và xảy ra băng giá, sương muối, trời rét đậm, rét hại bao phủ trên diện rộng. Rét đậm, rét hại đã làm hơn 100 con gia súc bị chết, gây thiệt hại đến chăn nuôi, ảnh hưởng tới đời sống của người dân.
Thời gian qua, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu đã thực hiện hiệu quả việc lồng ghép các chương trình, dự án giảm nghèo trên địa bàn; giúp người dân từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập.
Chiều 21/5, tại thị trấn Tân Uyên (Lai Châu), UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị Triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Số hộ thuộc diện tái định cư thủy điện Bản Chát, Huổi Quảng, tỉnh Lai Châu rất lớn và chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, có điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển. Để phát triển toàn diện, bền vững cho các vùng tái định cư này, tỉnh Lai Châu đã thực hiện linh hoạt các chương trình, dự án, chế độ chính sách hỗ trợ. Điều này góp phần đảm bảo ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất bền vững cho bà con.
Sau 10 năm chia tách và thành lập, từ một huyện đặc biệt khó khăn, đến nay Tân Uyên (Lai Châu) đã ra khỏi danh sách 63 huyện nghèo cả nước. Tân Uyên có nhiều bước chuyển mình mạnh mẽ như vậy là nhờ công tác dân vận khéo, huy động cả hệ thống chính trị và đồng bào các dân tộc trên địa bàn cùng vào cuộc, đồng lòng thực hiện thắng lợi những mục tiêu đề ra.
Thực hiện chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”, trong những năm qua Huyện đoàn Tân Uyên (tỉnh Lai Châu) đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động thiết thực, ý nghĩa để hỗ trợ đoàn viên, thanh niên phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.
Chủ tịch UBND huyện Tân Uyên (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/2, do chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với hoạt động của hội tụ gió trên cao, địa bàn huyện đã xảy ra mưa lớn kèm theo gió lốc, mưa đá làm 1 người bị thương, sập nhiều nhà dân và công trình công cộng. Chính quyền huyện và các lực lượng chức năng đang tập trung hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại.
Những năm qua, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu, đã có nhiều giải pháp linh hoạt nhằm tạo sự chuyển biến trong giáo dục và đào tạo cả về chất và lượng theo hướng trọng tâm, thiết thực ở các xã đặc biệt khó khăn.
Không cầu, không phà, không bè, học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở bản Nà Ui, xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên (Lai Châu) phải băng qua con suối Pá Đành chảy cuồn cuộn để tới trường kịp dự khai giảng năm học mới.
Tỉnh Lai Châu có 8 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm 1 thành phố (Lai Châu) và 7 huyện (Mường Tè, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Tam Đường, Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên).