Nghề thủ công truyền thống góp phần tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum

Đối với cộng đồng người dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum, đan lát được xem như một trong những nét văn hóa truyền thống, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trước tình trạng nghề đan lát đang dần mất “chỗ đứng” trong quá trình phát triển, cộng đồng các dân tộc tại Kon Tum đang ra sức truyền nghề cho thế hệ trẻ và đưa sản phẩm đan lát thành hàng hóa nhằm tăng thêm thu nhập, hướng đến bảo tồn và phát huy giá trị ngành nghề truyền thống này.

potal-tim-lai-cho-dung-cho-nghe-dan-lat-tai-kon-tum-7823409.jpg
Các sản phẩm đan lát được người dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum xem như "báu vật" trong nhà bởi những giá trị văn hóa mang lại. Ảnh: Khoa Chương - TTXVN

Giữ gìn giá trị văn hóa

Với đa phần người dân tộc thiểu số tại Kon Tum, nghề đan lát là nét đẹp văn hóa luôn hiện hữu trong cuộc sống của đồng bào.

Già Luk (thôn Kon Tum Kơ Pơng, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum) cho biết, khoảng thời gian đầu được tiếp cận nghề đan lát, ông luôn chú ý theo dõi từng cử chỉ, hành động của người lớn để học làm theo. Những chỗ không biết, ông sẽ hỏi cha, ông chỉ dạy để hoàn thiện bản thân.

Già bắt đầu tập đan lát bằng những món đồ chơi đơn giản như con chim, chuồn chuồn... Lúc rảnh rỗi, già Luk còn phụ cha mình và các già làng làm công việc chuốt nan, chẻ sợi. Già Luk luôn xem những việc này là cơ hội quý báu để trau dồi khả năng đan lát của bản thân và có thêm kinh nghiệm trong việc lựa chọn ra những nguyên liệu chất lượng, sản phẩm làm ra đạt tốt nhất. Nhờ đó, từng sợi mây, tre qua bàn tay khéo léo của ông được uốn cong, tạo hình ra sản phẩm với độ chính xác, tỉ mỉ cao.

potal-tim-lai-cho-dung-cho-nghe-dan-lat-tai-kon-tum-7823404-1.jpg
Cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum tích cực bảo tồn và phát huy giá trị của nghề đan lát nhờ có thêm thu nhập từ các sản phẩm làm ra. Ảnh: Khoa Chương - TTXVN

Đa phần người Bahnar khác tại thôn Kon Tum Kơ Pơng rất thành thạo nghề truyền thống là đan lát bằng mây, tre. Gần nhà già Luk có đến gần 10 người hàng xóm thành thạo đan lát. Không chỉ đàn ông, trong số này còn có những người phụ nữ đan lát rất đẹp.

Ngoài nhu cầu phục vụ hằng ngày, người Bahnar còn dùng vật dụng đan lát để trao đổi, buôn bán với các làng khác. Như việc không cần dùng tiền mặt, người Bahnar có thể mua một con gà, một kg gạo nếp hoặc thịt bò bằng việc đổi chiếc gùi, nia của mình. Bên cạnh đó, việc biết đan lát giúp người đàn ông dễ dàng thu hút sự chú ý của các cô gái trong làng bởi sự khéo léo, cẩn thận đều thể hiện ở những sản phẩm làm ra. Đây được xem như một trong những tiêu chí để kết duyên vợ chồng của người dân tộc thiểu số.

Để văn hóa thở thành hàng hóa

Đến nay, dù nghề đan lát mây tre không còn thịnh hành như xưa nhưng nhiều người dân tộc thiểu số vẫn xem như một nghề giúp họ có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Đơn cử, vài năm trước, nhu cầu về các sản phẩm đan lát còn cao, người Bahnar tại thôn Kon Tum Kơ Pơng (phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum) đã nhận đặt hàng với số lượng lớn, cùng nhau đan lát để tăng thu nhập.

potal-tim-lai-cho-dung-cho-nghe-dan-lat-tai-kon-tum-7823413.jpg
Những sản phẩm đan lát trở thành hàng hóa đã giúp người dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum có thêm thu nhập. Ảnh: Khoa Chương - TTXVN

Già Luk chia sẻ, khi được thương lái đặt hàng, bà con trong thôn đều tập trung lại và đan lát. Mỗi người một việc thể hiện sự gắn bó của cả cộng đồng với ngành nghề truyền thống này. Trung bình mỗi ngày, một người thành thạo có thể đan được hơn 10 sản phẩm. Với giá bán từ 30-60 nghìn đồng/chiếc tùy kích cỡ, việc làm này không những tạo ra thu nhập mà còn giúp người dân có thêm động lực trong bảo tồn nghề truyền thống.

Người Rơ Ngao (một nhánh của dân tộc Bahnar) sinh sống tại làng Kon Trang Long Loi (huyện Đăk Hà) xem nghề đan lát như một nguồn thu nhập bền vững. Để có thể đan được một sản phẩm, người Rơ Ngao phải mất 3 ngày để vào rừng tìm kiếm các vật dụng như lồ ô, nứa, cây gạo, dây mây. Sau đó, họ phải mất thêm 2 ngày để trau chuốt các vật dụng và đan hoàn chỉnh sản phẩm.

potal-tim-lai-cho-dung-cho-nghe-dan-lat-tai-kon-tum-7823407.jpg
Các sản phẩm đan lát như cái nia, gùi lúa, đơm cá được người dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum xem như "báu vật" trong nhà bởi những giá trị văn hóa mang lại. Ảnh: Khoa Chương - TTXVN

Người Rơ Ngao chủ yếu dựa vào đan nia, đơm cá để kiếm thêm thu nhập. Với mức giá dao động từ 70.000 - 200.000 đồng tùy từng sản phẩm, những người dân tộc thiểu số biết đan lát có thể kiếm được khoảng 2 triệu đồng/tháng từ việc bán sản phẩm. Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị tốt đẹp của ngành nghề truyền thống, người dân Rơ Ngao thường truyền dạy lại cho thế hệ trẻ cách đan lát, chú trọng phát triển sản phẩm phục vụ du lịch.

Với việc hình thành Làng du lịch cộng đồng Kon Trang Long Loi vào đầu năm 2021, sản phẩm đan lát của người dân tộc thiểu số nơi đây dần dễ dàng đến được tay du khách. Đây là điểm tựa vững chắc để người Rơ Ngao có nguồn thu nhập bền vững từ nghề đan lát; đồng thời, thúc đẩy thế hệ trẻ tiếp tục bảo tồn, giữ vững ngành nghề truyền thống.

potal-tim-lai-cho-dung-cho-nghe-dan-lat-tai-kon-tum-7823412.jpg
Những sản phẩm đan lát trở thành hàng hóa đã giúp người dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum có thêm thu nhập. Ảnh: Khoa Chương - TTXVN

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum Phan Văn Hoàng cho biết, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của nghề đan lát truyền thống, Sở tăng cường tuyên truyền, khuyến khích người dân tiếp tục tạo ra sản phẩm chất lượng, bắt mắt. Các sản phẩm này cần hướng tới người tiêu dùng với những tiêu chí bền, đẹp, giá hợp lý nhằm mang lại nguồn thu nhập cho người dân tộc thiểu số từ đan lát. Việc có thêm thu nhập giúp người dân tộc thiểu số phấn khởi hơn trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

Thời gian tới, Sở triển khai các chương trình, dự án liên quan đến bảo tồn nghề truyền thống như: Mở lớp truyền dạy nghề đan lát cho đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh; tổ chức lễ hội truyền thống, kết hợp không gian trưng bày sản phẩm để người dân tộc thiểu số bày bán, giới thiệu và quảng bá sản phẩm đan lát. Qua đó, giúp những ngành nghề truyền thống nói chung và đan lát nói riêng dần trở lại với đời sống văn hóa các dân tộc, tạo ra bước đệm để bảo tồn, phát triển.

Khoa Chương

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Nghệ nhân Phạm Minh Châu thổi “hồn” cho quất bonsai

Nghệ nhân Phạm Minh Châu thổi “hồn” cho quất bonsai

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, vườn quất của ông Phạm Minh Châu, xã Nam Điền, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định luôn nhộn nhịp người tham quan, mua cây. Những tác phẩm quất bonsai với dáng, thế đẹp, tạo hình công phu, khiến ai ai cũng phải trầm trồ, thưởng lãm.

Giải pháp phù hợp với xu hướng phát triển cây sầu riêng ở Bình Phước

Giải pháp phù hợp với xu hướng phát triển cây sầu riêng ở Bình Phước

Giá trị kinh tế cao của cây sầu riêng mang lại đã thu hút người dân chuyển hướng canh tác mới. Nhận thức rõ tầm quan trọng để vườn cây phát triển bền vững, nhiều hộ dân ở Bình Phước đã chủ động phòng ngừa sâu bệnh như là một chiến lược kinh tế và bền vững hơn so với việc chữa bệnh khi cây đã bị nhiễm.

Ngư dân Phú Yên trúng mùa khai thác tôm hùm giống

Ngư dân Phú Yên trúng mùa khai thác tôm hùm giống

Gần hai tháng nay, ngư dân tỉnh Phú Yên vào mùa khai thác tôm hùm giống ngoài tự nhiên. Dù giá bán giảm so với những năm trước nhưng sản lượng khai thác tăng cao khiến ngư dân phấn khởi. Lượng tôm khai thác được góp phần cung ứng một phần cho người nuôi tôm hùm thương phẩm.

Ninh Thuận phát triển mạnh kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ninh Thuận phát triển mạnh kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, vùng miền, tỉnh Ninh Thuận đang tập trung triển khai các chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thông qua việc huy động tối đa các nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất và nâng cao chất lượng dịch vụ an sinh xã hội. Qua đó, từng bước góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

Giảm thiểu phát thải khí mê-tan từ cánh đồng lúa

Giảm thiểu phát thải khí mê-tan từ cánh đồng lúa

Ngày 13/1, tọa đàm với chủ để “Phát thải khí mê-tan từ đồng lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long” đã diễn ra tại tỉnh Trà Vinh, thu hút gần 100 đại biểu là lãnh đạo ngành nông nghiệp, tài nguyên - môi trường, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngành hàng lúa gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các viện, trường trong và ngoài nước tham dự.

Vận hành cống âu thuyền Vàm Bà Lịch kiểm soát mặn

Vận hành cống âu thuyền Vàm Bà Lịch kiểm soát mặn

Chủ động ứng phó với hạn mặn mùa khô 2024 - 2025, đặc biệt là đợt triều cường giữa tháng 01/2025, đảm bảo nguồn nước cho sản xuất và cung cấp nước cho các trạm cấp nước sử dụng nước mặt trên địa bàn thành phố Rạch Giá, huyện Châu Thành và các vùng lân cận, từ ngày 13 - 15/1, tỉnh Kiên Giang vận hành đóng mở cống âu thuyền Vàm Bà Lịch (xã Vĩnh Hòa Phú, huyện Châu Thành) để cắt đỉnh triều, tránh mặn xâm nhập sâu vào nội đồng gây hại sản xuất.

Nuôi lươn không bùn thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm ở Kiên Giang

Nuôi lươn không bùn thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm ở Kiên Giang

Mô hình nuôi lươn không bùn được nông dân tỉnh Kiên Giang áp dụng từ năm 2015 đến nay và phát triển mạnh trong khoảng 6 năm trở lại đây với hơn 360 hộ dân ở các huyện, thành phố trong tỉnh thả nuổi với tổng số gần 1.700 bể nuôi. So với những năm trước, giá lươn thương phẩm trong năm 2024 khá ổn định (từ 115.000-125.000 đồng/kg) giúp nông dân lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/năm.

Đưa gà Đông Tảo vươn ra thị trường thế giới

Đưa gà Đông Tảo vươn ra thị trường thế giới

Xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên nằm cạnh tuyến đê sông Hồng, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km, nổi tiếng với nghề chăn nuôi gà chân to, gà tiến vua. Nơi đây đã có nhiều người trở thành tỷ phú nhờ nuôi giống gà quý hiếm "độc nhất vô nhị" này. Những ngày cuối năm, thương lái từ các nơi tìm đến Đông Tảo để lựa chọn những con gà đẹp nhất để làm quà biếu hoặc sử dụng làm thực phẩm trong ngày Tết nguyên đán cổ truyền.

Đắk Lắk hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia thị trường lao động ở nước ngoài

Đắk Lắk hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia thị trường lao động ở nước ngoài

Ông Nguyễn Quang Thuân, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk cho biết, thời gian tới, ngành tiếp tục tham mưu UBND tỉnh xây dựng thêm các chính sách hỗ trợ lao động, đặc biệt là về cho vay vốn để mở rộng sản xuất hoặc tái hòa nhập sau khi lao động về nước.

Đồng Tháp thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp

Đồng Tháp thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp

Tại Đồng Tháp, ứng dụng các công nghệ Internet vạn vật (IoT) và công nghệ viễn thám được xem là giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý, sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt giúp tăng cường khả năng quản lý, giám sát đồng ruộng theo thời gian thực, hỗ trợ nông dân tối ưu hóa quy trình canh tác.

Sóc Trăng ứng phó hạn, mặn khi mùa khô sắp vào cao điểm

Sóc Trăng ứng phó hạn, mặn khi mùa khô sắp vào cao điểm

Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 3 cửa sông chính ra Biển Đông là Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh hằng năm chịu ảnh hưởng do hạn hán, mặn xâm nhập. Mùa khô năm 2025, UBND tỉnh Sóc Trăng đã chủ động xây dựng kế hoạch chủ động ứng phó hạn, mặn xâm nhập, đảm bảo sản xuất, sinh hoạt cho nhân dân.

Chủ động phòng chống rét cho đàn gia súc

Chủ động phòng chống rét cho đàn gia súc

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, không khí lạnh có khả năng hoạt động mạnh từ tháng 12/2024 - 1/2025 và gây ra các đợt rét đậm, rét hại. Các tỉnh khu vực vùng núi phía Bắc có khả năng xảy ra những đợt rét đậm, rét hại kéo dài kèm theo hiện tượng sương muối, băng giá xuất hiện trên diện rộng gây tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp.

Xuân sớm nơi thủ phủ đào phai Xuân Du

Xuân sớm nơi thủ phủ đào phai Xuân Du

Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang cận kề cũng là khoảng thời gian vựa đào phai nổi tiếng xứ Thanh ở xã miền núi Xuân Du (huyện Như Thanh) đồng loạt bung nở. Với đặc điểm nụ hoa mập, khi nở bung ra màu phớt hồng, nụ mập, hoa to, cánh đẹp, chồi lá biếc xanh nên hoa đào Xuân Du có nét đặc trưng không lẫn với hoa đào các vùng khác và là loài hoa được nhiều người chơi đào ưa chuộng. Người dân ở vựa đào Xuân Du đang tích cực chăm sóc để hoa đào "khoe sắc" vào dịp Tết này.

“Du học” làm hồng treo theo công nghệ Nhật

“Du học” làm hồng treo theo công nghệ Nhật

Dù đã nghỉ hưu nhưng ông Trần Phú Lộc, 71 tuổi, chủ cơ sở Hồng treo Phú Lộc, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng vẫn quyết tâm “du học” tự túc để tìm hiểu công nghệ làm hồng treo của người Nhật. Ông cũng là một trong những người đầu tiên thành công khi ứng dụng công nghệ này, góp phần nâng tầm cho quả hồng Đà Lạt.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả ở Ninh Bình

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả ở Ninh Bình

Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tỉnh Ninh Bình luôn quan tâm, chú trọng đến chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao. Qua đó, góp phần thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo động lực cho nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh theo hướng hàng hóa, linh hoạt trong việc bố trí cơ cấu cây trồng.

"Tiếp sức" để đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Phước vươn lên phát triển kinh tế

"Tiếp sức" để đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Phước vươn lên phát triển kinh tế

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương và chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân, đặc biệt là cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tại tỉnh Bình Phước, các hợp tác xã đang hoạt động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang giúp cải thiện đời sống cho người dân nơi đây.

Nhà vườn Đắk Lắk tất bật chuẩn bị vụ hoa Tết

Nhà vườn Đắk Lắk tất bật chuẩn bị vụ hoa Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đến gần cũng là thời điểm các nhà vườn trồng hoa, cây cảnh… trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tập trung chăm sóc các loại cây để nở hoa đúng dịp Tết, phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Năm nay, thời tiết có phần bất lợi nên các hộ trồng hoa cũng lo lắng, tốn nhiều công sức để chăm sóc và chuẩn bị cung ứng cho thị trường.

Biến vườn tạp thành vườn cây ăn trái lãi hàng trăm triệu đồng ở Kiên Giang

Biến vườn tạp thành vườn cây ăn trái lãi hàng trăm triệu đồng ở Kiên Giang

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh Kiên Giang đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân tận dụng, khai thác tốt tiềm năng đất đai, đẩy mạnh cải tạo vườn tạp, đất trống xung quanh nhà, bờ bao, sân vườn để trồng các loại cây ăn quả, hoa màu, nuôi cá, gà, vịt… Qua đó, hình thành hàng chục mô hình sản xuất hiệu quả, nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần tích cực phát triển kinh tế địa phương.

Tiền Giang ứng dụng công nghệ cao giúp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa

Tiền Giang ứng dụng công nghệ cao giúp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Trần Hoàng Nhật Nam đánh giá, Dự án “Vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng năm 2025” được triển khai trên địa bàn đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn, góp phần ứng dụng rộng rãi khoa học công nghệ nhằm tăng năng suất, sản lượng lúa, tăng thêm giá trị gia tăng và thu nhập cho nông dân so với sản xuất truyền thống, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của ngành hàng lúa gạo, thích ứng biến đổi khí hậu vừa bảo vệ môi sinh, môi trường.

Trồng cây mắc ca - Hướng đi mới cho nông nghiệp Điện Biên

Trồng cây mắc ca - Hướng đi mới cho nông nghiệp Điện Biên

Cây mắc ca bắt đầu bén rễ tại Điện Biên từ năm 2013. Với tiềm năng, lợi thế về đất đai và khí hậu, Điện Biên là một trong những tỉnh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030. Đến nay, Điện Biên đã trở thành vùng trọng điểm trồng mắc ca lớn nhất nhì khu vực Tây Bắc với gần 7.200 ha. Cây mắc ca giờ đây không chỉ giúp người dân ổn định sinh kế mà còn mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương.

Phụ nữ dân tộc thiểu số Sóc Trăng tự lực vươn lên, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Phụ nữ dân tộc thiểu số Sóc Trăng tự lực vươn lên, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Sóc Trăng, tỉnh có trên 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 30% dân số. Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sóc Trăng luôn đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế trong hội viên, từng bước giúp hội viên thoát nghèo, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Gia Lai hướng tới mục tiêu bứt phá, chú trọng các ngành kinh tế mũi nhọn

Gia Lai hướng tới mục tiêu bứt phá, chú trọng các ngành kinh tế mũi nhọn

Năm 2025 đánh dấu chặng đường quan trọng, là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Với quyết tâm vượt qua khó khăn, phát huy tiềm năng sẵn có, tỉnh Gia Lai đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân và phát triển bền vững.

Hàng nghìn chậu nho cảnh cung ứng cho thị trường Tết ở Ninh Thuận

Hàng nghìn chậu nho cảnh cung ứng cho thị trường Tết ở Ninh Thuận

Để kịp xuất bán vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các nhà vườn, hợp tác xã trồng nho cảnh ở tỉnh Ninh Thuận đang tất bật chăm sóc, cắt tỉa, tạo dáng cho hàng ngàn chậu nho cảnh với nhiều giống nho và kiểu dáng độc đáo nhằm đáp ứng nhu cầu chơi cây cảnh vào ngày Tết của người dân.

Kon Tum chủ động giải pháp ứng phó sớm với hạn hán

Kon Tum chủ động giải pháp ứng phó sớm với hạn hán

Trước tình hình thời tiết có những diễn biến phức tạp, mưa ít, với tổng lượng mưa năm 2024 thấp hơn xấp xỉ 10% so với các năm trước, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum vừa ban hành Kế hoạch số 4744/KH-UBND để phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2025 trên địa bàn tỉnh.