Kon Tum gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Kon Tum có 7 dân tộc thiểu số tại chỗ là Xơ Đăng, Bahnar, J’Rai, Gié - Triêng, H’Rê, B’Râu và Rơ Măm, với 9 nghề truyền thống là dệt thổ cẩm, đan lát, làm rượu cần, chế tác nhạc cụ âm nhạc truyền thống, rèn, gốm, tạc tượng, đẽo thuyền độc mộc và làm nỏ.

potal-trinh-dien-trung-bay-nghe-thu-cong-truyen-thong-cua-cac-dan-toc-thieu-so-kon-tum-7777011.jpg
Các nghệ nhân trình diễn nghề nấu rượu cần của người Gié – Triêng. Ảnh: Dư Toán – TTXVN

Thực tế cho thấy, đa số nghệ nhân, người biết làm nghề truyền thống tuổi đã cao, người có tay nghề giỏi ngày càng ít, việc truyền nghề cho thế hệ kế cận hạn chế nên nguy cơ mai một nghề truyền thống rất cao. Vì vậy, tỉnh Kon Tum đang chú trọng công tác bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, từ Nghị quyết số 08-NQ/TU về “Bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Tỉnh ủy Kon Tum đến các chương trình hành động cụ thể của các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh.

potal-trinh-dien-trung-bay-nghe-thu-cong-truyen-thong-cua-cac-dan-toc-thieu-so-kon-tum-7776995.jpg
Các nghệ nhân trình diễn nghề đan lát của người Rơ Măm. Ảnh: Dư Toán – TTXVN

Từ Nghị quyết...

Tháng 2/2022, tại Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, Tỉnh ủy Kon Tum xác định có nhiều nguyên nhân dẫn đến nguy cơ các nghề truyền thống bị mai một. Bên cạnh yếu tố con người, việc tiêu thụ sản phẩm nghề truyền thống gặp khó khăn; công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm nghề truyền thống tham gia vào hoạt động du lịch chưa hiệu quả. Việc đầu tư, phát triển nguồn nguyên, vật liệu phục vụ bảo tồn, phát triển nghề truyền thống chưa được quan tâm đúng mức khiến nghề truyền thống gặp nhiều khó khăn trong bảo tồn và phát triển.

potal-trinh-dien-trung-bay-nghe-thu-cong-truyen-thong-cua-cac-dan-toc-thieu-so-kon-tum-7776993.jpg
Thành phẩm nghề đan lát được trưng bày. Ảnh: Dư Toán – TTXVN

Vì vậy, Tỉnh ủy Kon Tum ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU về bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu là bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống nhằm giữ gìn bền vững bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số tại chỗ, gắn với phát triển các loại hình du lịch, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Qua đó góp phần thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

potal-trinh-dien-trung-bay-nghe-thu-cong-truyen-thong-cua-cac-dan-toc-thieu-so-kon-tum-7777014.jpg
Thành phẩm nghề đan lát được trưng bày. Ảnh: Dư Toán – TTXVN

Ngay sau khi Tỉnh ủy Kon Tum ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt Đề án “bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh, giao Ban Dân tộc xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án.

potal-trinh-dien-trung-bay-nghe-thu-cong-truyen-thong-cua-cac-dan-toc-thieu-so-kon-tum-7776998.jpg
Các nghệ nhân trình diễn nghề dệt thổ cẩm của người Bahnar và người J’Rai. Ảnh: Dư Toán – TTXVN

Ông Đinh Quốc Tuấn, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum cho biết, thực hiện nhiệm vụ Ủy ban nhân dân tỉnh giao, gần 3 năm qua, Ban Dân tộc triển khai nhiều nội dung, nhiệm vụ để khôi phục, bảo tồn nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ như: Thu thập tư liệu về các truyền thuyết, giai thoại, điển tích gắn với quá trình hình thành và phát triển của sản phẩm nghề truyền thống; rà soát xét tặng danh hiệu cho nghệ nhân tiêu biểu; đưa một số nghề truyền thống vào các chương trình đào tạo ngoại khóa tại cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn... Ban Dân tộc phối hợp các ban, ngành, địa phương tổ chức truyền dạy nghề tại thôn, làng.

potal-trinh-dien-trung-bay-nghe-thu-cong-truyen-thong-cua-cac-dan-toc-thieu-so-kon-tum-7777025.jpg
Khách tham quan khu trưng bày thành phẩm nghề truyền thống. Ảnh: Dư Toán – TTXVN

Đến nay, các huyện, thành phố tổ chức mở 24 lớp truyền dạy nghề tại các thôn (làng), khu dân cư cho thế hệ kế cận, nhất là người trẻ tuổi, đối tượng nòng cốt trong các tổ liên kết, hợp tác xã, hộ gia đình tại thành phố Kon Tum và các huyện Đăk Glei, Đăk Hà, Sa Thầy, Tu Mơ Rông.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum tổ chức 10 lớp truyền dạy nghề dệt thủ công truyền thống trong cộng đồng các dân tộc Xơ Đăng, Gié - Triêng với 300 học viên tham gia.

Nhờ nỗ lực của các cấp chính quyền, đoàn thể và chủ thể, cá nhân, nghệ nhân, đến cuối năm 2024, toàn tỉnh Kon Tum có 13.846 người biết làm nghề truyền thống, tăng 1.676 người so với thời điểm đầu năm 2022. Đây là những tín hiệu tích cực đầu tiên trong công tác bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, không để nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số của tỉnh Kon Tum bị mai một, ông Đinh Quốc Tuấn nhấn mạnh.

potal-trinh-dien-trung-bay-nghe-thu-cong-truyen-thong-cua-cac-dan-toc-thieu-so-kon-tum-7777000.jpg
Các nghệ nhân trình diễn nghề dệt thổ cẩm của người Bahnar và người J’Rai. Ảnh: Dư Toán – TTXVN

... đến chương trình thực tế

Nằm trong các hoạt động, chương trình thực tế để bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, từ ngày 26 - 30/12, Bảo tàng - Thư viện tỉnh Kon Tum tổ chức trình diễn, trưng bày nghề thủ công truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Quang, Giám đốc Bảo tàng - Thư viện tỉnh Kon Tum cho biết, nghề thủ công truyền thống là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng của cư dân các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum. Nghề thủ công truyền thống được Nhà nước tôn vinh là loại hình Di sản văn hóa văn hóa phi vật thể, chứa đựng nhiều giá trị tri thức dân gian quý báu của cá nhân, cộng đồng, đúc kết qua hàng nghìn năm phát triển và lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác khác.

potal-trinh-dien-trung-bay-nghe-thu-cong-truyen-thong-cua-cac-dan-toc-thieu-so-kon-tum-7776994.jpg
Thành phẩm nghề đan lát được trưng bày. Ảnh: Dư Toán – TTXVN

Tuy nhiên, trong thời đại khoa học, công nghệ phát triển, nghề thủ công, sản phẩm của nghề truyền thống các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum đang bị tác động mạnh mẽ và ngày càng mai một, trong cộng đồng ít duy trì thực hành trình diễn cũng như làm ra, duy trì sử dụng sản phẩm thủ công truyền thống.

“Bảo tàng - Thư viên tỉnh tổ chức chương trình nhằm bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghề thủ công truyền thống tại bảo tàng; giới thiệu chuyên sâu nghề thủ công truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số tại chỗ đến đông đảo khách tham quan, học sinh, sinh viên, nhà nghiên cứu di sản văn hóa. Bên cạnh đó cũng tạo điều kiện cho nghệ nhân nắm giữ các tri thức dân gian nghề thủ công truyền thống có không gian để thực hành, giới thiệu di sản văn hóa của dân tộc mình và giao lưu với các dân tộc anh em khác trong không gian trưng bày của bảo tàng tỉnh", ông Nguyễn Văn Quang cho biết thêm.

Cùng với trưng bày sản phẩm từ các nghề truyền thống, Bảo tàng - Thư viện tỉnh Kon Tum tổ chức không gian trình diễn để các nghệ nhân nghề truyền thống tái hiện việc sản xuất sản phẩm.

Nghệ nhân Ưu tú Y Ber, làng Kon Săm Lũ, xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy cho biết, đối với cộng đồng người Bahnar, nghề làm gốm trở thành một trong những nghề mưu sinh qua nhiều thế hệ. Những sản phẩm như bát ăn cơm, cốc uống nước, nồi nấu thức ăn… được bàn tay khéo léo của nghệ nhân tạo ra. Qua đó giúp người dân, du khách và học sinh tận mắt quan sát, tìm hiểu quá trình hoàn chỉnh để tạo ra sản phẩm gốm của người Bahnar.

potal-trinh-dien-trung-bay-nghe-thu-cong-truyen-thong-cua-cac-dan-toc-thieu-so-kon-tum-7777003.jpg
Trình diễn nghề làm gốm của người Bahnar. Ảnh: Dư Toán – TTXVN

"Đối với làm gốm, quan trọng nhất là tìm được loại đất sét tốt. Chúng tôi phải đi tìm, lấy đất sét từ một khe suối cách làng hơn 1km. Tuy nhiên, hiện nay, trong làng Kon Săm Lũ chỉ có một mình tôi còn biết làm gốm. Tôi rất lo lắng về việc nghề làm gốm của dân tộc Bahnar sẽ bị thất truyền. Hy vọng qua những chương trình như thế này, nhiều người sẽ biết đến với nghề gốm của chúng tôi, mua các sản phẩm. Khi đó, sẽ có nhiều người trẻ học làm và nghề sẽ không bị thất truyền”, Nghệ nhân Ưu tú Y Ber chia sẻ.

Nghệ nhân A Klôi, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy trình diễn nghề đan lát của dân tộc thiểu số Rơ Măm. Ông A Klôi cho biết, trong làng chỉ còn vài người lớn tuổi biết đan lát, vì thế hệ trẻ không mặn mà với nghề này. Thông qua chương trình trình diễn, trưng bày nghề thủ công truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum, nghệ nhân A Klôi mong muốn nghề đan lát của dân tộc Rơ Măm sẽ được nhiều người biết đến hơn.

potal-trinh-dien-trung-bay-nghe-thu-cong-truyen-thong-cua-cac-dan-toc-thieu-so-kon-tum-7777008.jpg
Các nghệ nhân người Sơ Đ’Rá (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) trình diễn nghề rèn. Ảnh: Dư Toán – TTXVN

Em Huỳnh Công Hưng, học sinh lớp 11, Trường Trung học cơ sở và Trung học Phổ thông Liên Việt Kon Tum chia sẻ, em rất thích thú khi được tham gia trải nghiệm thực tế tại Bảo tàng - Thư viện tỉnh, được trực tiếp quan sát, tìm hiểu quá trình tạo ra sản phẩm thủ công truyền thống của các nghệ nhân. Đây sẽ là những kiến thức rất bổ ích cho em và các bạn, phục vụ tốt hơn quá trình học tập của chúng em.

Có thể thấy, sự vào cuộc quyết liệt của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ban ngành, địa phương tạo ra tín hiệu tích cực trong bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum. Tuy nhiên, hiện thực hóa mục tiêu đưa các nghề truyền thống trở thành nghề “mưu sinh”, cần thiết phải có những chính sách để có được thị trường tiêu thụ ổn định đối với các sản phẩm thủ công. Đó sẽ là “bài toán” ngành chức năng nghiên cứu, tìm ra câu trả lời trong những năm tới để văn hóa của các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum không bị mai một theo thời gian.

Dư Toán

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Hấp dẫn Phiên chợ vùng cao – Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Hấp dẫn Phiên chợ vùng cao – Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 31/12/2024 đến ngày 1/1/2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra Phiên chợ vùng cao đặc sắc với chủ đề “Chào năm mới 2025”, tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc và thu hút đông đảo khách du lịch tham quan và trải nghiệm văn hoá.

Tết sớm trên những bản làng thoát nghèo ở vùng cao A Lưới

Tết sớm trên những bản làng thoát nghèo ở vùng cao A Lưới

Kết thúc mùa màng bội thu cũng là lúc đồng bào dân tộc huyện miền núi A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế) dựng cây nêu, nô nức đón chào ngày hội lớn - lễ hội ADa Koonh. Lễ hội năm nay trở nên đặc biệt hơn khi A Lưới chính thức thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo quốc gia giai đoạn 2022 - 2025. Không khí lễ hội, hân hoan đón Tết tràn ngập mọi nẻo đường và bản làng.

Các hoạt động tháng 1 với chủ đề “Xuân về trên bản làng” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Các hoạt động tháng 1 với chủ đề “Xuân về trên bản làng” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 1 đến 31/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động tháng 1 với chủ đề “Xuân về trên bản làng” giới thiệu các hoạt động truyền thống đón Tết cổ truyền đặc trưng của các dân tộc.

Bà Trương Thị Lê - Người gìn giữ hồn tiếng nói và văn hóa dân tộc Sán Dìu

Bà Trương Thị Lê - Người gìn giữ hồn tiếng nói và văn hóa dân tộc Sán Dìu

Bà Trương Thị Lê là một gương mặt tiêu biểu trong cộng đồng dân tộc Sán Dìu tại phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh. Với tấm lòng nhiệt huyết, bà đã có nhiều đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, đặc biệt là việc truyền dạy ngôn ngữ Sán Dìu, tiếng hát Soọng Cô cho thế hệ trẻ.

Khai mạc Liên hoan Ẩm thực Quảng Ninh 2024

Khai mạc Liên hoan Ẩm thực Quảng Ninh 2024

Tối 26/12, Liên hoan Ẩm thực Quảng Ninh 2024 với chủ đề "Quảng Ninh - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực" chính thức khai mạc tại Quảng trường Sun Carnival Plaza, thành phố Hạ Long.

Thành phố Hồ Chí Minh rộn ràng đón Giáng sinh năm 2024

Thành phố Hồ Chí Minh rộn ràng đón Giáng sinh năm 2024

Những ngày này, người dân Thành phố Hồ Chí Minh hân hoan chào đón một mùa Giáng sinh an lành, ấm áp với hy vọng một năm mới đạt nhiều thành tựu kinh tế-xã hội, có nhiều sự đột phá về chính sách, cơ chế đặc thù cho sự phát triển Thành phố.

Tôn vinh nét đẹp cổ phục Việt

Tôn vinh nét đẹp cổ phục Việt

Ngày 24/12, tại Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Cố đô Hoa Lư, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình diễn ra chương trình "Hoa Lư bộ hành - Đại Cồ Việt y quan" nhằm lan tỏa hình ảnh cổ phục Việt Nam tới đông đảo nhân dân và du khách.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Ngày 23/12, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tổng kết, trưng bày, trình diễn mô hình kết nối di sản “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk”.

Các hoạt động “Chào năm mới 2025” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Các hoạt động “Chào năm mới 2025” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trong hai ngày 31/12/2024 - 1/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động “Chào năm mới 2025” nhằm giới thiệu những nét văn hóa đầu xuân với các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán, góp phần bảo tồn, phát huy, quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ cùng phát triển dịp đầu năm mới 2025.

Hướng đi riêng cho dòng tranh thêu nghệ thuật cao cấp Minh Lãng

Hướng đi riêng cho dòng tranh thêu nghệ thuật cao cấp Minh Lãng

Nghề thêu ở xã Minh Lãng (huyện Vũ Thư, Thái Bình) có từ khá sớm, khoảng 200 năm về trước. Những năm gần đây do khó khăn về thị trường, nghề thêu truyền thống ở Minh Lãng bị mai một dần. Để giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, nghệ nhân Nguyễn Cao Bính (thôn Bùi Xá, xã Minh Lãng) luôn tâm huyết và tìm hướng đi riêng bằng dòng tranh thêu nghệ thuật cao cấp.

Đua ghe Ngo là một trong những nội dung hấp dẫn của lễ hội Oóc Om Bóc, một trong 3 lễ hội lớn của người Khmer, bên cạnh Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây và lễ cúng ông bà Sen Đôn-ta. Ảnh: An Hiếu

Khám phá nét độc đáo qua Lễ hội đua ghe Ngo truyền thống của đồng bào Khmer Sóc Trăng

Đối với đồng bào Khmer Sóc Trăng, chiếc ghe Ngo có vị trí vô cùng quan trọng, được xem là vị thần bảo vệ sự bình yên, là hiện thân của tình đoàn kết và sức mạnh thôn xóm. Ðua ghe Ngo ở Sóc Trăng ngày nay đã trở thành một lễ hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, một hoạt động văn hóa chung của cộng đồng, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống…

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Nằm trong vùng núi cao của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, xã Hang Kia và Pà Cò là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Mông, một dân tộc có nền văn hóa lâu đời với những giá trị truyền thống đặc sắc. Trong đó, nghề dệt, thêu thổ cẩm là một phần quan trọng trong đời sống của người dân nơi đây.

Với nghệ thuật kiến trúc đặc sắc và ấn tượng, với gam màu trắng làm chủ đạo, với các hoạt tiết trang trí ánh vàng ánh bắt mắt, Chùa Peam Buôl Thmây tọa lạc ở Khóm 5, Phường 4, Thành phố Sóc Trăng, đang là một trong những điểm "check in" lý tưởng khi du khách đặt chân đến Sóc Trăng.

Giá trị truyền thống từ các ngôi chùa Khmer tại Sóc Trăng

Sóc Trăng là vùng đất có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống với những ngôi chùa Khmer đồ sộ, công phu, cùng các công trình Phật giáo mang dấu ấn thế kỷ. Với đồng bào dân tộc Khmer, ngôi chùa là nơi chứa đựng những giá trị tâm linh, tín ngưỡng thiêng liêng, sâu sắc, nơi sinh hoạt tôn giáo, trung tâm sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư trong phum, sóc.

Đua ghe Ngo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, một trong những môn thể thao truyền thống của đồng bào Khmer được duy trì tổ chức hằng năm vào dịp Lễ hội Oóc Om Bóc tại tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: An Hiếu

Sóc Trăng phát huy các giá trị di sản văn hóa Khmer

Những năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ nguồn lực và tiếp thêm động lực cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer.

Phát triển kinh tế từ di sản văn hóa Huế

Phát triển kinh tế từ di sản văn hóa Huế

Là vùng đất giàu giá trị di sản và văn hóa, Thừa Thiên - Huế đang nỗ lực bảo tồn, khai thác hiệu quả hệ thống di sản đồ sộ nhằm mang lại sức sống mới cho di sản đồng thời mang về nguồn thu lớn cho cộng đồng, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị". Hai dự án có tổng kinh phí đầu tư 170 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách Trung ương.

48 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc "80 năm Quân đội Anh hùng"

48 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc "80 năm Quân đội Anh hùng"

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, ngày 17/12, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức trao giải Cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024 với chủ đề "80 năm Quân đội Anh hùng".