Trường Sa - những hòn ngọc xanh giữa trùng khơi

Nằm giữa biển khơi quanh năm khí hậu khắc nghiệt, những hòn đảo ở huyện đảo Trường Sa luôn là “viên ngọc xanh”. Những năm qua, chương trình “Xanh hóa Trường Sa” được triển khai nhằm khẳng định chủ quyền, đồng thời tạo ra không gian sống xanh nơi đầu sóng, ngọn gió.

potal-nhung-hon-ngoc-xanh-giua-muon-trung-khoi-7818623.jpg
Cán bộ, chiến sĩ đảo Sinh Tồn Đông kiểm tra cây xanh được ươm trong vườn. Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN

* Chồi non vươn mình trên vùng cát san hô

Đến các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, mọi người đều dễ dàng nhận thấy ở đâu cũng có những vườn ươm cây xanh được chăm sóc cẩn thận. Những vườn cây này được đặt tên là vườn ươm thanh niên do các cán bộ, chiến sỹ trẻ phụ trách.

Trong vườn ươm xanh mướt với hàng trăm chồi non bắt đầu vươn lên ở đảo Sinh Tồn Đông, đang nhanh tay trộn đất để ươm hạt cây bàng vuông, Thượng úy Lê Thành Chung cho biết, các anh thường xuyên ươm những loại cây đặc thù như: cây tra, bàng vuông, mù u. Chỉ có những những loại cây này mới phù hợp và sinh sôi, phát triển mạnh ở đảo. Do thổ nhưỡng chủ yếu là cát, đá san hô nên khả năng giữ nước rất hạn chế, nước tưới bao nhiêu thấm xuống bấy nhiêu. Mặt khác, trong những ngày sóng to, gió lớn, nước biển tràn qua đảo cũng làm cho cây chậm phát triển.

“Để ươm được một cây bàng vuông, đòi hỏi các chiến sỹ phải tỉ mỉ, cẩn thận chọn quả đã già rồi dùng dao tạo rãnh trên vỏ hoặc bóc ra để lấy hạt. Hạt bàng vuông sau đó được chôn vào đất, lúc này cần lưu ý để hạt theo đúng chiều. Sau khoảng 20 ngày, chồi bắt đầu vươn lên. Quá trình chăm sóc cũng cần lưu ý đảm bảo đủ độ ẩm cho cây”, Thượng úy Lê Thành Chung chia sẻ.

potal-nhung-hon-ngoc-xanh-giua-muon-trung-khoi-7818624.jpg
Cán bộ, chiến sĩ đảo Sinh Tồn chăm sóc cây giống trong vườn ươm. Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN

Nhờ sự tỉ mẩn trong từng công đoạn nên vườn ươm đã cung cấp đủ giống cây xanh để trồng trên đảo; đồng thời, cung cấp cây giống cho những đảo khác ở Trường Sa. Trung tá Lương Tú Đa, Chính trị viên đảo Sinh Tồn Đông cho biết, chương trình “Xanh hóa Trường Sa” có tác dụng, ý nghĩa lớn, đó là thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ, che chắn đảo trước điều kiện khắc nghiệt của thời tiết. Đồng thời, tạo cảnh quan, môi trường xanh, bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, chiến sỹ trong quá trình phục vụ công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu.

potal-nhung-hon-ngoc-xanh-giua-muon-trung-khoi-7818616.jpg
Cán bộ, chiến sĩ đảo Sinh Tồn chăm sóc cây giống trong vườn ươm. Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN

Tại đảo Song Tử Tây, thực hiện chương trình “Xanh hóa Trường Sa”, năm 2024, địa phương đã trồng hơn 4.000 cây xanh các loại như: phi lao, dừa, tra, bàng vuông… Trung tá Vũ Mạnh Hải, Chỉ huy trưởng đảo Song Tử Tây cho biết, việc trồng cây trên đảo gặp một số khó khăn như điều kiện thời tiết khắc nghiệt, khả năng giữ nước kém của đất cát san hô. Để khắc phục, khi cây mới trồng, bộ đội chủ động dùng lưới che gió, chắn sóng không để hơi muối mặn xâm nhập. Nguồn nước tưới cây được cán bộ, chiến sỹ tận dụng tích trữ từ nguồn nước mưa, nước ngọt đã qua sử dụng. “Để trồng được cây xanh ở Trường Sa rất gian nan. Có những cây chăm sóc nhiều năm mới lớn lên được nhưng cứ mỗi đợt bão lại gãy đổ, bật gốc. Cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên đảo lại phải cắt tỉa, thay thế, trồng lại từ đầu. Chính vì vậy, cây ở Trường Sa thường không mọc thẳng như ở đất liền. Từ những gốc cây gãy đổ vì bão tố, nhiều mầm xanh đâm chồi, lên lộc mới, kiên cường như đất và người nơi đây”, Trung tá Vũ Mạnh Hải cho hay.

potal-nhung-hon-ngoc-xanh-giua-muon-trung-khoi-7818614.jpg
Những hàng cây rợp bóng mát tại đảo Song Tử Tây. Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN

* Những “cột mốc xanh” chủ quyền giữa trùng khơi

Ở Trường Sa, cùng với những cây phong ba, bàng vuông, mù u vừa mới được ươm trồng trong những năm gần đây còn có các cây cổ thụ đã hơn 300 năm tuổi. Trải qua thời gian, những cây xanh này vẫn sừng sững, hiên ngang trước sóng gió, bão dông. Đến nay, nhiều cây cổ thụ trên huyện đảo Trường Sa đã được công nhận là cây di sản. Đây như những cột mốc văn hóa khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ bao đời nay.

Nằm ở phía sau Sở Chỉ huy của đảo Song Tử Tây là cây phong ba có chiều cao khoảng 25 m, tán rộng 35 m, tuổi đời hơn 300 năm. Đặc biệt vào tháng 12/2021, cơn bão số 9 giật cấp 16 đã quét qua đảo khiến khoảng 90% cây cối bị đổ, gãy, thế nhưng cây phong ba này vẫn đứng vững. Năm 2014, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã công nhận cây phong ba này là cây di sản Việt Nam.

potal-nhung-hon-ngoc-xanh-giua-muon-trung-khoi-7818598.jpg
Những mầm non vươn lên trên thân cây phong ba di sản hơn 300 năm tuổi tại đảo Song Tử Tây. Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN

Hằng ngày, cán bộ, chiến sỹ trên đảo thường xuyên quét lá và dọn vệ sinh xung quanh gốc cây. Vào mùa mưa bão, các chiến sỹ tổ chức cắt tỉa cành sâu, cành yếu giúp cây không bị bão, gió quật đổ. Thượng tá Nguyễn Văn Khương, Chính trị viên đảo Song Tử Tây cho biết, việc chăm sóc cây di sản là một phần trách nhiệm nhưng cũng là niềm vinh dự và tự hào của quân và dân trên đảo. Bởi cây phong ba di sản là một cột mốc chủ quyền khẳng định quá trình phát triển của đảo Song Tử Tây cũng như Trường Sa của Việt Nam.

Nổi bật trong màu xanh của những cây bàng vuông, cây phong ba ở đảo Sinh Tồn là cây mù u cao khoảng 20 m, có tán lá rộng 6 m. Các nhà khoa học đánh giá, cây có tuổi đời hơn 100 năm, gắn liền với lịch sử khai phá, phát triển của người dân Việt Nam trên đảo. Theo người dân sinh sống ở đây, cây mù u bắt đầu ra hoa vào khoảng tháng 5 hằng năm, nở rộ nhất là vào tháng 6, tháng 7. Hoa mù u kết thành từng cụm, có màu trắng và mùi thơm đặc trưng.

potal-nhung-hon-ngoc-xanh-giua-muon-trung-khoi-7818593.jpg
Cây bàng vuông xòe tán rộng che bóng mát cho chiến sĩ đứng canh gác dưới cột mốc chủ quyền trên đảo Sinh Tồn Đông. Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN

Trung tá Hoàng Văn Cường, Chính trị viên đảo Sinh Tồn chia sẻ, việc trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi cán bộ, chiến sỹ, người dân trên đảo. Các cây đều được chăm sóc cẩn thận, đảm bảo sinh trưởng tốt nhất. Hằng ngày, hằng tuần, cán bộ, chiến sỹ đều quét dọn, cắt tỉa để các cây phát triển tốt nhất. Đặc biệt, cây mù u có tuổi đời trên 100 năm là “tài sản” quý của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên đảo.

tin2701-20250127074755825-1.jpg
Gần lắm Trường Sa: Những hòn ngọc xanh giữa trùng khơi

“Sức sống bền bỉ, mãnh liệt của những cây di sản như chính sức mạnh của dân tộc Việt Nam bao đời nay kiên cường giữ biển, giữ đảo, giữ gìn từng tấc đất, chủ quyền thiêng liêng. Giữ gìn và phát huy những giá trị của cây di sản cũng như bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc là trách nhiệm thiêng liêng mà cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên huyện đảo Trường Sa luôn khắc ghi. Dù trong hoàn cảnh nào, chúng tôi luôn khắc phục khó khăn, tích cực học tập, rèn luyện, phấn đấu vươn lên, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ biển, đảo của Việt Nam”, Trung tá Hoàng Văn Cường khẳng định.

Hữu Quyết

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Ấm áp những món quà “Tết nhân ái”

Ấm áp những món quà “Tết nhân ái”

Với phương châm “Không có người nghèo, người khó khăn nào không nhận được quà Tết”, phong trào “Tết Nhân ái” Xuân Ất Tỵ 2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long được các cấp Hội Chữ thập đỏ lan tỏa mạnh mẽ. Thông qua nhiều mô hình, cách làm mới, các cấp hội đã huy động và kết nối rộng rãi sự tham gia, đóng góp của cộng đồng, cùng chung tay mang đến một cái Tết sung túc, đủ đầy cho những hoàn cảnh khó khăn.

Những bước chân tuần tra của cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng A Pa Chải luôn có sự đồng hành của lực lượng dân quân và nhân dân địa phương. Ảnh: Hồng Sáng

Tết của những người lính nơi biên cương Tổ quốc

Một mùa Xuân mới đang về, không khí Tết tràn ngập khắp mọi miền đất nước. Đối với các chiến sỹ quân hàm xanh nơi biên cương Tổ quốc, “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”. Bởi vậy, Tết nơi biên cương vẫn tràn đầy sự chia sẻ, ấm cúng và ý nghĩa.

Tiểu khu 119 thuộc thôn Hai Căn (xã Phú Nghĩa, huyện biên giới Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) đang “thay da, đổi thịt” từng ngày. Trong ảnh: Con đường khu dân cư được bê tông hóa khang trang. Ảnh: K GỬIH - TTXVN

Sắc Xuân nơi biên cương Tổ quốc

Không khí đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang rộn ràng trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Tại Bình Phước, những khu dân cư biên giới từng bước vượt lên mọi khó khăn và sẵn sàng đón Tết ấm áp và đầy đủ hơn.

Vượt qua điều kiện khí hậu khắc nghiệt của khu vực biên giới, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk luôn tổ chức hiệu quả các hoạt động tăng gia sản xuất. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN

Bộ đội biên phòng Đắk Lắk tích cực tăng gia sản xuất, nâng cao sức chiến đấu

Tỉnh Đắk Lắk có hơn 71 km đường biên tiếp giáp với tỉnh Mundulkiri (Vương quốc Campuchia). Địa bàn biên giới có 4 xã thuộc 2 huyện Buôn Đôn và Ea súp. Dù điều kiện tự nhiên ở khu vực biên giới khắc nghiệt nhưng với sự quyết tâm của người lính, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã tổ chức hiệu quả các hoạt động tăng gia sản xuất. Từ đó, góp phần đảm bảo đời sống cán bộ, chiến sỹ và củng cố sức mạnh quân đội, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Băng giá xuất hiện tại các đỉnh Trống Páo Sang, Khau Phạ và Kháu Nha thuộc xã La Pán Tẩn; đỉnh Lùng Cúng thuộc xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái). Ảnh: TTXVN phát

Xuất hiện băng giá ở huyện Mù Cang Chải

Ông Lương Văn Thư, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh khiến nhiệt độ giảm sâu, tại các đỉnh núi cao của huyện xuất hiện băng giá vào đêm 26/1.

Lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát giao thông trên Quốc lộ 26 ngăn ngừa tai nạn giao thông. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán và các lễ hội Xuân

Theo Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh Đắk Lắk), nhằm đảm bảo an toàn giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lực lượng Cảnh sát giao thông triển khai đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát giao thông, phục vụ nhân dân vui Xuân, đón Tết và tham gia các lễ hội Xuân.

Người dân bản Dốc Mây, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) vui mừng đón Tết trong ngôi nhà mới Đại đoàn kết. Ảnh: Tá Chuyên - TTXVN

Niềm vui đón Tết trong những ngôi nhà đại đoàn kết

Đón Tết Ất Tỵ 2025, niềm vui của nhiều hộ đồng bào Bru - Vân Kiều (bản Dốc Mây, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) như nhân lên gấp bội khi được ở trong những ngôi nhà mới đại đoàn kết. Đây là kết quả của sự chung tay hỗ trợ của Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình, chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm.

Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên bố trí 50% lực lượng trực 24/24h tại các trạm, chốt bảo vệ rừng trong dịp Tết. Ảnh: Trần Trang - TTXVN

Tết của những người gác rừng

Những ngày Tết đến, khi người người đoàn tụ cùng gia đình vui xuân, thì những người “gác rừng” tại Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng vẫn leo núi, bám rừng, bảo vệ khu rừng tự nhiên lớn nhất còn lại của tỉnh, nơi được xem như “lá phổi xanh tự nhiên” của tỉnh Thái Nguyên.

Tiếp niềm tin, thêm động lực giúp người nghèo đón Tết đầm ấm

Tiếp niềm tin, thêm động lực giúp người nghèo đón Tết đầm ấm

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ Trung ương đến địa phương đã tích cực vận động, cùng với sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước để tặng quà cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với tổng 7.894.249 suất quà, trị giá trên 4.742 tỷ đồng.

Trong ngôi nhà mới bà Nguyễn Thị Thanh Hòa (61 tuổi), khu tái định cư Đồng Giá, xã Hành Minh, huyện Nghĩa Hành đã chuẩn bị đầy đủ hoa, bánh kẹo, mứt cho những ngày Tết. Ảnh: TTXVN

Mùa Xuân đầu tiên trong những ngôi nhà mới

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đã cận kề mang theo niềm vui cho mỗi người. Đối với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông (dự án thành phần Quảng Ngãi - Hoài Nhơn) mùa Xuân này rất ý nghĩa bởi họ đã hoàn thiện việc xây dựng và sống trong ngôi nhà mới ấm cúng, khang trang hơn nơi ở cũ.

Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên thăm hỏi và tặng quà Tết đến bà con huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Ảnh: Giang Phương - TTXVN

Trao quà Tết và Nhà Đại đoàn kết cho người dân Tây Ninh

Chiều 26/1, đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn công tác của Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh đã đến thăm, trao quà và trao tặng Nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, công nhân lao động tại tỉnh Tây Ninh nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025.

Tiết mục nghệ thuật tại lễ khai mạc. Ảnh: baobinhthuan.com.vn

Khai mạc Vườn hoa Xuân Ất Tỵ 2025 tại Ninh Thuận

Chiều tối 26/1, tại Quảng trường 16 tháng 4, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức khai mạc Vườn hoa Xuân Ất Tỵ năm 2025 với chủ đề: “Ninh Thuận chào 2025 - mùa Xuân tương lai”.

Tuyết rơi phủ trắng đỉnh Fansipan tại Lào Cai

Tuyết rơi phủ trắng đỉnh Fansipan tại Lào Cai

Từ chiều 26/1, do ảnh hưởng của không khí lạnh với nền nhiệt xuống mức từ 2 độ C đến dưới 0 độ C, tại một số địa phương của Lào Cai đã xuất hiện băng và tuyết phủ trắng các ngọn núi cao.

Khu tái định cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên trước ngày khánh thành chính thức. Ảnh: Hồng Ninh

Xuân đến sớm ở các bản làng tái định cư sau lũ

Mùa xuân như đang về sớm hơn trên những bản làng tái định cư sau lũ của đồng bào Tày, Mông, Dao ở các huyện vùng cao tỉnh Lào Cai. Dù dấu vết những tang thương do hoàn lưu bão số 3 gây ra còn hiện hữu đâu đó, song gác lại những mất mát, gương mặt người dân nơi đây vẫn ánh lên niềm tin vào cuộc sống tương lai cùng niềm vui, phấn chấn chuẩn bị đón Tết đầu tiên trong ngôi nhà mới khang trang, kiên cố hơn.

Những căn nhà ấm áp nghĩa tình ở Quảng Nam

Những căn nhà ấm áp nghĩa tình ở Quảng Nam

Sau thời gian chờ đợi, cuối cùng những ngôi nhà mới được hỗ trợ từ nguồn lực xóa nhà tạm cho đồng bào vùng cao Quảng Nam đã dần hoàn thiện. Niềm vui hiện rõ trên từng gương mặt người dân khi bước sang năm mới, họ sẽ có nhà để ở và đón khách đến thăm…

Mang Xuân đến với vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Mang Xuân đến với vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chuẩn bị đón Xuân Ất Tỵ 2025 đang đến thật gần, niềm vui ngập tràn trong những ngôi nhà của đồng bào các dân tộc thiểu số tại huyện miền núi tỉnh Khánh Hòa. Mùa Xuân này, những ngôi nhà tạm bợ đã được thay thế bằng những mái ấm vững chắc. Đây là sự quan tâm và hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền, địa phương và nhà hảo tâm đối với vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ rét đậm, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng

Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ rét đậm, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 25/1 đến 2/2 (từ đêm 26 tháng Chạp đến mùng 5 Tết), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù, trời rét đậm, vùng núi Bắc Bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá và sương muối với nhiệt độ có nơi dưới 3 độ C. Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ có mưa, có nơi mưa to. Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng.

Nhiều khu vực khó khăn của Lào Cai được cấp điện lưới Quốc gia trước thềm năm mới

Nhiều khu vực khó khăn của Lào Cai được cấp điện lưới Quốc gia trước thềm năm mới

Để người dân ở những khu vực khó khăn tỉnh Lào Cai được đón tết Ất Tỵ ấm cúng hơn trong những ngày đông giá rét, cán bộ, nhân viên điện lực Lào Cai đã nỗ lực thi công, vượt qua nhiều khó khăn do thời tiết để có thể kịp thời cấp điện lưới Quốc gia cho một số địa phương cuối cùng ở địa phương này.

Quảng Ngãi: Tặng quà, thay dầu xe cho người dân trên Quốc lộ về quê đón Tết

Quảng Ngãi: Tặng quà, thay dầu xe cho người dân trên Quốc lộ về quê đón Tết

Những ngày này trên Quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Quảng Ngãi lưu lượng người và phương tiện xe ô tô, mô tô lưu thông từ các tỉnh phía Nam về quê ăn Tết rất lớn. Để người dân được an vui trên hành trình về quê, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Quảng Ngãi lập điểm hỗ trợ nước uống, thực phẩm, tặng quà cho người dân trên quốc lộ.

Xuân an vui nơi rốn lũ Mường Pồn

Xuân an vui nơi rốn lũ Mường Pồn

Trở lại vùng rốn lũ xã Mường Pồn, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) khi Tết Nguyên đán đang cận kề, trên khắp các bản làng, người dân đang hối hả tất bật trang trí cho những ngôi nhà mới vừa hoàn thành.