Tết Khu Cù Tê của người La Chí

Đối với cộng đồng người La Chí, tết tháng 7 (tết Khu Cù Tê) là dịp những người trong dòng họ có đều quay trở về cùng gia đình dòng tộc của mình, cùng ăn uống hàn huyên tâm sự, đây là liều thuốc tinh thần gắn kết cộng đồng với nhau, đồng thời cầu cho cuộc sống ấm no gia đình hạnh phúc chính vì vậy mà cộng đồng dân tộc La Chí trong truyền thống không thể bỏ được tết này.

Tet Khu Cu Te cua nguoi La Chi hinh anh 1
Đồng bào La Chí chuẩn bị lễ vật dâng cúng.
Bên cạnh đó tết tháng 7 còn là một di sản văn hóa mang tính đại diện tộc người, được biết đến như một bản sắc riêng có của cộng đồng dân tộc La Chí, nhắc đến tết Khu Cù Tê là nghĩ ngay đến người La Chí và ngược lại khi nói về người La Chí, không thể không nhắc đến tết Khu Cù Tê.

Tết Khu Cù Tê của người La Chí thường được tổ chức vào tháng 7 âm lịch khi việc cấy cày đã xong xuôi đây là thời gian thảnh thơi của người La Chí, nhưng việc tổ chức cũng phải tuân thủ những lề luật chung của cộng đồng. Đầu tiên là việc bầu ra người chủ trì lễ cúng của cộng đồng La Chí, người này được gọi là Mổ Cóc, người được đề cử phải là người đã lập gia đình và đã có con, gia đình hạnh phúc không vi phạm luật lệ của cộng đồng làng bản, có uy tín trong cộng đồng, trong nhà không có người ốm yếu, hội đồng các vị trưởng tộc sẽ lấy chân gà khô để xem. Nếu chân gà tốt thì người đó mới được làm còn không phải chọn người khác, những người phụ giúp cho Mổ Cóc gọi là So Vé.
 
Tet Khu Cu Te cua nguoi La Chi hinh anh 2
Rượu và sừng trâu là những thứ không thể thiếu trong tết Khu Cù Tê của người La Chí.

Theo phong tục truyền thống của người La Chí họ chỉ thờ cúng những người đã mất tính từ 3 đời trở lại tại nhà của trưởng tộc của các dòng họ. Các gia đình khi đi mang theo một chai rượu, một gói xôi, một miếng thịt, mặc quần áo truyền thống của dân tộc mình, những người được trưởng tộc chỉ định sẽ ngồi xung quanh một cái mâm gỗ có các giỏ đựng xôi, thịt, họ giúp trưởng tộc cùng cúng để gọi hồn những người đã mất về ăn Tết.

Đồ lễ cúng gồm: Sừng trâu (biểu hiện cho chiếc chén mời tổ tiên), củ gừng (tượng trưng cho lời mời gọi tổ tiên về ăn Tết), xọt tre (tượng trưng cho bát, đĩa đựng thức ăn đồ cúng mời tổ tiên), chén vại (để rót rượu mời tổ tiên), thịt trâu, thịt lợn, rượu hoẵng.

Sau khi chuẩn bị xong đồ lễ, trưởng tộc bắt đầu đọc bài cúng với nội dung mời tổ tiên của người La Chí về ăn Tết cùng dân bản, cùng ăn thịt trâu mà dân bản nuôi được, cùng ăn xôi mà dân bản trồng được trên mảnh đất, cùng uống rượu ngọt (rượu hoẵng) như tấm lòng thơm thảo của dân bản có ý nghĩa cầu mong cho cây lúa tốt tươi mùa màng bội thu, cầu cho dân bản sức khỏe, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
 
Tet Khu Cu Te cua nguoi La Chi hinh anh 3
Tộc trưởng mời các linh hồn về dự hội.

Kế tiếp, trưởng tộc buộc củ gừng vào sợi chỉ cầm bên tay phải, tay trái cầm sừng trâu, bên trong đựng rượu hoẵng, miệng đọc bài cúng ba đời trở lại. Trưởng tộc sẽ mời các linh hồn là nam giới trước tiên, các linh hồn này về sẽ nhập vào những người phụ giúp việc cho trưởng tộc.

Khi các linh hồn nam giới được mời về đầy đủ, trưởng tộc lại dùng củ gừng và sừng trâu chứa rượu, miệng đọc bài cúng đọc tên mời từng linh hồn nữ giới trong dòng tộc về. Các linh hồn này cũng sẽ nhập vào những người nam giới giúp việc. Khi các linh hồn đã về đông đủ thì trưởng tộc lại mời các linh hồn uống nước cà đắng và ăn thịt trâu, ăn xôi, uống rượu hoẵng. Trưởng tộc xin các linh hồn phù hộ cho dòng họ ngày càng cường thịnh. Nước cà đắng có tác dụng xua đuổi những tà ma bám theo linh hồn người chết khi quay về nhà. Nhờ uống nước này, mà tà ma không vào được nhà, không quấy rối linh hồn và người sống trong những ngày Tết. Các linh hồn nam giới được ăn thịt trâu, thịt lợn muối chua. Riêng thịt trâu dùng để cúng có thể xào với gừng hoặc không kèm gừng, nhưng không được cho rau thơm, vì theo người La Chí, rau thơm không tốt khi xào cùng thịt trâu. Người xào thịt trâu không được nếm trước, nếu không sẽ bị coi là phạm thượng, bị Tổ tiên trách phạt.
 
Tet Khu Cu Te cua nguoi La Chi hinh anh 4
Hai người đánh trống với tư thế đứng thẳng.

Kết thúc phần cúng là màn đánh chiêng trống, ban đầu đội hình gồm hai người đánh chiêng và hai người đánh trống với tư thế đứng thẳng không được nhún nhảy sẽ đồng thời gõ dạo một đoạn, tiếp đến các trưởng họ sẽ đứng dậy cầm đôi dùi trống vái Mổ Cóc và các trưởng họ khác, ban đầu trưởng họ sẽ đánh trống bên phải nhún người theo nhịp trống.
 
Tet Khu Cu Te cua nguoi La Chi hinh anh 5
Thầy cúng cầm đôi dùi trống vái Mổ Cóc.

Tiếp đến thầy cúng nhảy một vòng theo chiều kim đồng hồ sang đánh mặt trống đối diện, cứ như vậy các trưởng họ lần lượt đánh trống. Điệu múa trống, múa chiêng thể hiện sự vui mừng phấn khởi của dân bản sau một năm trồng trọt chăn nuôi, mùa màng bội thu và cũng là sự tôn kính và cảm ơn tổ tiên đã phù hộ cho dân bản sức khỏe, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Tet Khu Cu Te cua nguoi La Chi hinh anh 6
Thầy cúng nhảy một vòng theo chiều kim đồng hồ.

Sau mỗi một năm tổ chức tết Khu Cù Tê của Dân tộc La Chí các tràng trai, cô gài lại được gặp nhau trò chuyện, tâm sự với nhau thông qua các lời hát giao duyên của các tràng trai, cô gái họ gửi gắm chia sẻ với nhau những tình cảm, tình yêu đôi lứa sau một thời gian lao động vất vả và chào đón một năm mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Tet Khu Cu Te cua nguoi La Chi hinh anh 7
Nghi thức uống rượu của người La Chí trong tết Khu Cù Tê.

Khi tiếng trống của người phụ giúp cuối cùng dừng lại cũng là lúc nghi lễ kết thúc. Chủ nhà chuẩn bị mâm, bát, rượu, thịt cùng ăn uống chúc tụng nhau đến tối khuya mới về nhà. Sau buổi cúng này các gia đình trong họ mới được phép làm cỗ mời họ hàng đến ăn, bắt đầu từ gia đình người em út, cứ thế tiếp diễn theo thứ tự lớn dần và khoá đuôi là nhà anh cả.

Tet Khu Cu Te cua nguoi La Chi hinh anh 8
Sôi động trò chơi nhảy dây của người La Chí.

Tet Khu Cu Te cua nguoi La Chi hinh anh 9
Trò chơi tung còn cũng được phụ nữ La Chí say sưa chơi trong ngày hội.

Tet Khu Cu Te cua nguoi La Chi hinh anh 10
Phần hội luôn thu hút đông đảo đồng bào tham gia.

Tết Khu Cù Tê của người La Chí có lịch sử lâu đời, là dịp người trong dòng tộc, cộng đồng ở khắp nơi về sum họp, tưởng nhớ Tổ tiên, cầu mong cuộc sống ấm no, hạnh phúc, qua đó góp phần duy trì và củng cố mối gắn kết cộng đồng, dân tộc. Với những giá trị lịch sử, văn hóa Tết Khu Cù Tê của người La Chí ở Hà Giang đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
 
Theo langvietonline.vn

Tin liên quan

Vui Tết cổ truyền Hồ Sự Chà của dân tộc Hà Nhì nơi cực Tây của Tổ quốc

Là một trong 19 cộng đồng dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên, người Hà Nhì (thuộc hai nhóm Hà Nhì Lạ Mí và Hà Nhì Cồ Chồ) sinh sống tại hơn 20 bản của 4 xã vùng biên gồm: Sín Thầu, Chung Chải, Sen Thượng và Leng Su Sìn (huyện Mường Nhé). Về miền cực Tây vào thời điểm này, được dự Tết cổ truyền Hồ Sự Chà, du khách sẽ được hòa mình vào không gian văn hóa phong phú, đa dạng, mang đậm sắc thái đặc trưng của dân tộc Hà Nhì.


Vui Tết hoa mào gà cùng đồng bào Cống

Dân tộc Cống là một trong 19 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, đồng thời là một trong 5 dân tộc ít người ở địa phương này. Tại tỉnh Điện Biên, đồng bào Cống sinh sống tập trung ở 4 bản Púng Bon, Huổi Moi, Nậm Kè và Lả Chà thuộc ba xã của các huyện Nậm Pồ, Mường Nhé và Điện Biên với hơn 210 hộ, trên 1.150 nhân khẩu.


Lên Tây Bắc, cùng cộng đồng dân tộc Cống rộn ràng đón Tết hoa mào gà

Hằng năm, cứ vào dịp cuối tháng 11, đầu tháng 12 dương lịch, cộng đồng dân tộc Cống ở các bản Púng Bon, Huổi Moi (xã Pa Thơm, huyện Điện Biên), bản Nậm Kè (xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé), bản Lả Chà (xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ) của tỉnh Điện Biên lại háo hức tổ chức Tết hoa mào gà (Mền Loóng Phạt Ái).


Người Chăm vui tết Ramưwan

Khác với lễ Ramadan của người Hồi giáo Islam, Tết Ramưwan của người Chăm Bàni là sự kết hợp của nhiều nghi lễ truyền thống như: Lễ tảo mộ, lễ cúng bái tổ tiên tại nhà và tháng chay niệm Ramadan của các thầy Char tại chùa, tháp…


Đặc sắc Tết của người M'Nông

Người M’Nông xuất hiện sớm nhất ở Tây Nguyên đến nay còn bảo lưu được nhiều lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc. Kết thúc mùa trồng trỉa, người M’Nông bắt đầu tổ chức đón Tết.


Độc đáo Tết của người J'rai

Tết của người Jrai được bắt đầu khi những cây mai vàng kết trái và cũng là lúc mùa khô kết thúc để nhường chỗ cho những giọt mưa đầu tiên rớt xuống trên những cành cây, nương rẫy bị khô hạn.


Đồng bào Mông ở Sơn La đón Tết

Những ngày này, đồng bào Mông ở một số địa phương của tỉnh Sơn La đang tổ chức đón Tết. Tết của đồng bào Mông đến sớm hơn Tết Nguyên đán 1 tháng (từ ngày mồng 1 tháng 12 Âm lịch hàng năm), là dịp để đồng bào Mông vui chơi, gặp gỡ sau một năm lao động vất vả.



Đề xuất