Tết ăn cơm mới của người Tày, Nùng ở Cao Bằng

Tết ăn cơm mới của người Tày, Nùng ở Cao Bằng
Bát lúa nước mới - lễ vật không thể thiếu trong ngày Tết ăn cơm mới.
Bát lúa nước mới - lễ vật không thể thiếu trong ngày Tết ăn cơm mới.

Theo người Tày, Nùng, ruộng cấy lúa nước của vùng cao đa phần là ruộng cạn (ruộng chờ nước mưa). Người nông dân vùng cao cần chọn các giống lúa thích hợp vào mùa mua mới có nước để cày bừa, gieo cấy. Sau Tết Trung thu (15/8), lúa bắt đầu trỗ bông, đến tháng Mười lúa mới chín.

Trong ngày Tết cơm mới, người ta cắt vài bó lúa vừa chín tới đem đạp, tuốt, phơi khô xay, dã thành gạo nấu một nồi cúng tổ tiên. Lễ cúng có nhiều rau xanh, củ, hạt, tôm, cá, côn trùng (nhộng ong, mật ong), thịt thú rừng... Từ sáng sớm 9/9, nữ tập trung đồ xôi (gạo cũ cũng được), hấp bánh tẻ, hay tráng bánh cuốn, có nhà nhiều lao đông làm cả món bún, nam thì mổ lợn, vài hộ chung một con, mổ gà, mổ vịt, chế các món ăn.

Tết này người Tày, Nùng muốn có nhiều món, mỗi món là một bát hay một đĩa. Để mâm cúng tổ tiên đầy mâm với ý nghĩa: Báo với tổ tiên trên mường trời con cháu gắng sức làm ra được nhiều sản phẩm. Mâm cúng không thể thiếu bát cơm nấu từ gạo mới và một vài bông lúa vừa được hấp chín treo trước ngưỡng bàn thờ tổ tiên. Lễ cúng tổ tiên theo lễ nghi như những tết khác: rượu, trà, hương đăng... Riêng lúc hạ lễ có vãi lưng bát cơm mới, mỗi thứ một ít tung ra sân để các con vật nuôi cùng hưởng. Đặc biệt, người làm ruộng rẫy mới ăn tết này, tết này ăn vào chập tối 9/9 âm lịch vì chiều tối tránh ôn dịch cho lúa.

Trước khi ăn người cao tuổi thường nhắc con cháu ăn từ từ, ăn cho hết mọi thứ, không để rơi vãi. Nếu vãi cơm mới thì năm sau lúa không tốt. Hay chim chuột sẽ tấn công phá lúa.

Bữa cơm Tết cần có món canh và ai cũng dùng canh để mùa sau mới có mưa. Nếu không sẽ hạn hán...

Ngày 9/9 âm lịch có tục tỉa cành các loại cây ăn quả, nhất là cây mít, chặt rễ cây chanh (mít chặt cành, chanh chặt rễ) để sang năm quả sai và ngon.

Theo baocaobang.vn
TTXVN

Có thể bạn quan tâm