Trong hai ngày 9 và 10/10, tại thôn Lùng Vi, xã Nà Khương, UBND huyện Quang Bình (Hà Giang) đã tổ chức phục dựng Lễ mừng cơm mới. Lễ mừng cơm mới có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống văn hóa của người La Chí.
Người La Chí ở Việt Nam hiện có trên 13.000 người, cư trú tại 38/63 tỉnh, thành phố, nhưng tập trung tại tỉnh Hà Giang (trên 12.000 người, chiếm 91,7% tổng số người La Chí tại Việt Nam). Riêng ở Tuyên Quang, người La Chí có khoảng 100 người, sống phân tán ở các huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên, Sơn Dương.
Mỗi dịp Tết Khu Cù Tê, đồng bào La Chí ở Bản Díu, huyện Xín Mần, Hà Giang lại nô nức đón xuân vui tết bằng những lời ca tiếng hát và những trò chơi dân gian độc đáo đặc trưng riêng của dân tộc vùng cao. Đặc biệt là trò chơi đu quay. Trò chơi này không chỉ đáp ứng như cầu vui chơi giải trí mà chính là cách thức thực hành, biểu hiện các tín ngưỡng dân gian của dân tộc La Chí.
Đối với cộng đồng người La Chí, tết tháng 7 (tết Khu Cù Tê) là dịp những người trong dòng họ có đều quay trở về cùng gia đình dòng tộc của mình, cùng ăn uống hàn huyên tâm sự, đây là liều thuốc tinh thần gắn kết cộng đồng với nhau, đồng thời cầu cho cuộc sống ấm no gia đình hạnh phúc chính vì vậy mà cộng đồng dân tộc La Chí trong truyền thống không thể bỏ được tết này.
Lễ hội Tết Khu Cù Tê được xem là ngày tết có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng người La Chí. Đây là dịp để người La Chí cầu cho dân bản có cuộc sống bình yên, ấm no, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt…
Họ thường sống từng làng ở vùng núi đất các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần (Hà Giang). Nhà của mỗi gia đình là một quần thể kiến trúc gồm nhà sàn - nhà trệt - kho thóc trong một phạm vi không gian hẹp.